Cô sinh viên học giỏi mê làm từ thiện

18/09/2012 12:14
Theo Dân trí
Sau khi nhận suất học bổng Vallet trị giá 8 triệu đồng, Phan Thị Cát Tường - sinh viên năm thứ 2, ngành Sư phạm tiếng Anh, Trường ĐH Hà Tĩnh đã trích một nửa giá trị suất học bổng để tặng các em ở làng trẻ SOS TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Bớt tiền ăn sáng để giúp đỡ bạn nghèo
Cảm động trước nghĩa cử cao đẹp ấy của Cát Tường, PV Dân trí đã có cuộc trò chuyện ngắn với em. Khi được hỏi nguyên nhân dẫn đến quyết định trên, em cười bẻn lẻn: “Có gì đâu anh, em nghĩ đó là việc làm bình thường thôi mà”. Sở dĩ Cát Tường có hành động cao đẹp như vậy là vì từ nhỏ, mỗi lần đọc sách báo hay xem các chương trình trên ti vi, thấy những hoàn cảnh khó khăn, giàu nghị lực vươn lên trong cuộc sống, em đã có một sự đồng cảm, sẻ chia sâu sắc. Nhất là mỗi khi chứng kiến hình ảnh các bạn cùng trang lứa khi mới sinh ra đã mang trên mình hình hài không lành lặn, em đều rơi nước mắt, những giọt nước mắt thương cảm cho những phận người thiếu may mắn trong xã hội.

Sau khi nhận suất học bổng Vallet trị giá 8 triệu đồng, Cát Tường đã trích một nửa giá trị suất học bổng để tặng các em ở làng trẻ SOS TP Đồng Hới
Sau khi nhận suất học bổng Vallet trị giá 8 triệu đồng, Cát Tường đã trích một nửa giá trị suất học bổng để tặng các em ở làng trẻ SOS TP Đồng Hới

 HỘP THƯ TỐ CÁO TIÊU CỰC GIÁO DỤC

Xuất phát từ suy nghĩ đó, những năm còn học cấp hai, Cát Tường đã bớt tiền ăn sáng của mình để giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong trường. Cát Tường luôn suy nghĩ rằng, mình giúp đỡ người khác đâu cần thiết phải được trả ơn nên mỗi lần em gửi tiền trong bì thư giúp đỡ cho một ai đó em đều dấu tên mình. “Em thấy trong trường nhiều bạn chăm học và học rất giỏi nhưng nhà lại quá nghèo, không có điều kiện để học tập. Nhiều bạn nghèo đến nỗi một quyển vở cũng phải dùng chung để ghi 4 đến 5 môn học. Và để giúp đỡ các bạn, em đã bớt một ít tiền ăn sáng để giúp các bạn mua thêm quyển vở để có điều kiện học tập tốt hơn”, Cát Tường tâm sự.

Kể về chuyện giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn có thêm điều kiện học tập, Cát Tường còn nhớ như in cái ngày mà em đã gửi tặng nguyên giá trị phần thưởng trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh cho một người bạn trong trường: “Nhà bạn ấy nghèo lắm nhưng lại học rất giỏi nên em rất nể phục. Em nghĩ số tiền đó tuy không lớn nhưng cũng giúp được bạn ấy một phần nào đó trong việc học tập”. 
“Chăm chỉ là chính”
Chia sẻ về bí quyết học tập, Cát Tường cho biết, đối với môn Ngoại ngữ, ngoài việc học chính khóa ở trên trường lớp thì về nhà cũng cần phải năng động, học hỏi thêm bạn bè và các anh chị khóa trước. Đặc biệt, học Ngoại ngữ nếu không chịu khó tìm hiểu môi trường bên ngoài như học trên mạng, đọc nhiều, viết nhiều, không thường xuyên giao tiếp với bạn bè, những người có trình độ ngoại ngữ tốt và nhất là giao tiếp với người nước ngoài thì kỹ năng sẽ bị “cùn” đi. “Theo em, để học tốt bất kỳ một môn nào, điều quan trọng nhất là phải chăm chỉ, kiên trì và chịu khó”.
Khi được hỏi vì sao em lại chon học ngành tiếng Anh, Cát Tường cho hay: “Chắc do duyên số chứ lúc đầu em cũng không đam mê môn học này cho lắm”. Cát Tường bảo, hồi còn học phổ thông em học khối C rất “cừ”, nhưng năm cuối cấp bất ngờ em đã chuyển sang khối D với ước muốn trở thành một nhà quản trị kinh doanh giỏi. Và từ đó, em mới đầu tư học môn ngoại ngữ. Với sự nỗ lực của mình, năm đó Cát Tường đã thi đậu vào Trường ĐH Ngoại thương với số điểm 29,5 (đã nhân hệ số môn Ngoại ngữ). Tuy nhiên, vì nhiều lý do nên Cát Tường đã chọn theo học Trường ĐH Hà Tĩnh cho gần gia đình và người thân. 

Bí quyết học của Cát Tường là: "Chăm là chính"

Bí quyết học của Cát Tường là: "Chăm là chính"

Cát Tường cho biết thêm, những năm theo học ở ngôi trường này, ngoài việc đam mê học môn tiếng Anh, những lúc rảnh rổi em còn tranh thủ học thêm tiếng Trung và tiếng Pháp để nâng cao sự hiểu biết. Và chính nhờ vào sự kiên trì, chịu khó học hỏi nên đến nay trình độ giao tiếp hai thứ tiếng này của em tương đối khá. "Em nghĩ mình thông thạo nhiều thứ tiếng thì sẽ rất bổ ích cho công việc của mình sau này. Vì thế nên em sẽ cố gắng học thêm nhiều môn ngoại ngữ nữa", cô SV học giỏi tâm sự. 
Sau khi ra trường, Cát Tường cho biết, ước mơ của em là được dạy môn Ngoại ngữ ở làng trẻ SOS TP Hà Tĩnh. Tuy nhiên, em bảo, để thuyết phục được bố mẹ đồng ý là điều rất khó.
“Nếu sau khi ra trường mà chưa xin được việc theo ý mình thì em sẽ xin vào làm tình nguyện tại một tổ chức phi chính phủ nào đó để có những trải nghiệm trong cuộc sống và điều quan trọng hơn là mình sẽ có được những kinh nghiệm thiết thực trước khi bước vào đời”, Cát Tường tâm sự.


NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

GS Hồ Ngọc Đại: "Giáo dục phổ thông nên rút xuống 11 năm"

Sốc: Thầy giáo đánh học sinh chảy máu đầu

Truyện Mỵ Châu-Trọng Thủy có những chi tiết hoang đường?

Cô giáo xinh đẹp gây sốt cư dân mạng

Chùm ảnh: Ba nữ sinh "hot" nhất Học viện Cảnh sát Nhân dân

Chùm ảnh: Trẻ em thiệt thòi vẽ "ước mơ"

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Theo Dân trí