Phản ứng này, theo Natalie Nougayrede của tờ The Guardian, có thể là dấu hiệu cho thấy chính sách hướng đông của Berlin đã thấy bại và báo hiệu sự thay đổi hiện trạng quan hệ Nga-Đức. Điều này có thể làm thay đổi đáng kể cán cân quyền lực địa chính trị châu Âu trong thời gian tới.
Đức đã theo đuổi chính sách hướng Đông trong nhiều thập kỷ và sự xáo trộn này có thể tạo ra một tác động mạnh mẽ đến tình hình chính sách đối ngoại tại châu Âu.
Thủ tướng Đức Angela Merkel. |
Nếu điều này xảy ra, những người ủng hộ Nga ở Đức sẽ phải chịu áp lực rất lớn. Hơn nữa, tất cả các nước châu Âu sẽ theo dõi chặt chẽ sự thay đổi trong quan hệ Nga-Đức vì nó sẽ có ảnh hưởng lớn đến quan hệ Mỹ-Đức mà chính quyền Washington muốn dựa vào để cải thiện quan hệ với Moscow sau Chiến tranh Lạnh.
Trong bài phát biểu của mình tại Sydney, Thủ tướng Merkel đã lên án mạnh mẽ vị thế của Nga trong vấn đề Ukraine và tuyên bố rằng Nga muốn Kiev là một nhà nước nằm trong phạm vi ảnh hưởng của mình.
Thậm chí, bà Merkel còn than phiền rằng chính sách của Tổng thống Putin là một mối phiền toái gây ra sự cạnh tranh khó chịu trong khu vực và là mối đe dọa tới trung tâm châu Âu.
Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, Thủ tướng Đức sẽ không dễ dàng để quá trình địa chính trị của đất nước thay đổi ngay lập tức vì lợi ích chính trị gắn liền với nền kinh tế. Nga là đối tác thương mại số một của Đức ở châu Âu.
Sự thay đổi lập trường của Đức có thể khiến Ba Lan và các nước Baltic vui mừng, nhưng bà Merkel có thể phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ trong nước cũng như không hài lòng từ Ý, Hungary và thậm chí cả Cộng hòa Czech, The Guardian cho biết./.