Với kỹ năng đọc hiểu, yêu cầu chuyển từ việc yêu cầu học sinh học thuộc lòng, ghi nhớ máy móc những nội dung đã đọc hiểu về những văn bản có trong SGK sang việc vận dụng kiến thức, kỹ năng đọc hiểu đã được hình thành, rèn luyện, phát triển vào việc đọc hiểu một hoặc một số văn bản không có trong SGK nhưng có cùng đặc điểm về thể loại, đề tài/chủ đề…
Cấu trúc đề văn sẽ có hai phần: Kỹ năng và làm văn. Ảnh minh họa |
Cách kiểm tra này sẽ đánh giá khách quan và chính xác hơn năng lực đọc hiểu của HS, tránh được hiện tượng học tủ, học vẹt.
Với kỹ năng viết, đây là một kỹ năng mà HS đã được rèn luyện từ bậc Tiểu học. Đề thi của các năm trước rất coi trọng kĩ năng này (cả 3 câu trong đề thi đều yêu cầu HS trình bày bằng hình thức viết).
Định hướng ra đề thi trong những năm nay và cả những năm tới đối với môn Ngữ văn sẽ vẫn tiếp tục ra theo hướng mở, đòi hỏi HS có tính sáng tạo từ bản thân, biết vận dụng những kiến thức thực tế để giải quyết vấn đề cụ thể.
Theo lãnh đạo Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT), chủ trương đổi mới này dựa trên định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng chuyển dần từ đánh giá kiến thức sang đánh giá năng lực của HS theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW.