“Doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0” sẽ là chủ đề của hội thảo dành cho các nhà khoa học trẻ - ICRYREB diễn ra vào ngày 30/10 tới tại Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
Các nhà khoa học trẻ sẽ chỉ ra những thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 |
Đây là một chủ đề thời sự và đầy tính thực tiễn khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (xu hướng kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể, vạn vật kết nối Internet và các hệ thống kết nối Internet) đang diễn ra mạnh mẽ.
Cuộc cách mạng này đã và đang tạo ra thời cơ mới cho doanh nghiệp Việt Nam hội nhập sâu và hiệu quả hơn vào kinh tế thế giới.
Giáo sư Ngô Bảo Châu: Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm thay đổi cấu trúc xã hội |
Các doanh nghiệp Việt Nam có thể nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, nhờ đó rút ngắn khoảng cách phát triển, cạnh tranh với các đối thủ khu vực và quốc tế.
Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp Việt Nam cần có những chiến lược phù hợp như chuyển dịch cơ cấu, mô hình kinh doanh... để thành công và phát triển.
ICRYREB năm nay sẽ là diễn đàn để các nhà khoa học thảo luận, xây dựng và trang bị hệ thống cơ sở lý luận.
Đưa ra các giải pháp, hàm ý chính sách cho các doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên số hóa của cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Theo đại diện Ban tổ chức, hội thảo đã nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học trên cả nước.
ICYREB 2017 có sự tham dự của 10 trường Đại học thuộc khối kinh tế và quản trị kinh doanh trên toàn quốc gồm:
Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Thương mại,
Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế,
Trường Đại học Kinh tế Luật – Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính và Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.
Các nhà khoa học sẽ trình bày công trình nghiên cứu của mình hoàn toàn bằng tiếng Anh và phiên trao đổi tại các tiểu ban cũng sẽ sôi nổi hơn với quyền chủ động phản biện từ các tác giả.
Hội thảo cũng có sự góp mặt của ba diễn giả chính đến từ ba châu lục khác nhau là:
Giáo sư Eric D.Ramstetter - Viện Nghiên cứu phát triển Châu Á, kiêm Tổng biên tập Tạp chí Asian Economic Journal,
Giáo sư Nguyễn Đức Khương - Phó Viện trưởng Học viện Kinh doanh – IPAG Business School (Cộng hòa Pháp) và Giáo sư Sushil Sharma, Đại học Ball State (Hoa Kỳ).