Chính tính chất nhân văn của câu chuyện này đã làm lay động hàng triệu trái tim trên cả nước, sau khi Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải bài viết “Bố sống trong cống, chấp nhận bị khinh rẻ nuôi 4 con học ĐH”, rất nhiều nhà hảo tâm đã gọi điện đến Tòa soạn Báo Giáo dục Việt Nam đề nghị được giúp đỡ gia đình ông Định, thậm chí nhiều người sẵn sàng bao cấp tiền ăn, tiền học cho hai anh em Nguyễn Hữu Tiến (Thủ khoa ĐH Y Hà Nội) và Nguyễn Hữu Tiền (tân sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội).
Nhiều cơ quan, doanh nghiệp có ý sẵn sàng chu cấp tiền học trong suốt quá trình học tập của hai anh em, về phần người bố sẽ được lo chu đáo việc làm để có thêm thu nhập nuôi gia đình…!
Chấp nhận sự khinh rẻ của người đời
Bây giờ, mỗi lần nghĩ về 10 năm phiêu bạt khắp Thủ đô kiếm tiền nuôi các con ăn học, ông Nguyễn Hữu Định không thể nào quên được những tháng ngày dầm mưa, chịu rét để có tiền gửi về nhà. Không phải không có tiền để thuê nhà trọ nhưng với số tiền chỉ vỏn vẹn vài chục nghìn tới một trăm nghìn/ngày thì không đủ tiền, trong khi đó các con ông ở nhà đang chờ.
Chấp nhận sự ghẻ lạnh của người đời, sự khinh rẻ của người qua lại, ông lang thang khắp các con phố, vỉa hè và lấy đó là nơi “nghỉ trọ” của mình, và những ngày nắng cũng như ngày mưa cuộc sống cứ trôi đi lặng lẽ như thế. Có những lúc làm sửa xe từ Cầu Giấy, đường Láng rồi đến đường Lê Văn Lương. Nhiều lần không có chỗ ngủ, gặp trận mưa to phải ngủ nhờ phòng để đồ của nhà vệ sinh công cộng có hơn 1 mét vuông mà hai người nằm, chân co lại không thể chuyển mình.
Nhiều lần nghĩ chắc cũng có người cho mình bị tâm thần nên mới sống vất vưởng như vậy, nhưng ông Định vẫn bảo “thôi thì kệ họ, việc ai người ấy lo, mình không ăn trộm ăn cắp là được”. Lắm lúc thấy ngại người qua lại ông đành chờ tới khuya mới giám ngủ ở vỉa hè và thức dậy lúc 4 giờ sáng, vì lúc đó ít có người qua lại.
Trò chuyện với chúng tôi ở bất cứ lúc nào, bất cứ đâu, dù trực tiếp hay qua điện thoại ông Định vẫn tỏ ra bình thản với cuộc sống. Ông bảo, số ông khổ đã quen rồi, giờ khổ thêm thì vẫn chịu được, vì ai lo cho mình, tự mình phải lo thôi?.
Cách đây hơn 2 năm ông mới có cuộc sống gọi là tạm “ổn định” ở cuối đường Lê Văn Lương kéo dài, “căn phòng” của ông Định chỉ là một ống cống bỏ hoang ven đường, ở đây ngoài công việc làm thuê ông làm thêm cả bơm xe đạp, vá xăm...
Đó là chỗ ra vào hàng ngày, chỗ ngủ buổi tối và cũng là chỗ để hàng đêm chú trăn trở cách kiếm tiền cho các con ở nhà được ăn học đầy đủ. Trong đợt thi đại học năm nay cả hai đứa con sinh đôi nhà ông là Nguyễn Hữu Tiến và Nguyễn Hữu Tiền khi báo kết quả đều đỗ đại học, Nguyễn Hữu Tiến đỗ thủ khoa Đại học Y Hà Nội với 29,5 điểm, còn em là Nguyễn Hữu Tiền thi Đại học Bách khoa được 26 điểm.
Ông Định xúc động: “Lúc đó được báo tin là các em đỗ thủ khoa, cũng là niềm vinh dự, niềm vui và trước mắt cho gia đình, thôn làng, xã hội. Trong cái vui có cái buồn, cứ tối đến nằm là tôi lại trăn trở sau này xin việc cho cháu như thế nào?”.
Sức mạnh của truyền thông
Sự kiện ông bố ở trong ống cống nuôi con đậu thủ khoa khiến không ít người từ tò mò tới ngưỡng mộ người cha này. Rất nhiều tờ báo trong nước đã đồng loạt đăng tải các bài viết về sự kiện này, trong đó nổi bật nhất là Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã kịp thời có những bài viết sâu sắc, xúc động lòng người về sự hinh sinh hết mình của ông bố để nuôi các con ăn học, người mẹ tảo tần nhặt từng đồng tiền lẻ để góp lại nuôi con....Quả thực là truyền thông trong sự kiện này đóng vai trò rất lớn, qua đây nhiều nhà hảo tâm đã tìm mọi cách để giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong thời gian trước mắt với bố con ông Định.
Tại Tòa soạn Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ngay sau khi đăng bài báo đầu tiên đã có hàng trăm nhà hảo tâm ở khắp mọi miền đất nhước gọi điện xin số điện thoại và địa chỉ nhà ông Định để trực tiếp có hình thức giúp đỡ bằng vật chất và tinh thần.
Nhiều cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân thông qua Báo Giáo dục Việt Nam đã gửi những phần quà tới gia đình ông Nguyễn Hữu Định, điều đó thể hiện tinh thần truyền thống “lá lành đùm lá rách” bao đời của dân tộc Việt Nam, một ý nghĩa nhân văn cao cả.
Cũng vào tối qua (2/12/2013), sau cuộc nói chuyện dài, ông Nguyễn Hữu Định đã chân thành gửi lời cảm ơn tới các cơ quan báo chí, đặc biệt là Báo điện tử Giáo dục Việt Nam trong quá trình là cầu nối giữa nhà hảo tâm để giúp gia đình ông Định bớt đi phần nào khó khăn về kinh tế.
Tự hào về các con
Ông Định tâm sự rằng, lúc biết tin hai cậu con trai đỗ đại học, ông Định mừng lắm nhưng lại lo ngay vì sợ không có tiền nuôi ăn học. Tuy nhiên, biết được hoàn cảnh gia đình nhiều cá nhân trong cộng đồng đã giúp đỡ, điều đó khiến ông phần nào yên tâm hơn. Nhưng còn một gánh nặng nữa là lo việc làm sau khi ra trường, mong muốn các con mình học giỏi để tìm kiếm được việc làm ổn định chứ vì nhà nghèo không thể nghĩ tới chuyện "chạy việc".
“Sau này các con học giỏi, Nhà nước trưng dụng cho đi du học, hoặc học giỏi cũng sẽ được học bổng cũng sẽ đỡ tiền hơn. Vợ chồng tôi luôn động viên các con phải học thật giỏi. Gia đình nghèo thì nghèo thật nhưng tương lai các con bố mẹ luôn luôn nghĩ để sau này đỡ khổ, vì học là một thứ tài sản vô giá” ông Định vẫn nhắc lại câu này với mấy đứa con của mình.
Ông Định cũng luôn bảo, nếu có một điều ước gì thì ông luôn ước có được sức khỏe thật tốt để hàng ngày làm việc kiếm tiền nuôi con ăn học, dù cuộc sống có tằn tiện và khó khăn tới mức nào.
Ngày mà Nguyễn Hữu Tiến và Nguyễn Hữu Tiền nhập học là ngày mà bố mẹ vui lắm, tặng mỗi anh em một đôi dép tổ ong mới cứng, đó là phần thưởng dản dị mà bố mẹ Tiến và Tiền dành cho hai em.
Trước khi nhập học thủ khoa Đại học Y Hà Nội là Nguyễn Hữu Tiến đã được Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện nhân tặng bằng khen, bên cạnh đó trực tiếp Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tặng học bổng.
Bên cạnh đó, người em là Nguyễn Hữu Tiền cũng đã được Hệ thống lập trình viên Bách khoa Aptech tặng học bổng suốt trong quá trình học đại học tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Đó là những phần thưởng mà bố mẹ em rất tự hào./.
Nhiều cơ quan, doanh nghiệp có ý sẵn sàng chu cấp tiền học trong suốt quá trình học tập của hai anh em, về phần người bố sẽ được lo chu đáo việc làm để có thêm thu nhập nuôi gia đình…!
Chấp nhận sự khinh rẻ của người đời
Bây giờ, mỗi lần nghĩ về 10 năm phiêu bạt khắp Thủ đô kiếm tiền nuôi các con ăn học, ông Nguyễn Hữu Định không thể nào quên được những tháng ngày dầm mưa, chịu rét để có tiền gửi về nhà. Không phải không có tiền để thuê nhà trọ nhưng với số tiền chỉ vỏn vẹn vài chục nghìn tới một trăm nghìn/ngày thì không đủ tiền, trong khi đó các con ông ở nhà đang chờ.
Chụ Nguyễn Hữu Định kể chuyện lại 10 năm trước khi còn lang thang kiếm sống ở vỉa hè. Ảnh Xuân Trung |
Chấp nhận sự ghẻ lạnh của người đời, sự khinh rẻ của người qua lại, ông lang thang khắp các con phố, vỉa hè và lấy đó là nơi “nghỉ trọ” của mình, và những ngày nắng cũng như ngày mưa cuộc sống cứ trôi đi lặng lẽ như thế. Có những lúc làm sửa xe từ Cầu Giấy, đường Láng rồi đến đường Lê Văn Lương. Nhiều lần không có chỗ ngủ, gặp trận mưa to phải ngủ nhờ phòng để đồ của nhà vệ sinh công cộng có hơn 1 mét vuông mà hai người nằm, chân co lại không thể chuyển mình.
Nhiều lần nghĩ chắc cũng có người cho mình bị tâm thần nên mới sống vất vưởng như vậy, nhưng ông Định vẫn bảo “thôi thì kệ họ, việc ai người ấy lo, mình không ăn trộm ăn cắp là được”. Lắm lúc thấy ngại người qua lại ông đành chờ tới khuya mới giám ngủ ở vỉa hè và thức dậy lúc 4 giờ sáng, vì lúc đó ít có người qua lại.
Trò chuyện với chúng tôi ở bất cứ lúc nào, bất cứ đâu, dù trực tiếp hay qua điện thoại ông Định vẫn tỏ ra bình thản với cuộc sống. Ông bảo, số ông khổ đã quen rồi, giờ khổ thêm thì vẫn chịu được, vì ai lo cho mình, tự mình phải lo thôi?.
Cách đây hơn 2 năm ông mới có cuộc sống gọi là tạm “ổn định” ở cuối đường Lê Văn Lương kéo dài, “căn phòng” của ông Định chỉ là một ống cống bỏ hoang ven đường, ở đây ngoài công việc làm thuê ông làm thêm cả bơm xe đạp, vá xăm...
Đó là chỗ ra vào hàng ngày, chỗ ngủ buổi tối và cũng là chỗ để hàng đêm chú trăn trở cách kiếm tiền cho các con ở nhà được ăn học đầy đủ. Trong đợt thi đại học năm nay cả hai đứa con sinh đôi nhà ông là Nguyễn Hữu Tiến và Nguyễn Hữu Tiền khi báo kết quả đều đỗ đại học, Nguyễn Hữu Tiến đỗ thủ khoa Đại học Y Hà Nội với 29,5 điểm, còn em là Nguyễn Hữu Tiền thi Đại học Bách khoa được 26 điểm.
Ông Định xúc động: “Lúc đó được báo tin là các em đỗ thủ khoa, cũng là niềm vinh dự, niềm vui và trước mắt cho gia đình, thôn làng, xã hội. Trong cái vui có cái buồn, cứ tối đến nằm là tôi lại trăn trở sau này xin việc cho cháu như thế nào?”.
Sức mạnh của truyền thông
Sự kiện ông bố ở trong ống cống nuôi con đậu thủ khoa khiến không ít người từ tò mò tới ngưỡng mộ người cha này. Rất nhiều tờ báo trong nước đã đồng loạt đăng tải các bài viết về sự kiện này, trong đó nổi bật nhất là Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã kịp thời có những bài viết sâu sắc, xúc động lòng người về sự hinh sinh hết mình của ông bố để nuôi các con ăn học, người mẹ tảo tần nhặt từng đồng tiền lẻ để góp lại nuôi con....Quả thực là truyền thông trong sự kiện này đóng vai trò rất lớn, qua đây nhiều nhà hảo tâm đã tìm mọi cách để giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong thời gian trước mắt với bố con ông Định.
Nguyễn Hữu Tiền trong ngày nhập học tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh Xuân Trung |
Tại Tòa soạn Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ngay sau khi đăng bài báo đầu tiên đã có hàng trăm nhà hảo tâm ở khắp mọi miền đất nhước gọi điện xin số điện thoại và địa chỉ nhà ông Định để trực tiếp có hình thức giúp đỡ bằng vật chất và tinh thần.
Nhiều cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân thông qua Báo Giáo dục Việt Nam đã gửi những phần quà tới gia đình ông Nguyễn Hữu Định, điều đó thể hiện tinh thần truyền thống “lá lành đùm lá rách” bao đời của dân tộc Việt Nam, một ý nghĩa nhân văn cao cả.
Cũng vào tối qua (2/12/2013), sau cuộc nói chuyện dài, ông Nguyễn Hữu Định đã chân thành gửi lời cảm ơn tới các cơ quan báo chí, đặc biệt là Báo điện tử Giáo dục Việt Nam trong quá trình là cầu nối giữa nhà hảo tâm để giúp gia đình ông Định bớt đi phần nào khó khăn về kinh tế.
Tự hào về các con
Ông Định tâm sự rằng, lúc biết tin hai cậu con trai đỗ đại học, ông Định mừng lắm nhưng lại lo ngay vì sợ không có tiền nuôi ăn học. Tuy nhiên, biết được hoàn cảnh gia đình nhiều cá nhân trong cộng đồng đã giúp đỡ, điều đó khiến ông phần nào yên tâm hơn. Nhưng còn một gánh nặng nữa là lo việc làm sau khi ra trường, mong muốn các con mình học giỏi để tìm kiếm được việc làm ổn định chứ vì nhà nghèo không thể nghĩ tới chuyện "chạy việc".
Chú Nguyễn Hữu Định sẽ còn nhớ mãi hình ảnh này. Ảnh Xuân Trung |
“Sau này các con học giỏi, Nhà nước trưng dụng cho đi du học, hoặc học giỏi cũng sẽ được học bổng cũng sẽ đỡ tiền hơn. Vợ chồng tôi luôn động viên các con phải học thật giỏi. Gia đình nghèo thì nghèo thật nhưng tương lai các con bố mẹ luôn luôn nghĩ để sau này đỡ khổ, vì học là một thứ tài sản vô giá” ông Định vẫn nhắc lại câu này với mấy đứa con của mình.
Ông Định cũng luôn bảo, nếu có một điều ước gì thì ông luôn ước có được sức khỏe thật tốt để hàng ngày làm việc kiếm tiền nuôi con ăn học, dù cuộc sống có tằn tiện và khó khăn tới mức nào.
Ngày mà Nguyễn Hữu Tiến và Nguyễn Hữu Tiền nhập học là ngày mà bố mẹ vui lắm, tặng mỗi anh em một đôi dép tổ ong mới cứng, đó là phần thưởng dản dị mà bố mẹ Tiến và Tiền dành cho hai em.
Trước khi nhập học thủ khoa Đại học Y Hà Nội là Nguyễn Hữu Tiến đã được Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện nhân tặng bằng khen, bên cạnh đó trực tiếp Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tặng học bổng.
Bên cạnh đó, người em là Nguyễn Hữu Tiền cũng đã được Hệ thống lập trình viên Bách khoa Aptech tặng học bổng suốt trong quá trình học đại học tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Đó là những phần thưởng mà bố mẹ em rất tự hào./.
Xuân Trung