Trên thực tại hiện nay, trong công tác giáo dục - đào tạo ở nước ta đã bộc lộ rõ một nhược điểm là, nặng về kiến thức sách vở mà nhẹ về ứng dụng thực tiễn. Ở các bậc học phổ thông, dư luận xã hội cho rằng học sinh bị "nhồi nhét" quá nhiều kiến thức, cảnh học sinh tiểu học cõng trên lưng những cặp sách nặng vẫn diễn ra. Học sinh thụ động, học một cách máy móc, học thuộc lòng, có khi chưa hiểu điều mình đang học. Nhiều kiến thức vượt quá sự hiểu biết của lứa tuổi và học sinh cắm cúi học, gần như thời gian cho nghỉ ngơi và vui chơi quá ít. Chính vì quá tải mà các kiến thức cứ trôi đi ít đọng lại trong trí nhớ của các em còn nói gì đến việc chủ động cảm nhận tìm hiểu.
Ở bậc đại học cũng diễn ra tình trạng tương tự. Sinh viên học nhiều kiến thức, vùi đầu vào sách vở mà không hiểu sâu hoặc không biết ứng dụng vào thực tiễn như thế nào. Chỉ tiêu đào tạo đề ra chưa đồng bộ với nhu cầu xã hội, chưa đáp ứng đòi hỏi của sản xuất, kinh doanh, của các doanh nghiệp. Cho nên đã xảy ra tình trạng nhiều sinh viên ra trường rất khó kiếm việc làm hoặc phải làm trái nghề. Không ít sinh viên được các doanh nghiệp nhận vào làm nhưng phải đào tạo lại mới có tay nghề thích ứng với công việc. Chỉ chạy theo kiến thức sách vở, chạy theo bằng cấp đã khiến cho người học ngày càng xa rời thực tiễn. Đã có trường hợp, người có trong tay nhiều bằng cấp song lại loay hoay, lúng túng trước một công việc cụ thể.
Làm sao để kết hợp lý thuyết và thực hành sao cho có hiệu quả trong giáo dục vẫn đang là một vấn đề nan giải trong giáo dục (ảnh minh hoạ) |
Ở bậc đại học cũng diễn ra tình trạng tương tự. Sinh viên học nhiều kiến thức, vùi đầu vào sách vở mà không hiểu sâu hoặc không biết ứng dụng vào thực tiễn như thế nào. Chỉ tiêu đào tạo đề ra chưa đồng bộ với nhu cầu xã hội, chưa đáp ứng đòi hỏi của sản xuất, kinh doanh, của các doanh nghiệp. Cho nên đã xảy ra tình trạng nhiều sinh viên ra trường rất khó kiếm việc làm hoặc phải làm trái nghề. Không ít sinh viên được các doanh nghiệp nhận vào làm nhưng phải đào tạo lại mới có tay nghề thích ứng với công việc. Chỉ chạy theo kiến thức sách vở, chạy theo bằng cấp đã khiến cho người học ngày càng xa rời thực tiễn. Đã có trường hợp, người có trong tay nhiều bằng cấp song lại loay hoay, lúng túng trước một công việc cụ thể.
Vậy nên hay không chúng ta nên nhìn nhận việc áp dụng cách dạy học của một số nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Đó là bên cạnh việc học lý thuyết thì ta nên đem vấn đề học với hành đi song hành cùng nhau.
Tôi xin kể ra đây một vài trường hợp về vấn đề trên mà chính tôi là nhân vật đã từng trải qua thật để chúng ta so sánh và tìm ra cách thức phù hợp trong giảng dạy của chúng ra.
“Lúc còn học đại học chúng tôi được một cô giáo người nước ngoài dạy môn văn hóa Mỹ và một cô giáo người Việt dạy môn văn hóa Anh. Hai giáo viên có hai cách dạy khác nhau. Cô giáo người Mỹ khá nghiêm, cô giáo người Việt rất nhẹ nhàng. Cô giáo người Mỹ thông báo cả lớp ra công viên Lê Lợi (Huế) chơi bóng chày, tổ chức một mock wedding (đám cưới giả). Chúng tôi được chia nhóm và chuẩn bị cho lễ cưới ý như thật gồm bữa tối trước đám cưới, chụp ảnh, nhà thờ, phụ dâu phụ rể... nói chung là y như thật.
Con cô giáo môn văn hóa Anh thì tặng chúng tôi một quyển giáo trình dày cộp và thuyết trình. Kết quả là tất cả chúng tôi đều biết cách chơi bóng chày, biết luật chơi, biết đám cưới của người Mỹ có những gì.... còn bên môn Anh, đến bản đồ nước Anh như thế nào chúng tôi cũng không nắm rõ. Tôi kể ra không phải nói xấu ai. Bởi đơn giản, cô giáo dạy môn văn học Anh và văn học Mỹ cũng là cô giáo người Việt rất nhẹ nhàng như tính cách của bao cô giáo Việt khác thì cho chúng tôi đóng kịch, xem phim và chúng tôi đều thuộc nội dung của kịch Shakespeare với ngôn từ tiếng Anh cổ.
Như thế, thực hành là vô cùng quan trọng. Cũng tùy từng nội dung giáo viên sẽ đưa ra cách thực hành khác nhau. Nhưng cách thức chính người học tham gia vào sẽ phần nào giảm đi cảm giác học thụ động mà ngày nay chúng ta đang cố gắng thay đổi.
Việt Hoa - Giảng viên trường Cao Đẳng VH - TTDL Ng