“Chúng tôi giúp Bộ Giáo dục để trẻ con không bỏ học”

23/02/2015 06:06
Phương Thảo
(GDVN) - Khẳng định của GS. Phạm Tất Dong- Phó Chủ tịch Trung ương Hội khuyến học Việt Nam trong buổi trò chuyện đầu năm với Báo Giáo dục Việt Nam.

Kết thúc một năm với nhiều thành công ngoài mong đợi của Hội khuyến học, GS. Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch Trung ương Hội khuyến học Việt Nam thông tin về phong trào khuyến học nói chung và trong năm 2014, GS. Dong cho hay từ 2010 đến nay (5 năm) khuyến học được mùa. 

Nói được mùa vì những mục tiêu đặt ra đều vượt rất xa, ví như tiền cấu tạo học bổng, phần thưởng hàng năm thì năm nào cũng ở trên 700 tỷ.

Riêng học bổng Happel của Đức, tính ra mỗi học trò được 5 triệu/tháng. Đây là học bổng của một nhà nông nghiệp người Đức, do đó chỉ dành cho riêng sinh viên chuyên ngành nông nghiệp. Mỗi lần trao cho khoảng 300 sinh viên Việt Nam. Ngoài ra, hàng năm có thêm những học bổng đến từ Pháp cho ngành Vật lý, dành cho những sinh viên giỏi. 

“Chúng tôi giúp Bộ Giáo dục để trẻ con không bỏ học” ảnh 1

GS. Phạm Tất Dong- Phó Chủ tịch Trung ương Hội khuyến học Việt Nam. Ảnh Xuân Trung

Trong năm qua cả hai loại hình học bổng này đều quy định nếu sinh viên học tập xuất sắc năm thứ nhất thì năm thứ 2 mới được nhận học bổng. Các năm sau nếu giữ được năng lực học tập thì mới tiếp tục được nhận.

Trong những năm qua, Hội khuyến học Việt Nam hết sức tạo điều kiện để cung cấp các địa chỉ cụ thể, chính xác cho những nguồn học bổng này, trường còn trường hợp cụ thể dành cho các trường. Mỗi đơn vị, tổ chức có những cách trao học bổng khác nhau. 

GS. Phạm Tất Dong chia sẻ, khuyến học không chỉ là trao học bổng cho những em có thành tích học tập xuất sắc mà còn có ý nghĩa khuyến tài. Việc có được những em nghèo mà học giỏi, đó là tài năng. Hoặc những em không nghèo, hoặc nghèo mà xuất sắc thủ khoa các kỳ thi thì Hội khuyến học sẽ có phần thưởng riêng. Mỗi năm riêng những em giỏi tính ra tổng phần thưởng cũng khoảng 40.000 USD, những em nghèo có học bổng cũng được khoảng 3,5 triệu.

“Chúng tôi giúp Bộ Giáo dục để trẻ con không bỏ học” ảnh 2Đổi mới thành hay bại là do lựa chọn, quyết định của các thày, cô

(GDVN) - Đội ngũ giảng viên trường sư phạm cần được đào tạo, cập nhật kiến thức và phương pháp dạy học hiện đại, cần thay thế các giáo trình lạc hậu...

“Chúng tôi giúp cho Bộ Giáo dục để trẻ con không bỏ học, nhưng nhiều khi để khuyến khích học cũng không hẳn phải bằng tiền. Với những học sinh vùng lũ chẳng hạn, các em chỉ cần sách vở để tiếp tục đến trường…”GS. Dong cho hay.

Bên cạnh đó, để khuyến khích công tác khuyến học trong từng hộ dân, Hội khuyến học ở từng tỉnh có phong trào tặng heo đất. Đầu năm học sẽ tiến hành “mổ” heo để lấy tiền đó mua sách vở, một cuộc vận động đơn giản nhưng rất hiệu quả ở các tỉnh.

Điểm nhấn lớn nhất trong năm của Hội khuyến học là tổ chức vinh danh “Nhân tài đất Việt”, đây là việc khuyến khích những tài năng khoa học. Cứ ngày 20/11 hàng năm sẽ tiến hành trao giải, đồng thời cũng là thời điểm để nhận đăng ký những công trình mới.

Sẽ có hai loại công trình, công trình áp dụng có giá trị và công trình dạng tiềm năng, có khả năng ứng dụng. Cuộc thi này có hàng nghìn người tham gia, từ trong nước đến ngoài nước, từ những em nhỏ học phổ thông cho đến những nhà khoa học lớn.

GS. Phạm Tất Dong thông tin, bắt đầu từ năm nay (2015), những người lao động bình thường, là những nông dân, công nhân mà có công trình thì đó cũng được coi là nhân tài. Nhân tài này là tự học, nên tư tưởng của Hội khuyến học sẽ có những giải như thế. 

Việc trao tặng học bổng trong những năm qua có những cải tiến nhất định. Theo GS. Dong, có hai cách thực hiện, thứ nhất tỉnh nào lo cho tỉnh đó, có nhiều thưởng nhiều và ngược lại. Thứ hai, nếu có trường hợp đặc biệt thì tỉnh báo cho Trung hương Hội biết, Hội sẽ chạy các tài trợ cho tỉnh đó. 

Những đối tượng nằm trong diện nhận học bổng là trẻ khuyết tật, Hội khuyến học sẽ tìm cách kích thích để các em ý vào học đại học, bởi khả năng của con người là rất lớn.

Những việc làm và tôn chỉ của Trung ương Hội khuyến học Việt Nam được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói trong lễ Kỷ niệm 15 năm thành lập rằng: Hiếu học, khuyến học là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, thời nào cũng có những tấm gương tiêu biểu cho tinh thần hiếu học và học tập sáng tạo. Khuyến học, Khuyến tài, xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập”.

Tổng Bí thư cũng mong muốn, Hội cần tiếp tục đưa phong trào khuyến học đi vào chiều sâu, hiệu quả; phát triển mạnh các hình thức học tập không chính quy cho người lớn, đồng thời tích cực hỗ trợ hoạt động dạy và học trong nhà trường; phối hợp với ngành Giáo dục – Đào tạo thực hiện “Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho người dân học tập suốt đời”.

Bài tiếp theo, GS. Phạm Tất Dong thẳng thắn trao đổi về cách đào tạo nguồn nhân lực của đất nước hiện nay. Ông bày tỏ quan điểm riêng của mình và có nhiều điểm đáng chú ý.

Phương Thảo