Máy bay, tàu ngầm của nông dân Trung Quốc

05/04/2012 05:06
Theo Vnexpress
Những người nông dân Trung Quốc cho thấy khả năng sáng tạo khá phong phú, dù những sản phẩm họ làm ra có thể sẽ không được áp dụng rộng rãi.
Một nông dân 24 tuổi ở Trùng Khánh dành gần như cả năm 2010 để tự làm một chiếc máy bay. Sau 12 tháng làm việc chăm chỉ, Zeng Qiang tự hào khoe chiếc máy bay mà anh đã chế tạo được. Nó mang tên "Teng Fei Yi Hao", tức là "Chuyến bay số một". Chiếc máy bay này nặng 150 kg, dài 6 m và có sải cánh 9 m. Zeng đã làm nó bằng những vật liệu như ống kim loại, vải bạt và sắt lá. Theo Zeng, anh nhen nhóm ý tưởng tự làm một chiếc máy bay từ 10 năm trước, khi nhìn thấy một chiếc phi cơ bay lượn vòng trên ngôi làng nơi anh lớn lên. Ảnh: Quirky China News / Rex Features
Một nông dân 24 tuổi ở Trùng Khánh dành gần như cả năm 2010 để tự làm một chiếc máy bay. Sau 12 tháng làm việc chăm chỉ, Zeng Qiang tự hào khoe chiếc máy bay mà anh đã chế tạo được. Nó mang tên "Teng Fei Yi Hao", tức là "Chuyến bay số một". Chiếc máy bay này nặng 150 kg, dài 6 m và có sải cánh 9 m. Zeng đã làm nó bằng những vật liệu như ống kim loại, vải bạt và sắt lá. Theo Zeng, anh nhen nhóm ý tưởng tự làm một chiếc máy bay từ 10 năm trước, khi nhìn thấy một chiếc phi cơ bay lượn vòng trên ngôi làng nơi anh lớn lên. Ảnh: Quirky China News / Rex Features
Gao Hanjie đang hoàn thiện chiếc trực thăng tự chế của anh ở Thẩm Dương, đông bắc Trung Quốc. Gao mất hai tháng để làm chiếc phi cơ nặng 350 kg và dài 3 m này. Anh đang tìm kiếm một không gian thoáng thích hợp cho cuộc bay thử nghiệm đầu tiên. Ảnh: EPA
Gao Hanjie đang hoàn thiện chiếc trực thăng tự chế của anh ở Thẩm Dương, đông bắc Trung Quốc. Gao mất hai tháng để làm chiếc phi cơ nặng 350 kg và dài 3 m này. Anh đang tìm kiếm một không gian thoáng thích hợp cho cuộc bay thử nghiệm đầu tiên. Ảnh: EPA
Không đủ tiền để tậu một chiếc thật, một tài xế xe tải Trung Quốc tự làm lấy một chiếc Lamborghini nhái với chỉ 20.000 Nhân dân tệ, tức là khoảng 2.000 USD. Chen Jinmiao, 25 tuổi và là người tỉnh Hồ Nam, mất hơn một năm để làm ra chiếc xe thể thao tự chế. Chen nói: "Tôi lấy các bản vẽ từ Internet, rồi sau đó mua vật liệu ở chợ". Chiếc xe sau khi hoàn thiện có đầy đủ các chức năng cần thiết và thậm chí có cả kiểu cửa đặc trưng mang phong cách Lamborghini. Tuy nhiên, không giống với xe thật, "siêu xe" của Chen chỉ đạt tốc độ tối đa khoảng 80-90 km/giờ. Ảnh: Quirky China News / Rex Features
Không đủ tiền để tậu một chiếc thật, một tài xế xe tải Trung Quốc tự làm lấy một chiếc Lamborghini nhái với chỉ 20.000 Nhân dân tệ, tức là khoảng 2.000 USD. Chen Jinmiao, 25 tuổi và là người tỉnh Hồ Nam, mất hơn một năm để làm ra chiếc xe thể thao tự chế. Chen nói: "Tôi lấy các bản vẽ từ Internet, rồi sau đó mua vật liệu ở chợ". Chiếc xe sau khi hoàn thiện có đầy đủ các chức năng cần thiết và thậm chí có cả kiểu cửa đặc trưng mang phong cách Lamborghini. Tuy nhiên, không giống với xe thật, "siêu xe" của Chen chỉ đạt tốc độ tối đa khoảng 80-90 km/giờ. Ảnh: Quirky China News / Rex Features
Một người đàn ông Trung Quốc chỉ có bằng tốt nghiệp phổ thông đã dành 6 năm để tạo một chiếc máy bay tại nhà, và rồi cuối cùng thành công trong việc làm cho nó bay lên. Huang Jiajun, 34 tuổi và là người huyện Đào Nguyên ở tỉnh Hồ Nam, khởi nghiệp với nghề đóng giầy ngay sau khi tốt nghiệp phổ thông khi 19 tuổi. Vào tháng 12/2008, Huang kết thúc việc tự làm một chiếc máy bay, vốn chủ yếu dựa trên sự kết hợp của các linh kiện máy móc. Tháng 2/2009, Huang và các bạn kéo chiếc máy bay lên thẳng ra một con đường làng để có chuyến bay thử đầu tiên. Ảnh: Quirky China News / Rex Features
Một người đàn ông Trung Quốc chỉ có bằng tốt nghiệp phổ thông đã dành 6 năm để tạo một chiếc máy bay tại nhà, và rồi cuối cùng thành công trong việc làm cho nó bay lên. Huang Jiajun, 34 tuổi và là người huyện Đào Nguyên ở tỉnh Hồ Nam, khởi nghiệp với nghề đóng giầy ngay sau khi tốt nghiệp phổ thông khi 19 tuổi. Vào tháng 12/2008, Huang kết thúc việc tự làm một chiếc máy bay, vốn chủ yếu dựa trên sự kết hợp của các linh kiện máy móc. Tháng 2/2009, Huang và các bạn kéo chiếc máy bay lên thẳng ra một con đường làng để có chuyến bay thử đầu tiên. Ảnh: Quirky China News / Rex Features
Li Jingchun, một người nông dân 58 tuổi, tự chế tạo một chiếc máy bay tại nhà của ông ở Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh. Chiếc máy bay dài 5 m và rộng 1,5 m này chủ yếu được làm ra từ những tấm sắt tái chế. Li và các thành viên trong gia đình của ông mất hai năm và hơn 40.000 Nhân dân tệ (khoảng 4.000 USD) để làm ra chiếc máy bay. Ảnh: EuroPics
Li Jingchun, một người nông dân 58 tuổi, tự chế tạo một chiếc máy bay tại nhà của ông ở Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh. Chiếc máy bay dài 5 m và rộng 1,5 m này chủ yếu được làm ra từ những tấm sắt tái chế. Li và các thành viên trong gia đình của ông mất hai năm và hơn 40.000 Nhân dân tệ (khoảng 4.000 USD) để làm ra chiếc máy bay. Ảnh: EuroPics
5 sinh viên đại học Trung Quốc làm ra một chiếc xe ôtô từ 10.280 gói thuốc lá. Bản sao của siêu xe Bugatti Veyron được các sinh viên của Đại học Cơ khí Điện tử Tây An làm ra nhằm thúc đẩy nhận thức về việc hút thuốc. Chiếc xe nặng khoảng 300 kg này có thể hoạt động bình thường và đã được trưng bày nhân ngày Thế giới Không Thuốc lá. Ảnh: Quirky China News / Rex Features
5 sinh viên đại học Trung Quốc làm ra một chiếc xe ôtô từ 10.280 gói thuốc lá. Bản sao của siêu xe Bugatti Veyron được các sinh viên của Đại học Cơ khí Điện tử Tây An làm ra nhằm thúc đẩy nhận thức về việc hút thuốc. Chiếc xe nặng khoảng 300 kg này có thể hoạt động bình thường và đã được trưng bày nhân ngày Thế giới Không Thuốc lá. Ảnh: Quirky China News / Rex Features
Một doanh nhân ở thành phố Hợp Phì, thủ phủ tỉnh An Huy, cũng vừa tạo ra một chiếc máy bay. Ma Yinhai mua hai máy bay hạng nhẹ từ một người bạn ở Đài Loan hồi năm 1998, rồi kể từ đó ấp ủ ước mơ tự làm một cái cho riêng mình. Ông mua hơn 1.000 bộ phận máy bay từ Mỹ và lắp dần chúng vào với nhau. Chiếc máy bay dài 7,5 m với sải cánh sẽ đạt 9,5 m này có đủ chỗ cho 4 người. Ma dự đoán rằng cho tới khi ông hoàn thiện chiếc máy bay, nó sẽ tiêu tốn khoảng 3 triệu Nhân dân tệ (300.000 USD). Ma vừa phải thuê một cánh đồng rông 1,33 ha gần đó để dùng làm nơi thử nghiệm chiếc máy bay. Tuy nhiên, có một vấn đề nhỏ, đó là Ma chưa hề có giấy phép để làm phi công. Ảnh: Quirky China News / Rex Features
Một doanh nhân ở thành phố Hợp Phì, thủ phủ tỉnh An Huy, cũng vừa tạo ra một chiếc máy bay. Ma Yinhai mua hai máy bay hạng nhẹ từ một người bạn ở Đài Loan hồi năm 1998, rồi kể từ đó ấp ủ ước mơ tự làm một cái cho riêng mình. Ông mua hơn 1.000 bộ phận máy bay từ Mỹ và lắp dần chúng vào với nhau. Chiếc máy bay dài 7,5 m với sải cánh sẽ đạt 9,5 m này có đủ chỗ cho 4 người. Ma dự đoán rằng cho tới khi ông hoàn thiện chiếc máy bay, nó sẽ tiêu tốn khoảng 3 triệu Nhân dân tệ (300.000 USD). Ma vừa phải thuê một cánh đồng rông 1,33 ha gần đó để dùng làm nơi thử nghiệm chiếc máy bay. Tuy nhiên, có một vấn đề nhỏ, đó là Ma chưa hề có giấy phép để làm phi công. Ảnh: Quirky China News / Rex Features
Zhang Wuyi, một người nông dân mê các phát minh khoa học, tự chế tạo và vận hành một chiếc tàu ngầm mang tên "Shuguang Hao" tại một hồ nước ở thành phố Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh miền trung Hồ Bắc. Zhang đã thành công trong việc thử nghiệm chiếc tàu ngầm loại nhỏ có chiều dài 3,6 m, cao 1,8 m và có thể lặn sâu khoảng 20 m. Chiếc tàu ngầm có hình dáng giống một con cá heo có thể di chuyển với tốc độ 20 km/giờ và ở dưới nước 10 giờ liên tục. Ảnh: Cnhuhei
Zhang Wuyi, một người nông dân mê các phát minh khoa học, tự chế tạo và vận hành một chiếc tàu ngầm mang tên "Shuguang Hao" tại một hồ nước ở thành phố Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh miền trung Hồ Bắc. Zhang đã thành công trong việc thử nghiệm chiếc tàu ngầm loại nhỏ có chiều dài 3,6 m, cao 1,8 m và có thể lặn sâu khoảng 20 m. Chiếc tàu ngầm có hình dáng giống một con cá heo có thể di chuyển với tốc độ 20 km/giờ và ở dưới nước 10 giờ liên tục. Ảnh: Cnhuhei
Một thợ cơ khí ôtô người Thẩm Dương đã tiến hành thành công một chuyến bay thử cho chiếc máy bay tự chế. Ding Shilu (phải), 63 tuổi, chế tạo ra chiếc phi cơ nặng 130 kg từ những vật liệu tái chế, trong đó có hai động cơ xe máy và vải. Được bay là một giấc mơ thời niên thiếu của Ding. Ông bắt đầu tự học về hàng không cách đây 10 năm. Tháng 7/2010, ông bắt đầu tự làm chiếc máy bay và kết thúc công việc này vào năm sau. Tuy nhiên, hai lần thử nghiệm đầu tiên của chiếc phi cơ đều thất bại. Ding buộc phải có một số thay đổi, trong đó có việc thêm hai động cơ phụ và giảm số cánh từ 4 xuống còn 2 chiếc. Những thay đổi này dường như tạo nên khác biệt vì Ding đã có thể thử nghiệm thành công ngay sau đó. Ông cho máy bay cất cánh và hạ cánh an toàn 10 lần liên tiếp. Ảnh: Quirky China News / Rex Features
Một thợ cơ khí ôtô người Thẩm Dương đã tiến hành thành công một chuyến bay thử cho chiếc máy bay tự chế. Ding Shilu (phải), 63 tuổi, chế tạo ra chiếc phi cơ nặng 130 kg từ những vật liệu tái chế, trong đó có hai động cơ xe máy và vải. Được bay là một giấc mơ thời niên thiếu của Ding. Ông bắt đầu tự học về hàng không cách đây 10 năm. Tháng 7/2010, ông bắt đầu tự làm chiếc máy bay và kết thúc công việc này vào năm sau. Tuy nhiên, hai lần thử nghiệm đầu tiên của chiếc phi cơ đều thất bại. Ding buộc phải có một số thay đổi, trong đó có việc thêm hai động cơ phụ và giảm số cánh từ 4 xuống còn 2 chiếc. Những thay đổi này dường như tạo nên khác biệt vì Ding đã có thể thử nghiệm thành công ngay sau đó. Ông cho máy bay cất cánh và hạ cánh an toàn 10 lần liên tiếp. Ảnh: Quirky China News / Rex Features
Một nông dân ở thành phố Vũ Hán thành công trong việc làm ra một chiếc đĩa bay tự chế. UFO có đường kính 4 m của Shu Mansheng được truyền lực từ 8 động cơ. Trong một lần bay thử nghiệm, Shu đã đưa chiếc đĩa bay lên cao 2 m so với mặt đất trong vòng 30 giây. UFO, tiêu tốn của Shu hơn 30.000 Nhân dân tệ (khoảng 3.000 USD), là chiếc thứ 5 theo dạng này mà anh nông dân người Vũ Hán chế ra. Ảnh: Quirky China News / Rex Features
Một nông dân ở thành phố Vũ Hán thành công trong việc làm ra một chiếc đĩa bay tự chế. UFO có đường kính 4 m của Shu Mansheng được truyền lực từ 8 động cơ. Trong một lần bay thử nghiệm, Shu đã đưa chiếc đĩa bay lên cao 2 m so với mặt đất trong vòng 30 giây. UFO, tiêu tốn của Shu hơn 30.000 Nhân dân tệ (khoảng 3.000 USD), là chiếc thứ 5 theo dạng này mà anh nông dân người Vũ Hán chế ra. Ảnh: Quirky China News / Rex Features
Một đĩa bay khác của Shu Mansheng. Ảnh: Quirky China News / Rex Features
Một đĩa bay khác của Shu Mansheng. Ảnh: Quirky China News / Rex Features
Một chủ cửa hàng bán đồ câu cá cũng tự chế ra một chiếc máy bay loại nhỏ tại tỉnh Chiết Giang. Sau 10 tháng làm việc, Jiang Yonggang bắt đầu cho chiếc phi cơ bay thử. Để tạo ra chiếc máy bay này, người đàn ông 41 tuổi đã tìm thông tin ở trên mạng và làm theo mẫu của một chiếc máy bay hạng nhẹ RAF2000 của Mỹ. Chiếc phi cơ có tên Brave No.1 này dài 3,1 m và nặng 150 kg. Theo Jiang, nó tiêu tốn của ông khoảng 40.000 Nhân dân tệ (4.000 USD). Ảnh: Quirky China News / Rex Features
Một chủ cửa hàng bán đồ câu cá cũng tự chế ra một chiếc máy bay loại nhỏ tại tỉnh Chiết Giang. Sau 10 tháng làm việc, Jiang Yonggang bắt đầu cho chiếc phi cơ bay thử. Để tạo ra chiếc máy bay này, người đàn ông 41 tuổi đã tìm thông tin ở trên mạng và làm theo mẫu của một chiếc máy bay hạng nhẹ RAF2000 của Mỹ. Chiếc phi cơ có tên Brave No.1 này dài 3,1 m và nặng 150 kg. Theo Jiang, nó tiêu tốn của ông khoảng 40.000 Nhân dân tệ (4.000 USD). Ảnh: Quirky China News / Rex Features
Một nhà hàng ở tỉnh Chiết Giang đã đầu tư mua một robot đặc biệt chuyên làm mỳ. Theo chủ cửa hàng có tên Hu Man, bà đã mua robot này khi chuyện làm ăn trên bờ phá sản. Bà nói: "Tôi bỏ ra hơn 10.000 Nhân dân tệ (khoảng 1.000 USD) cho robot này và hiệu quả đến tức thì. Người dân xếp hàng để mua mỳ tại nhà hàng của tôi mỗi ngày". Ảnh: Quirky China News / Rex Features
Một nhà hàng ở tỉnh Chiết Giang đã đầu tư mua một robot đặc biệt chuyên làm mỳ. Theo chủ cửa hàng có tên Hu Man, bà đã mua robot này khi chuyện làm ăn trên bờ phá sản. Bà nói: "Tôi bỏ ra hơn 10.000 Nhân dân tệ (khoảng 1.000 USD) cho robot này và hiệu quả đến tức thì. Người dân xếp hàng để mua mỳ tại nhà hàng của tôi mỗi ngày". Ảnh: Quirky China News / Rex Features
Yang Junlin là một người hâm mộ bộ phim Transformers, đến mức tự tạo ra một công ty để chế tạo những robot giống như trong bộ phim nổi tiếng. Công ty này có tên "Legend of Iron", tức là "Huyền thoại Thép", được mở tại tỉnh Quảng Đông. Yang mở công ty và thuê 10 công nhân trong nỗ lực biến mơ ước thành sự thật. Trong vòng 5 năm qua, Yang đã thiết kế hơn 1.000 kiểu robot theo phong cách Transformers. Ảnh: Quirky China News / Rex Features
Yang Junlin là một người hâm mộ bộ phim Transformers, đến mức tự tạo ra một công ty để chế tạo những robot giống như trong bộ phim nổi tiếng. Công ty này có tên "Legend of Iron", tức là "Huyền thoại Thép", được mở tại tỉnh Quảng Đông. Yang mở công ty và thuê 10 công nhân trong nỗ lực biến mơ ước thành sự thật. Trong vòng 5 năm qua, Yang đã thiết kế hơn 1.000 kiểu robot theo phong cách Transformers. Ảnh: Quirky China News / Rex Features
Theo Vnexpress