Giáo viên ở các cấp học (tiểu học và hai bậc trung học) hằng ngày luôn phải đối mặt với khá nhiều tình huống ở nhiều cung bậc cảm xúc (vui, dở khóc dở cười và đặc biệt là những cảm xúc tức giận đến tuôn trào).
Nếu không học tính nhẫn, không biết kìm chế sẽ có khá nhiều kết cục buồn xảy ra.
Nhiều giáo viên luôn hết lòng với học sinh (Ảnh minh họa: Mai Khôi / Báo Tuổi Trẻ Thủ Đô) |
Những điều này, mấy ai ngoài ngành hiểu được?
Xin được chia sẻ những tình huống “hỏa bốc trên đầu”
Trong khi cả lớp đang làm bài, em H. một học sinh lớp 4 cứ ngồi chọc phá bạn.
Giáo viên nhắc nhở liên tục và yêu cầu H. ngồi học cho nghiêm túc.
Thế nhưng bỏ ngoài tai lời nói của cô. H. tiếp tục có những hành động thách thức giáo viên.
Cô M. yêu cầu H. đứng lên, phải mấy phút sau, H. miễn cưỡng đứng dậy nhìn cô với ánh mắt chẳng lấy gì thiện cảm.
Cô bước đi, H. buông một câu chửi vừa đủ nghe “Đ…mẹ mày”!
Nhiều học sinh ngồi gần đấy thảng thốt quay qua nhìn H. rồi lại nhìn cô giáo chờ đợi một trận lôi đình xảy ra.
Nhưng cô M. nói mình lặng thinh xem chưa nghe câu chửi ấy.
Cuối giờ, cô gọi H. lên nói chuyện…H. cứ lầm lỳ, kênh kênh cái mặt, hỏi gì cũng lặng thinh và nhất quyết không trả lời.
Trò hư, cấp trên đè nén, lương thấp, không tiền... ai còn muốn làm thầy? |
Một số giáo viên cho rằng, cô M. xử nhẹ thế nên trò không sợ và có nguy cơ sẽ tái phạm lần sau.
Cũng học sinh này, khi học với một giáo viên trẻ mới ra trường, nhiều lần trong giờ học H. nói chuyện, chọc phá bạn một cách rất tự do.
Cô V. biết H. chính là chủ mưu nên có ý nhắc nhở “Con ngồi học cho nghiêm túc, lần sau còn không chủ ý cô mời con ra khỏi lớp”.
H. tức giận buông câu “Bố khỉ! Nhiều đứa nói chuyện sao nhắc mình tao?”
Cô V. cũng phải tảng lờ như không nghe tiếng chửi và phải nén giận để dạy hết bài.
Cô báo sự việc lên giáo viên chủ nhiệm và Ban Giám hiệu nhà trường để mời phụ huynh làm việc.
Hình thức kỉ luật được áp dụng cũng chỉ là nhắc nhở, rút kinh nghiệm, và thế là đâu lại vào đấy.
Thầy giáo D. giáo viên dạy một trường trung học cơ sở cho biết, trong giờ học Sử học sinh M. mang sách Anh văn ra làm bài.
Sau nhiều lần nhắc nhở không được, thầy D. mời M. ra khỏi tiết dạy của thầy.
Giờ ra chơi, bất ngờ M. cầm theo cái cây dài đuổi đánh thầy trên sân trường.
Không dám đứng lại vì sợ mình nóng tính sẽ xảy ra chuyện không hay, thầy D. bỏ chạy về phía văn phòng.
Và còn nhiều, rất nhiều những tình huống mà bất kỳ giáo viên nào cũng dễ “bốc hỏa”. Thế nhưng, nhiều thầy cô luôn phải dặn mình, dặn đồng nghiệp nhẫn nhịn hết sức có thể.
Ai có thể chia sẻ nỗi khổ của giáo viên chúng tôi?
Nắm đấm với thầy cô, sự hư hỏng của các ông bố, bà mẹ |
Sau khi sự việc xảy ra, Ban Giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm thường mời phụ huynh học sinh lên làm việc.
Một điểm chung thường thấy, phụ huynh những học sinh này cũng không quan tâm nhiều đến các em.
Chính phụ huynh cũng có những thái độ, lời nói bất cần với nhà trường.
Có người còn phủi trách nhiệm “dạy dỗ học sinh là việc của nhà trường”.
Người tỏ ra thách thức “Nhà trường không dạy được, chúng tôi cho cháu nghỉ học ra làm bụi đời”.
Người lại chẳng cần giấu giếm “Thầy cô dạy dỗ dùm, nó có sợ chúng tôi đâu?”
Xin nói rằng, những học sinh như thế cũng không phải là ít, lớp ít có vài ba em, lớp nhiều có tới dăm em.
Tiến sĩ Bích Hồng giảng viên Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, trong nguyên tắc ứng xử, tính mô phạm giao tiếp có văn hóa và nghệ thuật của giáo viên là nghiêm khắc, thuyết phục và nên biết “mỉm cười bày tỏ sự khoan dung với học sinh phạm lỗi”.
Nếu giáo viên nóng giận, vội vàng xử lý sai, có nghĩa là đổ cái sai từ học sinh sang cái sai cho mình.
Nguyên tắc “vàng” mà Tiến sĩ Hồng khuyên là: “Nếu bạn đúng, bạn không cần nổi giận.
Nếu bạn sai, bạn không có quyền nổi giận”.
Cho nên trong giao tiếp ứng xử sư phạm, đằng nào thì người thầy cũng không thể có sự giận dữ được”. {1}
La mắng không được, giận dữ cũng không cho phép. Ai có thể chia sẻ nỗi khổ này với chúng tôi?
Tài liệu tham khảo:
https://thanhnien.vn/giao-duc/ung-xu-the-nao-khi-tro-bao-thay-la-do-mat-day-1073839.html{1}