Đề Địa lý: Dễ nhưng khó có điểm tối đa

03/06/2011 02:46
(GDVN) - Nhiều thí sinh hồ hởi cười lớn khi hoàn thành sớm và chọn vẹn bài thi của mình. Điều khẳng định từ thí sinh, đề địa lí hoàn toàn không khó tẹo nào.

(GDVN)- Kết thúc buổi thi tốt nghiệp sáng nay với môn địa lí, nhiều thí sinh hồ hởi cười lớn khi hoàn thành sớm và chọn vẹn bài thi của mình. Điều được khẳng định từ thí sinh, đề địa lí: "hoàn toàn không khó tẹo nào".

{iarelatednews articleid='3802'}

Môn địa lí sáng nay các thí sinh được mang Atlat vào phòng thi để hỗ trợ trong quá trình định hình tư duy làm bài. Tuy nhiên, thí sinh Ngô Thu Hòa, học sinh trường THPT DL Hồ Xuân Hương cho biết, việc mang Atlat vào cũng không giúp ích được gì nhiều lắm. "Các câu hỏi đề năm nay chia nhỏ ý quá, chúng em phải phân chia thời lượng nhiều hơn để làm, khó nhất là câu 1, câu vẽ biểu đồ miền hầu hết thí sinh đều làm được. Nói chung, đề địa lí như thế là vừa sức học" em Hòa chia sẻ.

Nhiều thí sinh cho biết, câu vẽ biểu đồ miền giống y hệt trong Atlat, chỉ cần thay số liệu là xong. Tại Hội đồng thi trường THCS Phan Đình Giót, nhiều thí sinh kêu, đề địa lí không khó nhưng dài.
Thí sinh cười to với môn thi địa lí sáng nay. Ảnh Xuân Trung
Thí sinh cười to với môn thi địa lí sáng nay. Ảnh Xuân Trung

Thí sinh Phạm Hùng Dung, học sinh trường THPT Đào Duy Từ hồ hởi khi bước ra phòng thi, thí sinh này cho biết đề địa lí sáng nay rất bám sát với chương trình học, kiến thức bao quát khắp các bài học trong chương trình học cấp 3. "Em theo khối A, sắp tới thi vào trường ĐH Kinh tế quốc dân, tuy là dân không chuyên xã hội nhưng em vẫn làm được bài. Chắc cũng được 7 điểm" thí sinh này khẳng định.

Tại Hội đồng thi trường THPT Nhân Chính (quận Thanh Xuân), sau khi kết thúc giờ làm bài, nhiều thí sinh bước ra phòng thi với gương mặt tươi tắn hơn hôm qua. Thí sinh Nguyễn Thanh Bình, học sinh trường THPT Nhân Chính, cho biết: "Không biết các bạn khác thế nào, riêng em cảm thấy đề địa lí ở mức dễ, dễ hơn đợt thi thử tại trường trước đó. Sát chương trình ôn tập, em cầm khoảng 8 điểm".

Các thí sinh vui mừng khi vượt qua thành công
Các thí sinh vui mừng khi vượt qua thành công "cửa ải" địa lí

Thí sinh Đỗ Thị Thủy, học sinh trường THPT DL Hồ Xuân Hương thi tại Hội đồng này cho biết: "Đề dài nhưng em cũng làm xong sớm, em chắc cũng được 8 hoặc 9 điểm. Về nội dung đề địa lí năm nay khá hay, bám sát chương trình của bọn em, việc thầy cho ôn chỉ là một phần, quan trọng mình phải tự thân vận động, không chủ quan là có thể làm được tốt tất cả các bài thi" em Thủy cho biết.

Như vậy, kì thi tốt nghiệp THPT năm 2011 đã đi được nửa quãng đường, qua ngày thi đầu tiên và buổi sáng nay, có thể nhận thấy, đề thi năm nay mở, vừa sức với những thí sinh học lực trung bình. Không đánh đố, hầu hết các thí sinh đều bằng lòng với cách ra  đề của Bộ.

Thầy giáo Vũ Quốc Lịch, giáo viên dạy địa trường chuyên Amsterdam Hà nội:

Trong đề có nhiều câu hỏi vận dụng kĩ năng, như tính toán số liệu, từ bảng số liệu phân tích giải thích, vẽ biểu đồ, khai thác Atlat, những câu hỏi như thế đòi hỏi thí sinh phải vận dụng kĩ năng. Cách ra đề như thế là tích cực và thuận lợi cho thí sinh, để thí sinh gỡ điểm.

Tuy nhiên, cái khó của đề năm nay rất dàn trải, rất nhiều lĩnh vực, nhiều chương bài. Đòi hỏi thí sinh phải học đều, học rộng. Phần câu hỏi quá chi tiết, thí dụ như “Trình bày tự thế mạnh tự nhiên để phát triển cây chè của Trung du miền núi” hay như câu “Tóm tắt điều kiện thuận lợi, khó khăn về điều kiện KT-XH ảnh hưởng tới sự phát triển công nghiệp của ĐB Sông hồng”.

Nếu cá nhân tôi ra đề, không bao giờ tôi ra như thế, đề như  thế chỉ phù hợp với thi đại học, chứ không phù hợp với phổ thong.

Chắc chắn với câu hỏi như thế sẽ giảm thành tích của môn địa năm nay. Theo tôi, năm nay không thể có điểm tối đa được, vì khó có thể bậc phổ thong có thể viết ra được các ý chi tiết ra được.

Xuân Trung