Thầy Phạm Văn Huy quê gốc ở xã Minh Châu, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình hiện đang công tác tại Trường trung học phổ thông Mường Kim, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu là 1 ngôi trường đặc biệt khó khăn của tỉnh Lai Châu, con em đồng bào dân tộc chiếm 99%, gồm các dân tộc Mông, Thái, Tày, kinh...
Với hơn 10 năm công tác trong ngành giáo dục tỉnh Lai Châu thầy Huy đã luôn tu dưỡng, rèn luyện chuyên môn và đạt nhiều thành tích đáng ngưỡng mộ được tổ chức ghi nhận như:
Bằng khen của trung ương Đoàn, tỉnh đoàn, hội liên hiệp thanh niên tỉnh; Bằng khen của tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện; Giấy khen của tổng cục xây dựng lực lượng công an nhân dân; Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác cấp huyện, tỉnh, trung ương...
Thầy Phạm Văn Huy (áo tím than bên phải) Trường phổ thông Mường Kim (Lai Châu) Đảng viên trẻ làm theo lời Bác cấp Trung ương 2019. Ảnh : CT. |
“Trong quan hệ với đồng nghiệp, giáo viên ở trường thầy Huy luôn vui vẻ, sống hòa đồng và là người có năng khiếu văn nghệ và có tổ chức thành công nhiều chương trình văn nghệ cho trường.
Ở trường thầy Huy là một đảng viên trẻ luôn sống có ý thức tổ chức kỷ luật và được tổ chức tin tưởng giao cho nhiều nhiệm vụ và đều hoàn thành xuất sắc”, thầy Vũ Thanh Thông - Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Mường Kim, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu nhận xét.
Thầy Huy kể chuyện nghề giáo ở Tây Bắc
Trường trung học phổ thông Mường Kim là 1 ngôi trường đặc biệt khó khăn của tỉnh Lai Châu, con em đồng bào dân tộc chiếm 99%, gồm các dân tộc Mông, Thái, Tày, kinh… trong đó dân tộc Thái chiếm tỷ lệ động nhất.
“Trong quá trình công tác, đặc biệt là dạy học khối 12 và công tác bán trú cho học sinh cái khó khăn trong quá trình tôi công tác là hiểu được phong tục tập quán và giao tiếp bằng ngôn ngữ dân tộc với người địa phương.
Bên cạnh đó, việc duy trì sĩ số và tỷ lệ chuyên cần cũng là cái khó với bản thân tôi và nhà trường.
Học sinh ở nơi đây vẫn còn ảnh hưởng bởi phong tục tập quán nên nhiều học sinh lập gia đình rất sớm, đôi khi các em đang học đã lập gia đình.
Nơi đây vẫn còn tình trạng một số em học sinh đi học không được thường xuyên, đầy đủ vì vậy việc lĩnh hội kiến thức các môn học rất khó khăn dẫn đến chất lượng giáo dục vẫn chưa đạt được như mong đợi”, thầy Huy chia sẻ.
Kỷ niệm nghề giáo nhớ nhất của thầy Huy
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, khi được hỏi về kỷ niệm đáng nhớ nhất kể từ khi lên Lai Châu công tác thầy Huy chia sẻ rằng: “Tôi quê ở Thái Bình lên công tác tại tỉnh Lai Châu trong ngành giáo dục tới nay được 11 năm.
Ngày tôi mới lên nơi đây còn vô cùng khó khăn, lạc hậu, kém xa miền xuôi rất nhiều.
Cô giáo Tuyết trên đỉnh Pà Vầy Sủ |
Trong quá trình dạy học tôi có rất nhiều kỷ niệm nhưng kỷ niệm đáng nhớ nhất là trong 1 lần tôi đi vận động học sinh tại 1 xã gần biên giới Trung Quốc cách đúng 1 con suối.
Chúng tôi đi xe máy đến trung tâm của xã và phải đi bộ vào bản cách trung tâm xã 3km không đi được xe máy. Đi cùng đoàn chúng tôi là lãnh đạo xã người địa phương biết tiếng dân tộc phiên dịch giúp chúng tôi.
Sau 1 thời gian, chúng tôi đi bộ vượt qua suối, qua đồi thì cũng tới được nhà học sinh. Vào tới nhà học sinh, chúng tôi không ai cầm được nước mặt khi thấy nơi học sinh ở là 1 ngôi nhà rách nát.
Chúng tôi tới cũng là bữa cơm trưa, khi em mời chúng tôi vào nhà thì trong nhà em rất đông người, có ông bà, bố mẹ, chồng và 3 đứa con nhỏ đang ngồi quanh mâm cơm chỉ có nồi khoai và ngô, bát canh rau rừng không mỡ không thịt.
Khi chúng tôi hỏi chuyện vì sao em lại bỏ học không học nữa thì em có nói rằng em chỉ về nhà ít ngày để kiếm cái ăn cho con rồi em lại đi học tiếp em không bỏ học đâu, vì chồng em bị tai nạn chưa khỏi đang phải đắp thuốc rừng.
Bố mẹ chồng thì già không làm được nên em về mấy ngày lo cho chồng con xong em lại ra học, mà học để thành người chứ.
Em nói vậy chúng tôi rất mừng và vui nhưng cũng thương em với hoàn cảnh như thế. Em học hết lớp 12 rồi sau này em sẽ làm gì khi bên mình còn con còn chồng và gia đình chồng.
Chúng tôi thương hoàn cảnh đó nên đã có chút tiền ủng hộ em lúc khó khăn nhưng 1 mực em không lấy.
Em nói đây là tiền mồ hôi công sức của thầy cô em không lấy đâu, về sau chúng tôi phải nói đây là tiền trong quỹ chữ thập đỏ của nhà trường trích ra để ủng hộ các bạn có hoàn cảnh khó khăn chứ không phải tiền riêng của các thầy cô thì em mới nhận.
Với sự giúp đỡ của nhà trường, em học sinh đó cũng đã học hết lớp 12 và hiện tại đang là hội trưởng hội phụ nữ của 1 xã vùng biên giới”.
Thầy Bí thư Đoàn trường với rất nhiều ý tưởng
Hàng tuần, vào chiều thứ 2 các em học sinh của Trường trung học phổ thông Mường Kim, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu lại được sinh hoạt bán trú về các chủ đề theo tháng.
Ở buổi sinh hoạt đó các em được tự do phát biểu tâm tư nguyện vọng của mình, ngoài ra các em còn được tham gia các hoạt động thi đua văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, trồng rau.
Thầy Huy (áo xanh thanh niên Việt Nam đứng giữa) rất năng động và luôn được tin tưởng giao tổ chức các chương trình văn nghệ. Ảnh: CT |
Tôi sẽ tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động hữu ích cho đoàn viên thanh niên mình tham gia, trồng nhiều hơn nữa rau xanh và có thể nuôi thêm lợn để tăng thêm nguồn thu nhập cho học sinh bán trú.
Trong năm học tới Ban Chấp hành đoàn trường chúng tôi sẽ đỡ đầu 2 đến 3 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Hàng tháng sẽ hỗ trợ các em 100.000 đồng đến 200.000 đồng để các em có thể tiếp tục theo học hết lớp 12.
Với những cống hiến cho ngành giáo dục thầy Phạm Văn Huy đã vinh dự được nhận bằng khen của trung ương Đoàn, tỉnh đoàn, hội liên hiệp thanh niên tỉnh; Thanh niên tiên tiến làm theo lời bác cấp huyện, tỉnh, trung ương.