Đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 và Quyết định số 522/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng Phân luồng học sinh trong Giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025”.
Đề án nhằm tạo bước đột phá về chất lượng Giáo dục hướng nghiệp trong Giáo dục phổ thông, góp phần chuyển biến mạnh mẽ công tác Phân luồng học sinh sau Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các cơ sở Giáo dục thực hiện đa dạng hình thức học tập, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh.
Triển khai thí điểm dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục hướng nghiệp, và định hướng Phân luồng học sinh trong Giáo dục phổ thông.
Đồng thời tiến hành rà soát, điều chỉnh nội dung chương trình Giáo dục phổ thông hiện hành theo hướng giảm tải, hướng dẫn và giao quyền chủ động cho các nhà trường.
Giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học, thực hiện chương trình Giáo dục một cách linh hoạt, góp phần nâng cao hiệu quả Phân luồng học sinh.
Đến nay, nhiều địa phương và trường nghề đã chủ động, sáng tạo trong việc Giáo dục hướng nghiệp nhằm định hướng Phân luồng học sinh, và điển hình là mô hình “Đào tạo kép” của Cộng hòa Liên bang Đức đang được áp dụng tại Trường Trung cấp công nghệ Thăng Long.
Theo Nhà giáo Nhân dân Lê Đình Trung thì hiện nay chúng ta đang thực hiện Phân luồng học sinh nhưng ở tầm cao và chất lượng hơn. Ảnh: Tùng Dương. |
Trao đổi với phóng viên báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Nhà giáo Nhân dân Lê Đình Trung, chia sẻ: “ Sau khi tốt nghiệp lớp 9 Trung học cơ sở thì lúc đó sẽ tiến hành công tác phân luồng học sinh, việc này không phải bây giờ nước ta mới làm mà đã tiến hành từ cuộc cải cách Giáo dục lần thứ 3.
Ngay từ khi thành lập nước, Bác Hồ cũng đã khởi xướng việc việc Phân luồng học sinh, lúc đó tất cả học sinh mà không vào cấp 3 thì chuyển sang học các nội dung, học nghề mà Nhà nước có.
Sau năm 1960, những học sinh nào không tốt nghiệp cấp 3 thì đi vào các trường nghề, lúc đó nước ta đã xây dựng một Trung tâm là Trường lao động xã hội chủ nghĩa ở tỉnh Hòa Bình, và đưa học sinh vào đó đào tạo.
Nhà nước còn mở ra một mô hình từ xa tại chức, chính là tiền thân của Trung tâm Giáo dục Thường xuyên hiện nay.
Giáo sư Nguyễn Khánh Toàn - Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục thời điểm đó đã đề xuất chủ trương này và được Nhà nước chấp nhận, từ đó đến nay đã mở được rất nhiều lớp cũng như Trung tâm để gắn học văn hóa và dạy nghề.
Bên cạnh các Trung tâm đó, Nhà nước còn đào tạo ngay trong hệ chính quy với chương trình đi thực tế của giáo viên phổ thông và Đại học, cứ hàng tuần các thầy cô lại dẫn học sinh, sinh viên đến các vùng nông thôn từ 1 đến 2 lần để tìm hiểu thực tế.
Sau giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, Đảng và nhà nước vẫn tiếp tục công tác Phân luồng học sinh với chủ trương rất mạnh.
Năm 1960 đã có chủ trương biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo ngay từ phổ thông đến Đại học.
Dạy ít hơn và chỉ dạy cốt lõi cơ bản, rồi áp dụng cái đã học vào thực tiễn. Lúc đó chúng ta đang ở thời bao cấp, có nhiều hạn chế nên chúng ta phải phát huy nội lực.
Hiện nay chúng ta đang thực hiện Phân luồng học sinh nhưng ở tầm cao và chất lượng hơn”.
Thực tế những năm gần đây thì Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện việc Phân luồng từ Trung học cơ sở khá tốt.
Một số học sinh vào cấp 3 Trung học phổ thông và một số em vào các trường nghề, đây là việc làm rất có ý nghĩa.
Các em vừa được học văn hóa và đưa văn hóa vào phục vụ thực tế, vừa có bằng tốt nghiệp cấp 3 lại có cả bằng nghề.
Như vậy chỉ với 3 năm học tại trường là các em đã có bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông, thêm một bằng nghề cùng với vốn ngoại ngữ khá chắc.Ảnh: Tùng Dương. |
Thầy Trung nói: “Tôi thấy rất mừng là những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trú trọng đến công tác Phân luồng học sinh từ Trung học cơ sở.
Một số em vào được Trung học phổ thông, một số em vào các trường đào tạo nghề phù hợp với năng lực và sở thích.
Đây là chủ trương tốt mà nhà nước cần đẩy mạnh, khuyến khích các em học nghề, một mặt vừa học văn hóa và đưa văn hóa kết hợp với thực tiễn.
Nếu học trường dân lập thì các em chỉ được đào tạo về văn hóa nhưng sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông thì hoàn toàn không có nghề gì trong tay.
Chính vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đẩy mạnh hơn nữa công tác Phân luồng để tránh thất nghiệp, hơn nữa tận dụng tối ưu năng lực và đóng góp của tuổi trẻ”.
Làm việc và định cư tại Cộng hòa Liên bang Đức là điều không khó |
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2018 có tổng số 925.961 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó có 688.641 thí sinh đăng ký xét tuyển Đại học, 237.320 thí sinh chỉ đăng ký xét tốt nghiệp.
Công tác Phân luồng chưa thật sự hiệu quả, gây áp lực cho Giáo dục nghề nghiệp.
Những con số từ kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia 2 năm gần đây cho thấy, có những thí sinh chỉ dự thi để xét tốt nghiệp, chứ không có nguyện vọng tuyển sinh Đại học, Cao đẳng.
“Tôi thấy chương trình 9+ của Trường Trung cấp công nghệ Thăng Long có rất nhiều ưu điểm, thứ nhất là học rút gọn một số môn và chỉ tập trung vào những môn cốt lõi gắn với dạy nghề, điểm này nhiều trường nghề chưa làm được.
Nhà trường đã đưa trải nghiệm học đường với thực tiễn sản xuất nghề nghiệp, xã hội.
Cho học sinh trải nghiệm năng lực cuộc sống, trải nghiệm với nền sản xuất truyền thống và sản xuất hiện đại.
Trong đó đẩy mạnh theo hướng hiện đại, giúp cho học sinh hội nhập được đại cương của công nghiệp 4.0. Khi học nghề cao hơn nữa thì các em sẽ tiếp cận nhanh hơn với khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới”, thầy Trung chia sẻ.
Trong thời gian theo học, nhà trường sẽ tiếp tục phân luồng học sinh một lần nữa để phù hợp với phương pháp giảng dạy.
Các em vẫn học văn hóa nhưng kết hợp học nghề mà các em yêu thích, và cũng có những em chỉ chuyên tâm học văn hóa với ý định thi Đại học và học cao hơn nữa.
Thầy Trung phân tích: “Trong năm lớp 10 các em được làm quen và định hướng nghề theo sở thích với những buổi học thực tế ở các nhà máy, doanh nghiệp.
Năm lớp 11, nhà trường sẽ tiếp tục phân luồng học sinh, những em nào quyết định học và thi vào Đại học sẽ được bồi dưỡng các môn văn hóa để khi tốt nghiệp lớp 12 các em sẽ có đủ kiến thức để thi tiếp.
Những em học sinh quyết định học nghề sẽ được định hướng và học chuyên sâu từ năm lớp 11. Học sinh sẽ được đào tạo nghề và thực hành trực tiếp với các giáo viên nước ngoài.
Sau 3 năm cùng với tay nghề và vốn ngoại ngữ đã được đào tạo, các em đủ điều kiện làm cho các Công ty nước ngoài tại Việt Nam hoặc tiếp tục ra nước ngoài làm việc”.
Đặc biệt với phương pháp dạy ngoại ngữ và tạo cảm hứng cho học sinh sẽ khiến các em thoải mái, chơi mà học. Phương pháp này đã được nhà trường áp dụng trong những năm gần đây và kết quả đạt được rất tốt.
Các em học sinh có thể chọn theo học tiếng Anh, tiếng Đức, Tiếng Hàn Quốc, tiếng Nhật…và tùy theo năng lực, học sinh có thể theo học cùng lúc 2 ngoại ngữ.
“Những em học nghề sẽ được học ngoại ngữ với những từ chuyên môn dành riêng cho nghề đó, ví dụ học quản trị doanh nghiệp thì giáo trình ngoại ngữ sẽ chuyên về quản trị.
Em nào học công nghệ ô tô thì giáo trình ngoại ngữ sẽ chuyên về công nghệ ô tô, và cũng tương tự như vậy với các nghề khác đang được dạy tại trường.
Đây là một phương pháp học giúp cho các em nắm bắt được vốn từ chuyên ngành và sát thực tế hơn là các em phải học một giáo trình rộng.
Sau khi các em đã có vốn cơ bản về ngoại ngữ thì các em có thể học tiếp giáo trình rộng hơn nếu các em muốn”, thầy Trung nói.
Học sinh sẽ được các chuyên gia nước ngoài tư vấn và dạy nghề trong thời gian học tại Trường Trung cấp công nghệ Thăng Long. Ảnh: Tùng Dương. |
Đặc biệt, các em học sinh sau 3 năm học ngoại ngữ tại trường đều được thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ đạt chuẩn khung tham chiếu châu Âu (Telc) đây là 1 trong 3 loại chứng chỉ mà Đại sứ quán các nước chấp nhận để cấp visa cho học sinh học nghề.
Như vậy chỉ với 3 năm học tại trường là các em đã có bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông, thêm một bằng nghề cùng với vốn ngoại ngữ khá chắc.
Với những kiến thức đã học đó là các em đã có thể tự khởi nghiệp, hoặc có thể ra nước ngoài định cư và làm việc tại các doanh nghiệp lớn.
“Nếu học sinh muốn được làm việc và định cư lâu dài tại Cộng hòa Liên bang Đức thì các em cần cố gắng học giỏi tiếng Đức.
Nếu được các doanh nghiệp bên Đức tiếp nhận thì khi sang đó các em sẽ được chi trả tiền để học nâng cao tay nghề trong 3 năm tiếp theo, cũng như các chi phí sinh hoạt, ăn ở. Đây cũng là một ưu điểm mà không phải trường nghề nào cũng có”, thầy Trung nhấn mạnh.