Mô hình quản trị cơ sở giáo dục đại học công lập, cơ sở giáo dục đại học tư thục và cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận khác nhau như thế nào vẫn đang là câu hỏi của nhiều người.
Đặc biệt, khi dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học thì vấn đề này một lần nữa lại được quan tâm.
Trước băn khoăn đó, Ban soạn thảo đã đưa ra bảng so sánh sự giống và khác nhau giữa các mô hình trường.
Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam trân trọng gửi tới độc giả ý kiến của Ban soạn thảo bảng so sánh sự giống và khác nhau giữa mô hình quản trị của cơ sở giáo dục đại học công lập và cơ giáo dục đại học tư thục, cơ sở giáo dục đại học tư thục không vì lợi nhuận như sau:
Tiêu chí |
Cơ sở giáo dục đại học công lập |
Cơ sở giáo dục đại học tư thục |
Cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận |
Người đầu tư thành lập |
Nhà nước |
- Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách của nhà nước Việt Nam; - Trường hợp cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài còn chịu sự điều chỉnh bởi Luật đầu tư và các Hiệp định đầu tư giữa Việt Nam và quốc gia của nhà đầu tư nước ngoài |
- Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách của nhà nước Việt Nam và cam kết hoạt động không vì lợi nhuận trong đề án thành lập trường hoặc đề án chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục đại học và được Thủ tướng Chính phủ công nhận. - Trường hợp cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài còn chịu sự điểu chỉnh bởi Luật đầu tư và các Hiệp định đầu tư giữa Việt Nam và quốc gia của nhà đầu tư nước ngoài |
Thủ tục đầu tư/ góp vốn |
Nhà nước thành lập và đầu tư |
- Nhà đầu tư có quyền trực tiếp đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học hoặc thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của Luật đầu tư, Luật Doanh nghiệp để đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học; - Nếu không thành lập tổ chức kinh tế, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học phải quy định cụ thể về: hội nghị nhà đầu tư và các phương thức hoạt động của nhà đầu tư; việc lựa chọn quy định loại hình doanh nghiệp hoặc quỹ xã hội để áp dụng giải quyết những vấn đề phát sinh nêu trên, quyền và trách nhiệm của nhà đầu tư, ban kiểm soát phù hợp với quy định về loại hình doanh nghiệp hoặc quỹ xã hội được lựa chọn - Phải chuyển giao tiền/ tài sản của họ cho cơ sở giáo dục đại học và tài sản đó thuộc sở hữu của cơ sở giáo dục đại học sau thời điểm góp vốn. |
Giống như thủ tục đầu tư/góp vốn của trường đại học tư thục, tuy nhiên nhà đầu tư phải cam kết hoạt động không vì lợi nhuận trong đề án thành lập trường hoặc đề án chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục đại học và được Thủ tướng Chính phủ công nhận. Việc lựa chọn quỹ xã hội hoặc loại hình doanh nghiệp xã hội là phù hợp để áp dụng giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của trường. |
Sở hữu vốn, tài sản và sở hữu |
Nhà nước |
- Vốn, tài sản đầu tư ban đầu và vốn, tài sản hình thành trong quá trình hoạt động đều thuộc sở hữu pháp nhân cơ sở giáo dục đại học. Tức là cơ sở giáo dục đại học đứng tên trên giấy chứng nhận Quyền sở hữu tài sản và chủ tài khoản - Cơ sở giáo dục đại học thuộc sở hữu của (các) nhà đầu tư theo hình thức sở hữu chung theo phần (căn cứ tỷ lệ % góp vốn hoặc cổ phần nắm giữ) |
Vốn, tài sản đầu tư ban đầu và vốn, tài sản hình thành trong quá trình hoạt động (toàn bộ chênh lệch thu chi) đều thuộc sở hữu pháp nhân cơ sở giáo dục đại học. Tức là cơ sở giáo dục đại học đứng tên trên giấy chứng nhận Quyền sở hữu tài sản và chủ tài khoản. Trong đó: - Nhà đầu tư sở hữu nguồn vốn, tài sản đầu tư ban đầu và bổ sung của nhà đầu tư. - Vốn, tài sản hình thành trong quá trình hoạt động thuộc sở hữu của cộng đồng trường, để hoạt động vì cộng đồng, do hội đồng trường quyết định theo quy định. - Nhà đầu tư có thể tham gia Hội đồng trường để quản trị điều hành trường nhưng họ không phải là cổ đông sở hữu trường. Việc sử dụng vốn, tài sản cho các hoạt động của cơ sở giáo dục đại học được quyết định bởi Nhà đầu tư và/hoặc Hội đồng trường và chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt của cơ chế kiểm toán độc lập, công khai, minh bạch… để phát triển cơ sở giáo dục đại học với mục đích phục vụ cộng đồng xã hội. |
Thiết chế quản trị |
Hội đồng đại học/ Hội đồng trường là tổ chức quản trị, đại diện cho quyền sở hữu nhà nước và các bên có lợi ích liên quan |
- Hội đồng đại học/ Hội đồng trường là tổ chức quản trị, đại diện cho các nhà đầu tư và các bên có lợi ích liên quan. - Thành phần gồm đại diện nhà đầu tư và các thành viên khác đại diện cho cộng đồng nhà trường và cộng đồng xã hội do hội nghị nhà đầu tư bầu chọn, quyết định theo tỷ lệ vốn góp |
- Hội đồng đại học/ Hội đồng trường là tổ chức quản trị, đại diện cho các nhà đầu tư và các bên có lợi ích liên quan. - Thành phần gồm: Đại diện nhà đầu tư do các nhà đầu tư bầu chọn, quyết định theo tỷ lệ vốn góp; đại diện cộng đồng nhà trường; đại diện của cộng đồng xã hội tương tự như trường công lập |
Chênh lệch thu-chi/Lợi nhuận |
Theo quy định của Nhà nước |
- Lợi nhuận chia cho người góp vốn theo tỷ lệ phần vốn góp mà họ nắm giữ, phù hợp với loại hình doanh nghiệp lựa chọn áp dụng nhưng phải dành ít nhất 25% để đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học. |
- Pháp luật cấm rút vốn và chia lợi nhuận dưới mọi hình thức. - Phần lợi nhuận tích lũy hằng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học. - Những nhà đầu tư có thể tham gia điều hành trường và chỉ hưởng thù lao theo quy định chung của cơ sở giáo dục đại học. - Hoạt động tài chính, kế toán, kiểm toán của cơ sở giáo dục đại học chịu sự giám sát chặt chẽ. |
Chuyển nhượng (bán) cổ phần/ phần vốn góp |
Theo quy định của Nhà nước |
- Được chuyển nhượng sau một thời gian nhất định kể từ ngày thành lập cơ sở giáo dục đại học. (do TTgCP quy định, dự kiến sau 01 khóa học tốt nghiệp khoảng 4-5 năm) - Giá chuyển nhượng do các bên thỏa thuận, có thể có lợi nhuận từ việc chuyển nhượng |
- Nhà đầu tư góp vốn thành lập cơ sở giáo dục đại học chỉ sở hữu phần vốn góp, không sở hữu cơ sở giáo dục đại học và họ không được rút vốn. |
Chuyển đổi loại hình |
Theo quy định của Nhà nước |
Khuyến khích chuyển thành cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận |
Không được chuyển thành cơ sở giáo dục đại học tư thục; có thể sáp nhập hợp nhất với cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận khác |
Tài sản còn lại sau khi giải thể |
Theo quy định của Nhà nước |
Chia cho các thành viên góp vốn/ cổ đông theo tỷ lệ vốn họ nắm giữ |
Do cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng cho mục đích phát triển giáo dục đại học (dự kiến: chuyển giao cho 01 trường hoạt động không vì lợi nhuận khác/ cơ sở giáo dục đại học công lập/ xung quỹ phát triển giáo dục đại học …) không được chia cho nhà đầu tư. |