Theo đó, việc triển khai hai thông báo số số 2038 ngày 29/6/2012 và thông báo số 2527 ngày 6/9/2912 về hướng dẫn NCS trong trường đã “vô tình” gây ảnh hưởng nhiều tới sự nhiệt tình, công sức cống hiến của các GS, PGS đầu ngành về việc hướng dẫn NCS làm các luận án.
Để sự việc được sáng tỏ, GS Nguyễn Trọng Giảng - Hiệu trưởng nhà trường đã có buổi trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề trên. Theo GS Nguyễn Trọng Giảng, trong việc hướng dẫn NCS không chỉ trường Bách khoa mà ở Việt Nam từ trước tới nay chất lượng chưa đạt chuẩn quốc tế, và để siết chặt vấn đề này nhà trường có quyền thực thi chặt hơn, tuy nhiên nói vậy theo GS Giảng vẫn chưa được chặt lắm.
GS Giảng tiếp lời, các GS, PGS theo quy định của nhà nước có quyền làm việc chính thức trong hệ thống biên chế của nhà trường, gần như 100% các thầy sau khi hết thời gian công tác, nghỉ hưu đều tiếp tục đề nghị được làm việc tiếp tại trường, đối với nữ 60 và năm 65 tuổi, trừ một số ít các GS được mời sang làm giảng dạy hoặc làm hiệu trưởng ở các trường tư thục khác.
GS Nguyễn Trọng Giảng trong buổi làm việc với phóng viên trưa ngày 31/10. |
Đương nhiên, các thầy này không được làm lãnh đạo vì tuổi quản lí đã hết, còn lại tất cả nhiệm vụ giảng dạy đều bình thường. Trường Bách khoa khuyến khích các GS, PGS còn sức khỏe tiếp tục cống hiến cho nhà trường, trường ký hợp đồng với các thầy, hợp đồng tới lúc nào thì do các thầy quyết định, đây là nguồn nhân lực quý từ nhà trường. Theo thông tin từ lãnh đạo nhà trường các GS, PGS nghỉ hưu được ký hợp đồng có quyền giống như một cán bộ, được hướng dẫn nghiên cứu đề tài, chỉ khác là các thầy làm tới đâu hưởng tới đó.
Trước khi ban hành hai thông báo trên, để siết chặt nội quy cũng như đảm bảo chất lượng nghiên cứu, GS Nguyễn Trọng Giảng và một số bộ phận quản lý chất lượng khác của trường đã có hai tuần đi kiểm tra việc thực hiện hướng dẫn NCS và thạc sỹ. Theo như báo cáo, về đa số thực hiện tốt quy chế. Tuy nhiên, có một số NCS do các thầy thuộc diện ký hợp đồng hướng dẫn thường không vào trường, ngay cả thầy hướng dẫn cũng không vào trường, NCS cũng không thực hiện đúng quy chế 1 năm làm việc ở trường, số đó đã ký quyết định đình chỉ.
ĐH Bách khoa Hà Nội đưa các nhà khoa học lão thành vào thế bí?
Nghi vấn cô giáo đâm kim vào tay bé mầm non: Giáo viên chuyển công tác
“Chúng tôi rút ra kết luận, nếu nghiên cứu như vậy thì chất lượng rất kém. Tôi không nói về chất lượng người thầy. Thầy có thể giỏi, nhưng mặt quản lý để NCS tự do là không được”, GS Nguyễn Trọng Giảng cho biết.
Theo vị Hiệu trưởng này, thông báo mang tính chất "cảnh báo" để các NCS tránh sai phạm chứ hoàn toàn không phải là Quyết định mang tính bắt buộc, cứng nhắc. Như vậy, số NCS nằm trong diện điều chỉnh chỉ là 2 người và có 17 cán bộ hướng dẫn không đáp ứng đủ các yêu cầu chung. Như vậy, diện điều chỉnh là không lớn so với con số hàng trăm NCS và hàng trăm cán bộ tham gia hướng dẫn hàng năm. Hiện nay, vẫn có 24 cán bộ đã nghỉ hưu, hội đủ các điều kiện và đang tham gia hướng dẫn các NCS.
Người đứng đầu Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng nói rõ, thông báo quy định một trong hai người hướng dẫn NCS nhất thiết phải là cán bộ đương chức của nhà trường để đảm bảo rằng mọi thông tin, lợi ích khoa học tập trung và có đầu mối quản lý. Cần nhấn mạnh rằng, không có quy định nào từ phía nhà trường phân biệt quyền lợi và trách nhiệm của hai người hướng dẫn.
Việc quy định về độ tuổi (không quá 57 đối với người hướng dẫn có học vị TS, TSKH; không quá 62 đối với người hướng dẫn có học hàm GS, PGS); người hướng dẫn 1 phải là cán bộ đương chức của trường ĐHBK HN; nếu NCS chỉ có 1 người hướng dẫn hiện tại không phải là cán bộ đương chức thì phải bổ sung thêm... tất cả những quy định này nhằm mục đích quản lý tốt NCS.
Theo GS Giảng, với những trường hợp vi phạm quy định sẽ được giải quyết có tình, có lý, đảm bảo cho NCS có quyền lợi. Các trường hợp vi phạm sẽ được tiếp tục thực hiện nghiên cứu tại trường nếu đảm bảo được 3 điều kiện: Cam đoan thực hiện nghiêm túc về thời gian; Cơ quan cử NCS phải có công văn đảm bảo tạo điều kiện cho NCS chuyên tâm nghiên cứu khoa học; Người hướng dẫn cam đoan chịu trách nhiệm.
Việc thông tin về hai văn bản trên có thể ảnh hưởng tới khoảng 100 nhà khoa học, các GS, PGS đầu ngành đang hướng dẫn NCS là không có cơ sở vì số lượng người đã nghỉ hưu đang hướng dẫn NCS là 24 người, số lượng thầy đang giảng dạy và hướng dẫn là 91 người.
Tính đến tháng 10/2012, tổng số cán bộ, giảng viên của ĐHBK là 2.090 người, trong đó 1.275 giảng viên (gồm: 828 Thạc sĩ; 547 Tiến sĩ; 240 PGS). Tuổi trung bình của cán bộ Trường ĐHBK Hà Nội là 38 tuổi. Để trẻ hóa đội ngũ, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã rất chú trọng vấn đề đào tạo, bồi dưỡng và trưng dụng nhân lực trình độ cao.
100% đề tài nghiên cứu của Trường ĐHBK Hà Nội đều được cấp kinh phí nghiên cứu. Nguồn kinh phí từ ngân sách cho giáo dục và từ chính các nguồn vận động của nhà trường, mỗi năm 60 - 80 triệu đồng cho một đề tài. Vì vậy, mọi đề tài cần phục vụ lợi ích phát triển và định hướng của nhà trường. Điều này lý giải tại sao các đề tài nghiên cứu của NCS tại Trường ĐHBK Hà Nội cần được định hướng và giám sát hiệu quả.
ĐIỂM NÓNG |
|
XT