Nguồn thu từ sản xuất dịch vụ của Trường ĐH Công nghiệp dệt may HN đạt hơn 71 tỷ

16/09/2023 06:26
Trần Phương
0:00 / 0:00
0:00
GDVN- Nguồn thu sản xuất dịch vụ của Trường Đại học Công nghiệp dệt may Hà Nội đạt 71.54 tỷ đồng tương đương 48% tổng thu của nhà trường.

Thực hiện quy chế công khai, Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội đã thực hiện niêm yết 3 công khai năm học 2022-2023 trên trang thông tin điện tử của đơn vị.

Đối với báo cáo công khai về tài chính của cơ sở giáo dục đại học của Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội cho thấy vì đã là đơn vị tự chủ hoàn toàn nên không có nguồn từ ngân sách.

Theo đó, tổng nguồn thu của nhà trường năm học 2022 – 2023 là 148.42489 tỷ đồng. Trong đó, nguồn thu từ học phí là 69.02307 tỷ đồng, từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ là 1.6 tỷ đồng, từ nguồn hợp pháp khác là 6.26187 tỷ đồng. Đặc biệt, trong tổng nguồn thu của nhà trường thì nguồn thu từ sản xuất dịch vụ đạt 71.54 tỷ đồng, tương đương gần 45% tổng nguồn thu.

Cơ cấu nguồn thu của Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội. Ảnh: LC

Cơ cấu nguồn thu của Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội. Ảnh: LC

Về số lượng giảng viên cơ hữu, Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội hiện có 266 giảng viên. Tuy nhiên, không có giảng viên cơ hữu nào là Giáo sư và chỉ có 1 giảng viên là Phó giáo sư. Còn lại, 24 giảng viên có trình độ tiến sĩ, 198 thạc sĩ và 43 cử nhân.

Khối ngành II có Ngành thiết kế thời trang với đội ngũ 37 giảng viên. Trong đó có 1 tiến sĩ, 34 thạc sĩ và 2 giảng viên trình độ đại học.

Khối ngành III có 2 ngành Marketting và Ngành Kế toán mỗi ngành đều có 1 giảng viên trình độ tiến sĩ và 8 giảng viên có trình độ thạc sĩ.

Trong khối ngành V, ngành có nhiều giảng viên nhất là ngành Công nghệ may với 146 giảng viên. Đây cũng là ngành duy nhất của trường có 1 giảng viên là Phó giáo sư. Ngành Công nghệ may cũng có 17 giảng viên có trình độ tiến sĩ, 103 thạc sĩ và 105 cử nhân.

Cũng trong khối ngành V, ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử có 12 giảng viên với 1 tiến sĩ, 8 thạc sĩ và 3 cử nhân; ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí có 11 giảng viên trong đó có 1 tiến sĩ, 8 thạc sĩ và 2 cử nhân.

Ngành quản lý công nghiệp có 1 tiến sĩ, 21 thạc sĩ, 4 cử nhân; Ngành Công nghệ sợi, Dệt có 11 giảng viên trong đó có 1 tiến sĩ, 8 thạc sĩ và 2 cử nhân.

Tỷ lệ sinh viên/giảng viên quy đổi ở Trường Đại học Công nghệ dệt may Hà Nội ở khối ngành II là 12,1 sinh viên/giảng viên; khối ngành III là 11,07 sinh viên/giảng viên; khối ngành V là 14,98 sinh viên/giảng viên.

Về cơ sở vật chất, tổng diện tích đất hiện trường quản lý, sử dụng là 59.375,76 m2. Trong đó, tổng diện tích sàn xây dựng phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học là 41.781 m2.

Hội thi tay nghề giỏi tổ chức tại Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội. Ảnh: website nhà trường

Hội thi tay nghề giỏi tổ chức tại Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội. Ảnh: website nhà trường

Theo bản công khai thông tin chất lượng đào tạo thực tế của Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội cho thấy quy mô sinh viên (tính đến ngày 2/6/2023) là 3.733 sinh viên. Trong đó khối ngành II là 443; khối ngành III là 238 và khối ngành V là 3052 sinh viên.

Về tỷ lệ sinh viên có việc làm, khối ngành II, V có sinh viên ra trường có việc làm sau 1 năm lần lượt là 94,2% và 97,3%; chưa có thống kê về tỷ lệ sinh viên có việc làm ở khối ngành III.

Trong bản công khai về các hoạt động nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội, năm học 2022 – 2023, trường có 12 dự án, nhiệm vụ khoa học công nghệ

Trong đó dự án Nghiên cứu biên soạn bộ ấn phẩm sổ tay công nghệ dệt (dệt thoi, không thoi) và tổ chức đào tạo nâng cao năng lực quản lý, kỹ thuật cho cán bộ các doanh nghiệp dệt Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 do Thạc sĩ Vũ Đức Tân chủ trì có kinh phí thực hiện cao nhất là 860 triệu đồng.

Dự án Phát triển phần mềm quản lý năng suất của dây chuyền may công nghiệp tại Trung tâm sản xuất, dịch vụ Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội có kinh phí là 413,062 triệu đồng…

Tổng 12 dự án, nhiệm vụ khoa học công nghệ của trường công bố công khai có kinh phí khoảng hơn 2 tỷ đồng.

Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học duy nhất tại Việt Nam đào tạo đại học, cao đẳng phục vụ cho mô hình chuỗi cung ứng dệt may hoàn chỉnh.

Trần Phương