Cảm động chuyện thầy cô Tây dạy trẻ em khuyết tật VN

07/10/2011 11:14
Yên Ninh
(GDVN) - Ở ngôi nhà tình thương (phố cổ Hội An) hàng ngày vẫn diễn ra một lớp học đặc biệt dành cho người khuyết tật do hai thầy cô tình nguyện đến từ ÚC và Mỹ.
Trong một lần đi du lịch tại Hội An, George Nelson (đến từ nước Mỹ) đã rất cảm động trước sự nỗ lực vươn lên trong cuộc sống của các em khuyết tật đi xe lăn bán hàng thủ công mỹ nghệ.
Trong một lần đi du lịch tại Hội An, George Nelson (đến từ nước Mỹ) đã rất cảm động trước sự nỗ lực vươn lên trong cuộc sống của các em khuyết tật đi xe lăn bán hàng thủ công mỹ nghệ.
George Nelson đã tình nguyện dạy các em những kỹ năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh.
George Nelson đã tình nguyện dạy các em những kỹ năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh.
Những ngày đầu, Nelson phải tự mò mẫm học những từ cơ bản của tiếng Việt rồi chuyển ngữ sang tiếng Anh dạy cho các em. Cứ từ chiều thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, lớp học tiếng Anh đặc biệt lại vang lên rộn ràng cả một ngách phố.
Những ngày đầu, Nelson phải tự mò mẫm học những từ cơ bản của tiếng Việt rồi chuyển ngữ sang tiếng Anh dạy cho các em. Cứ từ chiều thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, lớp học tiếng Anh đặc biệt lại vang lên rộn ràng cả một ngách phố.
"Sơn" là tên gọi thân mật mà các em HS khuyết tật đặt cho George Nelson.“Em Đỗ Đình Toàn giải thích: Sơn có nghĩa là “núi”. Vì vậy, về Mỹ tôi vẫn dùng tên này để luôn nhớ đến Ngôi nhà tình thương và đất nước Việt Nam tươi đẹp, nơi có những con người tuy bị thiệt thòi nhưng biết vươn lên trong cuộc sống”.
"Sơn" là tên gọi thân mật mà các em HS khuyết tật đặt cho George Nelson.“Em Đỗ Đình Toàn giải thích: Sơn có nghĩa là “núi”. Vì vậy, về Mỹ tôi vẫn dùng tên này để luôn nhớ đến Ngôi nhà tình thương và đất nước Việt Nam tươi đẹp, nơi có những con người tuy bị thiệt thòi nhưng biết vươn lên trong cuộc sống”.
Sau bốn tháng, các em ở Ngôi nhà tình thương đã nói được những từ giao tiếp cơ bản, đặc biệt là cách giao tiếp khi giới thiệu sản phẩm với khách nước ngoài.
Sau bốn tháng, các em ở Ngôi nhà tình thương đã nói được những từ giao tiếp cơ bản, đặc biệt là cách giao tiếp khi giới thiệu sản phẩm với khách nước ngoài.
Luisia Sara - đến từ nước Australia xa xôi, trong lần du lịch phố cổ Hội An vào năm 2009 cũng rất bất ngờ về độ tinh xảo của những chiếc đèn lồng, cũng như các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác như: tranh thêu, nón lá, quà lưu niệm, thổ cẩm, vẽ tranh….
Luisia Sara - đến từ nước Australia xa xôi, trong lần du lịch phố cổ Hội An vào năm 2009 cũng rất bất ngờ về độ tinh xảo của những chiếc đèn lồng, cũng như các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác như: tranh thêu, nón lá, quà lưu niệm, thổ cẩm, vẽ tranh….
Vốn là nhân viên chuyên maketing cho một hãng sản xuất đồ chơi trẻ em ở Australia, Sara đã mang những mặt hàng này về bên Australia giới thiệu và được những bạn bè của mình đón nhận. Lần thứ hai trở lại phố cổ Hội An, Sara đã ở lại Ngôi nhà tình thương và quyết định làm một chuyên gia tình nguyện maketing cho các em nhỏ.
Vốn là nhân viên chuyên maketing cho một hãng sản xuất đồ chơi trẻ em ở Australia, Sara đã mang những mặt hàng này về bên Australia giới thiệu và được những bạn bè của mình đón nhận. Lần thứ hai trở lại phố cổ Hội An, Sara đã ở lại Ngôi nhà tình thương và quyết định làm một chuyên gia tình nguyện maketing cho các em nhỏ.
Đầu tiên, Sara bàn với Ban lãnh đạo Chi hội người khuyết tật Hội An mở một gian trưng bày những mặt hàng do các em sản xuất ngay trong Ngôi nhà tình thương. Sara bắt đầu thiết kế trong không gian chừng 30 mét vuông và tự tay trang trí, bày biện các sản phẩm.
Đầu tiên, Sara bàn với Ban lãnh đạo Chi hội người khuyết tật Hội An mở một gian trưng bày những mặt hàng do các em sản xuất ngay trong Ngôi nhà tình thương. Sara bắt đầu thiết kế trong không gian chừng 30 mét vuông và tự tay trang trí, bày biện các sản phẩm.
Bằng kinh nghiệm tiếp thị của mình, Sara đã trang trí một cách khoa học để khách du lịch nước ngoài dễ hiểu nhất. Tiếp đó, cô bắt đầu làm biển chỉ dẫn đường vào, làm tờ rơi giới thiệu.
Bằng kinh nghiệm tiếp thị của mình, Sara đã trang trí một cách khoa học để khách du lịch nước ngoài dễ hiểu nhất. Tiếp đó, cô bắt đầu làm biển chỉ dẫn đường vào, làm tờ rơi giới thiệu.

Sara cho biết: “Các em học sinh khuyết tật gọi tôi là "cô Sa", tên "Sa" có ý nghĩa là kiêu sa. Bây giờ bạn bè ở Australia đã gọi tôi là Sa rồi, khi tôi giải thích ý nghĩa của tên này, bạn bè rất bất ngờ và thú vị”
Sara cho biết: “Các em học sinh khuyết tật gọi tôi là "cô Sa", tên "Sa" có ý nghĩa là kiêu sa. Bây giờ bạn bè ở Australia đã gọi tôi là Sa rồi, khi tôi giải thích ý nghĩa của tên này, bạn bè rất bất ngờ và thú vị”
Yên Ninh