“Với những giáo viên được phân công làm công tác chủ nhiệm lớp, dù đó là môn chính hay môn phụ thì điều quan trọng nhất cần phải có là sự tận tâm với học trò.
Sự tận tâm, quan tâm với công tác quán xuyến chung ở bộ môn nào cũng vậy. Giáo viên Toán khi vào lớp thì họ chịu trách nhiệm với học sinh về chất lượng bộ môn Toán.
Sự tận tâm của giáo viên thông qua việc quan sát và hỗ trợ được giáo viên bộ môn trong lớp tìm hiểu, điều khiển và tổ chức các hoạt động để đạt được hiệu quả cao nhất cho học sinh lớp mình làm chủ nhiệm”, trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, nhà giáo Vũ Anh Tú - Phó hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Đoàn Thị Điểm (Hà Nội), cho biết.
Sự tận tâm của giáo viên thông qua việc quan sát và hỗ trợ được giáo viên bộ môn trong lớp tìm hiểu, điều khiển và tổ chức các hoạt động để đạt được hiệu quả cao nhất cho học sinh lớp mình làm chủ nhiệm. Ảnh: Nhân vật cung cấp. |
Theo cô Tú: “Giáo viên chủ nhiệm có thể phối hợp với phụ huynh tạo ra sự đồng thuận lớn nhất trong công tác hỗ trợ, phối hợp giữa gia đình và nhà trường để đạt được hiệu quả.
Đó chính là vai trò điều tiết của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn phối hợp với học sinh, cũng như đối với quan hệ phụ huynh học sinh với giáo viên bộ môn.
Chứ không thể để giáo viên dạy Toán gọi điện thẳng cho phụ huynh, trong khi đó cô chủ nhiệm lớp lại chưa biết thì cũng không phải.
Một quan hệ như kiềng 3 chân vững chắc là bộ môn, chủ nhiệm, phụ huynh với nhà trường thì chắc chắn sẽ khiến các em có được một sự quan tâm sâu sát ở trường, trong lớp cũng như ở gia đình.
Quan điểm của ban giám hiệu Trường Trung học phổ thông Đoàn Thị Điểm chúng tôi không cứ phải là môn Toán, môn Văn hay Tiếng Anh mới làm chủ nhiệm được, và cũng không thể nói rằng giáo viên môn Công nghệ, Mỹ thuật, Giáo dục công dân sẽ không làm được công tác chủ nhiệm.
Quan trọng là người giáo viên đó có định hướng, bình hòa cũng như dẫn dắt việc học tập, mọi hoạt động của lớp đó hay không?
Bộ môn đó cô dạy tốt đã đành nhưng đó là vai trò của giáo viên bộ môn, còn khi đã là chủ nhiệm thì giáo viên đó cần rất nhiều những đức tính khác nữa.
Bộ môn đó cô dạy tốt đã đành nhưng đó là vai trò của giáo viên bộ môn, còn khi đã là chủ nhiệm thì giáo viên đó cần rất nhiều những đức tính khác nữa. Ảnh: Nhân vật cung cấp. |
Tất nhiên giáo viên chủ nhiệm đều được nhà trường chọn lựa kỹ càng, xuất phát từ một giáo viên bộ môn mà bản thân họ đã chứng minh được về kỹ năng, nghiệp vụ rất tốt.
Giáo viên đó thuyết phục được học sinh, phụ huynh cũng như ban giám hiệu nhà trường thấy được mình là một giáo viên tận tâm, tâm huyết với bộ môn đó.
Sự thành công của giáo viên là tạo được lòng tin với học sinh, cũng như gây dựng được lòng tin với lãnh đạo nhà trường. Trên cơ sở đó sẽ tiến đến công tác chủ nhiệm, tiếp tục xây dựng lòng tin đối với phụ huynh học sinh”.
Cô Tú chia sẻ: “Trong mối quan hệ này thì giáo viên môn Toán, Văn hay Anh rất có lợi thế, vì ngay từ đầu năm học họ đã có cơ hội tiếp xúc với lớp đó hơn 10 tiết dạy một tuần.
Việc đó có lợi thế hơn rất nhiều so với giáo viên dạy Địa lý hoặc Mỹ thuật, Tin học chỉ có 1 tiết 1 tuần.
Khi bắt đầu vào chương trình thì chủ nhiệm là môn Toán, Anh, Văn sẽ bắt nhịp nhanh hơn, được làm sớm hơn bởi những giáo viên đó có nhiều tiết dạy hơn.
Còn với các bộ môn phụ thì thông thường họ bắt nhịp công tác chủ nhiệm chậm hơn một chút bởi họ chỉ có 1 đến 2 tiết 1 tuần, sự quan sát học sinh của họ với tiết học đó sẽ hạn chế hơn.
Từ đó dẫn đến nhiều phụ huynh âu lo khi giáo viên chủ nhiệm lớp con mình chỉ dạy có 1 tiết 1 tuần thì liệu có ít quá hay không, có đủ thời gian để quan sát, uốn nắn các con hay không?
Vậy nên những âu lo này cần phải được giải quyết, và trong sự giải quyết đó đòi hỏi nhà trường phải tin tưởng, gây dựng vun đắp nghiệp vụ cho giáo viên.
Tạo kỹ năng nghiệp vụ ổn định thì khi làm chủ nhiệm những giáo viên đó mới hoàn thành tốt được nhiệm vụ mà ban giám hiệu nhà trường đã giao phó”.
Khi ngồi trên ghế đại học thì không có bài học nào về công tác chủ nhiệm, vậy nên các giáo viên đều được trải qua một quá trình học trực tiếp tại trường nơi công tác. Ảnh: Nhân vật cung cấp. |
Đào tạo lại giáo viên với quy trình riêng
Cô Tú nói: “Chính vì vậy trong hệ thống giáo viên chủ nhiệm của chúng tôi đang tồn tại một quy trình đào tạo theo quy định riêng của trường.
Giáo viên trẻ khi vào trường, ngoài học công tác chuyên môn và nghiệp vụ chung thì họ được phân công học việc công tác chủ nhiệm, được sắp xếp chung với những giáo viên chủ nhiệm có kinh nghiệm, có thể gọi là 1 kèm 1.
Giáo viên học việc trong 1 năm sẽ đi dự giờ dạy, thậm chí là dự cả giờ họp phụ huynh, tham gia mọi hoạt động, kiểm tra quan sát việc học tập của các em cũng như hỗ trợ các mối quan hệ chung với phụ huynh học sinh.
Nhà trường còn có Tổ trưởng tổ Chủ nhiệm được phân thành từng khối, người tổ trưởng chịu trách nhiệm biên soạn bộ tài liệu Nghiệp vụ chủ nhiệm, những chuyên đề về công tác chủ nhiệm.
Ngoài ra còn nhiều chuyên gia về tâm lý cũng tham gia giảng dạy, nói chuyện, đào tạo giáo viên trẻ tại trường.
Chuyên đề về công tác chủ nhiệm chung và thậm chí cần sự chia sẻ, lắng nghe của chính các em học sinh thì nhà trường sẽ mời các em tham gia.
Trong những chủ đề như vậy các con được nói chuyện, chia sẻ những tâm tư và các cô được phép hỏi rằng con muốn gì ở cô, hoặc với những chuyện như vậy thì suy nghĩ của con thế nào?
Quan trọng là người giáo viên đó có định hướng, bình hòa cũng như dẫn dắt việc học tập, mọi hoạt động của lớp đó hay không?. Ảnh: Nhân vật cung cấp. |
Những buổi nói chuyện đó giúp cho giáo viên chủ nhiệm lâu năm, hoặc giáo viên đang học việc được lắng nghe thông tin đa chiều, và những tài liệu chủ nhiệm biên soạn như vậy có thể nói là rất quý.
Khi ngồi trên ghế đại học thì không có bài học nào về công tác chủ nhiệm, vậy nên các giáo viên đều được trải qua một quá trình học trực tiếp tại trường nơi công tác”.
Cô Tú nêu quan điểm: “Ưu điểm của giáo viên dạy Toán, Văn, Anh là có nhiều tiết dạy trên 1 lớp, nhưng giáo viên dạy bộ môn phụ lại có rất nhiều lớp và nhiều thời gian.
Thông qua việc có nhiều lớp họ sẽ nhìn thấy cùng một biểu hiện nhưng ở nhiều học sinh các lớp khác nhau, ở lớp chọn thì học sinh sẽ biểu hiện thế này, nhưng ở lớp khác thì học sinh lại có biểu hiện khác hẳn.
Là giáo viên môn phụ được quan sát nhiều hơn, nhàn hơn về mặt công tác thì sẽ có điều kiện, thời gian để nắm lớp của mình, được trao đổi với giáo viên bộ môn xem các con ở lớp của mình thế nào, sức học từng em ra sao?
Nếu cô chủ nhiệm là môn Toán hoặc Văn có nhiều tiết dạy đôi khi lại chỉ quan tâm điểm chính Toán, Văn…
Nhưng với giáo viên chủ nhiệm là môn Mỹ thuật, môn Tin học thì luôn luôn trong một tuần ngày nào cũng phải đi hỏi cô Toán xem hôm nay lớp mình có việc gì không? Rồi môn Anh, môn Văn…
Như vậy thậm chí là cô chủ nhiệm dạy môn phụ nhưng lại biết tất cả các môn đối cũng như lực học và sự tiếp thu của các con.
Giáo viên nói chung phải hiểu được nhiệm vụ của mình là người đào tạo Giáo dục chứ không phải là thợ dạy sách giáo khoa, nếu biết được những điều đó thì mới là giáo viên có tầm, mới xứng đáng đứng trên bục giảng.Ảnh: Nhân vật cung cấp. |
Chính vì ban giám hiệu chúng tôi làm tốt các công tác đào tạo giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng nên hiện nay những giáo viên dạy Mỹ thuật, Tin học, Sinh học, Địa lý, Lịch sử… hay Giáo dục công dân trong nhà trường làm công tác chủ nhiệm đã đạt được sự tín nhiệm rất cao từ các bậc phụ huynh và học sinh”.
Thầy chủ nhiệm khác cô chủ nhiệm thế nào?
Cùng quan điểm trên, trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa - Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội, chia sẻ:
“ Giáo viên nói chung phải hiểu được nhiệm vụ của mình là người đào tạo Giáo dục chứ không phải là thợ dạy sách giáo khoa, nếu biết được những điều đó thì mới là giáo viên có tầm, mới xứng đáng đứng trên bục giảng.
Kinh nghiệm của tôi trong suốt mấy chục năm qua thì cô giáo chủ nhiệm sẽ thích hợp hơn thầy chủ nhiệm, bản thân ngay tại trường tôi có 90 giáo viên chủ nhiệm thì chỉ có 1 người là nam giới".
Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa: "Trong mấy chục năm qua, bản thân tôi đã bố trí nhiều giáo viên nam làm chủ nhiệm lớp nhưng đều thất bại vì những lý do trên, họ không thể trụ lại được với nghề”. Ảnh: Tùng Dương. |
Tại sao phụ nữ lại làm chủ nhiệm tốt hơn?
Theo thầy Hòa: "Thứ nhất phụ nữ tính tình điềm đạm, có chiều sâu về tâm hồn tình cảm, là người mẹ nên dễ đi sâu vào tâm lý của học sinh vì giống như con cái mình ở nhà.
Những cô giáo trẻ đã được qua đào tạo theo cách riêng của nhà trường, dạy học sinh làm người thì sẽ có trái tim yêu thương, bao dung, biết cách xử lý những tình huống với nhiều hoàn cảnh.
Việc thăng tiến không phải là nhu cầu bức xúc của giáo viên nữ, họ chỉ mong muốn trở thành một nhà giáo với chuyên môn tốt, họ không thấp thỏm mong chạy đến chỗ có điều kiện tốt hơn, tất nhiên là cũng có nhưng chỉ là vài ba trường hợp, còn nam giới thì gần như 99,99%.
Thầy giáo chủ nhiệm cũng có ưu điểm là thoải mái, họ nhìn vấn đề rộng rãi và cởi mở hơn, nhưng vì cởi mở hơn thì nhược điểm là không có chiều sâu, không đi sâu vào tâm lý, thường ít yêu thương con trẻ hơn giáo viên nữ.
Đặc biệt là giáo viên nam thường hướng tới một cái gì đó cao hơn chuyên môn của mình như danh vọng, kinh tế, địa vị...
Họ đang đứng trong môi trường chuyên môn là nhà giáo, nhưng nếu thấy có cơ hội chuyển đổi, có môi trường tốt để làm kinh tế là họ sẵn sàng bỏ nghề giáo mà đi.
Thầy Hòa nhấn mạnh: "Nam giới thì làm việc gì cũng tốt, nhưng vì họ không yên tâm với nghề nên chỉ thích hợp với làm giáo viên bộ môn hơn là làm giáo viên chủ nhiệm lớp.
Nam giới làm chủ nhiệm thì rất ít người thành công, nhưng nếu đã thành công thì đó là người thầy tuyệt vời, rất xuất sắc nhưng điều đó quá hiếm.
Trong mấy chục năm qua, bản thân tôi đã bố trí nhiều giáo viên nam làm chủ nhiệm lớp nhưng đều thất bại vì những lý do trên, họ không thể trụ lại được với nghề”.