'Tinh hoa' của Trung Quốc về tay Mỹ?

06/08/2011 02:51
Hai ĐH hàng đầu của Trung Quốc là Bắc Kinh và Thanh Hoa đang đối mặt với thực tế không phải là bến đỗ lý tưởng của các học sinh ưu tú nhất nước này.

Dù được đánh giá là hai ĐH hàng đầu của Trung Quốc, ĐH Bắc Kinh và ĐH Thanh Hoa đang đối mặt với thực tế không phải là bến đỗ lý tưởng của các học sinh ưu tú nhất nước này.

{iarelatednews articleid='4340,4007'}

Theo tạp chí Time, cuộc cạnh tranh truyền thống để giành được những sinh viên ưu nhất giữa ĐH Thanh Hoa và ĐH Bắc Kinh đang bị phá vỡ bởi sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt từ các ĐH danh tiếng nước ngoài.

Trong kỳ thi ĐH vừa qua ở Trung Quốc, có gần một triệu học sinh không tham dự kỳ thi, trong đó khoảng 200.000 học sinh ưu tú chọn con đường du học và các ĐH Mỹ được xem là bến đỗ lý tưởng của các học sinh này.

Hiện có hơn 100.000 học sinh Trung Quốc nhập học tại các ĐH Mỹ vào mỗi mùa thu.  Năm nay, có ít nhất 17 học sinh ưu tú nằm trong “top 100 học sinh xuất sắc nhất” của  Trung Quốc đại lục, trong đó có bốn học sinh đạt điểm cao nhất trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, chọn ĐH ở Hong Kong, nơi có nền giáo dục cởi mở hơn.

Dù được đánh giá là ĐH tốt nhất của Trung Quốc nhưng Thanh Hoa vẫn không phải là bến đỗ lý tưởng của nhiều học sinh ưu tú nhất Trung Quốc.
Dù được đánh giá là ĐH tốt nhất của Trung Quốc nhưng
Thanh Hoa vẫn không phải là bến đỗ lý tưởng của
nhiều học sinh ưu tú nhất Trung Quốc.


May mắn là nhiều học sinh Trung Quốc cũng cam kết sẽ quay trở về xây dựng đất nước sau thời gian du học ở nước ngoài.

“Tôi sẽ học ĐH ở nước ngoài nhưng tôi sẽ trở về để xây dựng đất nước. Trung Quốc vẫn đang phát triển và điều duy nhất chúng tôi cần là khoa học công nghệ và cả các nhà khoa học nữa. Vì thế chúng tôi nhất định sẽ trở về. Đây là nguyện vọng của tôi và cũng là trọng trách của tôi’, Katherine Lee, một du học sinh 16 tuổi chia sẻ.

Việc các học sinh ưu tú nhất Trung Quốc chọn con đường du học không chỉ gây ra quan ngại không nhỏ đối với các chuyên gia giáo dục nước này về khả năng cạnh tranh của nền giáo dục ĐH nước nhà mà còn đang làm dấy lên các cuộc tranh luận nóng trên các phương tiện truyền thông về vấn đề cải cách giáo dục ĐH.

Đa số các quan điểm đều tỏ ra tiêu cực hoặc hoài nghi về việc tái cơ cấu lại hệ thống giáo dục bậc ĐH của Chính phủ.

Theo China Digital Times/Báo Đất Việt