“Hôm nay em tự hào về trường, ngày mai trường tự hào về em”

31/10/2020 06:34
Tùng Dương
0:00 / 0:00
0:00
GDVN- Thời tiết mưa, gió cũng không làm giảm sự chú ý lắng nghe, những ánh mắt chăm chú và những tràng vỗ tay không ngớt của thầy cô và học sinh trong buổi hội thảo.

Hơn 1.300 học sinh và cán bộ, giáo viên Trường Trung học phổ thông Lạng Giang số 2, xã Tân Thịnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, đã lắng nghe từng chia sẻ của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng về “Khởi nghiệp trong thời đại cách mạng 4.0”.

Ngày 30/10/2020, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp với Trường Trung học phổ thông Lạng Giang số 2 tổ chức buổi Hội thảo: “Khởi nghiệp trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0”.

Thời tiết mưa, gió nhưng cũng không làm giảm được sự chú ý lắng nghe, những ánh mắt chăm chú và những tràng vỗ tay không ngớt của thầy cô và học sinh trong buổi hội thảo.

Mở đầu hội thảo với những chia sẻ chân thành và sâu sắc của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cùng những câu chuyện về tấm gương vượt khó nhằm giúp các em học sinh nhận thức được những cơ hội và thách thức trong tương lai.

Với phong cách trình bày vui vẻ, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã dẫn dắt người nghe đi từ bất ngờ này tới ngỡ ngàng khác.

“Tôi xin phép được đứng gần các em hơn, trông thấy các em tôi như nhớ lại hồi tôi còn trẻ”, câu nói đó của Giáo sư như một thông điệp rằng ở đây không có khoảng cách đối với các thế hệ tương lai của đất nước.

Không khí hào hứng từ những giây phút đầu tiên khi thầy đặt câu hỏi: “Các em thân mến, các em đoán tôi bao nhiêu tuổi? Năm nay tôi đã 83 tuổi rồi”. Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, nói.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đang diễn thuyết trong buổi Hội thảo: “Khởi nghiệp trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0” tại Trường Trung học phổ thông Lạng Giang số 2. Ảnh: Tùng Dương.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đang diễn thuyết trong buổi Hội thảo: “Khởi nghiệp trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0” tại Trường Trung học phổ thông Lạng Giang số 2. Ảnh: Tùng Dương.

Những thiếu thốn của thế hệ các thầy ngày xưa

Sau phần chia sẻ của Giáo sư về bản thân và gia đình, quá trình kiên trì học tập cũng như những khó khăn thầy đã phải vượt qua, thầy tâm sự:

“Tôi nghĩ lại hồi ấy sao chúng tôi gian khổ tới mức ấy, chúng tôi phải học ban đêm, đương nhiên là không có điện và không có cả đèn dầu.

Chúng tôi phải tự tạo ra những cái đèn từ thuốc đánh răng, hồi đó thuốc đánh răng hộp không giống như bây giờ…một tay che đèn, một tay viết, tôi hiểu rằng học cho mình không phải học cho bạn”.

Rồi thầy lại nói về cách học ngoại ngữ và thầy có đưa ra nhận định: Học tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung rất quan trọng đối với tương lai mỗi chúng ta.

“Tôi đã đi 30 nước, tôi thấy ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng là quan trọng vô cùng. Lời khuyên của tôi dành cho các em là phải học ngoại ngữ.

Vậy cách học tiếng Anh như nào cho hiệu quả? Đầu tiên học từ tối thiểu. Các em cố gắng học khoảng 1.000 từ.

Thứ hai là học theo mẫu câu, tôi đã đến trường, tôi đến trường, tôi sẽ đến trường. Tập trung vào 3 thì đó là hiện tại, quá khứ và tương lai. Đó là cách học tiếng Anh để nói”.

Trước khi nói về cuộc cách mạng 4.0, Giáo sư có nêu khái quát và đầy đủ các thông tin, sự kiện liên quan về các thành tựu của các cuộc cách mạng trước đó mang lại.

Với khoảng thời gian hơn 2 tiếng đồng hồ, thầy đã nói về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra trên thế giới như thế nào và cho các em học sinh rất nhiều lời khuyên quý báu.

Giáo sư nhấn mạnh về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cuộc cách mạng này vừa mở ra cơ hội lớn nhưng cũng mang đến nhiều thách thức cho thế hệ trẻ của Việt Nam. Trong tương lai, khi robot thay thế công việc của con người, nhiều lao động có nguy cơ bị thất nghiệp.

“Nếu các bạn không trang bị cho mình những hành trang tri thức các bạn cũng có nguy cơ bị thất nghiệp, do đó tôi khuyên các em phải chăm chỉ học ngoại ngữ và công nghệ thông tin.

Tương lai của thế hệ trẻ sẽ có rất nhiều cơ hội cũng như con đường dẫn tới thành công cho các bạn học sinh, những người chủ tương lai của đất nước, tôi mong các em tiếp cận công nghệ mới và không ngừng nỗ lực phấn đấu vươn lên”, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng nói.

Giáo sư nói đến cuộc cách mạng 4.0, thế nào là Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối (IoT), Dữ liệu lớn (Big Data), Robot thế hệ mới, Công nghệ Nano và sự phát triển theo hàm số mũ của các ngành Tin học, Công nghệ sinh học, vật liệu mới, Công nghệ in 3D…

Tiếp đó Giáo sư kể cho các em học sinh nghe về những tấm gương có thật và sự kiên trì, vượt qua số phận vươn lên trong cuộc sống, những câu chuyện này như tiếp thêm ngọn lửa hy vọng cho thế hệ trẻ.

Câu chuyện về Lê Thị Thắm, khi sinh ra không có hai tay nhưng đã vượt lên trong khó khăn đạt giải nhất viết chữ đẹp toàn tỉnh Thanh Hóa.

Không có 2 tay nhưng Lê Thị Thắm lại viết chữ rất đẹp bằng chân, đạt giải nhất viết chữ đẹp toàn tỉnh Thanh Hóa viết đẹp, không dừng lại ở đó Lê Thị Thắm không chỉ viết chữ đẹp mà thêu thùa cũng rất đẹp.

Câu chuyện của Trần Hồng Giang ở Nam Định liệt cả tay lẫn chân nhưng có thu nhập cao hơn mọi thanh niên trong làng bằng biên tập sách cho các nhà xuất bản.

Chuyện kể về cuộc đời của anh nông dân Trịnh Xuân Mười trình độ chưa hết cấp hai nhưng trở thành tỉ phú nhờ ý tưởng trồng cây Bơ thay thế cây muồng che bóng mát cho cây cà phê ở Tây Nguyên cũng mang đến cho học sinh thông điệp “có chí thì nên, đại học không phải là con đường duy nhất tới thành công, không được coi thường người nghèo”.

Tại buổi hội thảo, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cũng dành tặng những cuốn sách quý về nhiều lĩnh vực do mình viết để gửi tặng các em học sinh, thầy cô, đó là một điều rất quý đối với những thầy cô giáo nơi đây, như tiếp thêm một nguồn sinh khí mới.

Trước khi nói về cuộc cách mạng 4.0, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng có nêu khái quát và đầy đủ các thông tin, sự kiện liên quan về các thành tựu của các cuộc cách mạng trước đó mang lại. Ảnh: Tùng Dương.

Trước khi nói về cuộc cách mạng 4.0, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng có nêu khái quát và đầy đủ các thông tin, sự kiện liên quan về các thành tựu của các cuộc cách mạng trước đó mang lại. Ảnh: Tùng Dương.

Buổi hội thảo thêm phần thú vị với tương tác giữa Giáo sư Nguyễn Lân Dũng và các em học sinh. Theo Giáo sư, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vừa mang đến cơ hội lại cũng hàm ẩn nhiều thách thức:

“Cách mạng công nghiệp trước hết mang đến thách thức đó là cơ hội việc làm khi hiện nay nhiều nơi đã sử dụng máy móc và các robot để thay thế con người làm việc. Tuy nhiên cuộc cách mạng này cũng mang đến cho các em nhiều cơ hội.

Trước tiên các em sẽ có cơ hội trở thành những công dân toàn cầu. Bên cạnh đó việc học tập cũng như lao động sẽ thuận lợi hơn nhờ sự trợ giúp của khoa học kỹ thuật”.

Cuối buổi hội thảo, Giáo sư đã đưa ra nhiều lời khuyên sâu sắc, bổ ích cho học sinh và đã truyền cảm hứng, lan tỏa cho các em bằng những câu hô vang của học sinh cả trường về những chân lý.

“Để trở thành một công dân ưu tú trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 các em cần phải có cái đầu tiên đó là sức khỏe.

Thứ hai là vốn ngoại ngữ và thứ ba là công nghệ thông tin, chọn nghề phải dựa vào trí thông minh của mình…và phải luôn tự tin và kiên trì trước mọi khó khăn”, Giáo sư nói.

Kết thúc buổi hội thảo, thầy Đặng Việt Dũng - Phó hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Lạng Giang số 2 đã thay mặt các em học sinh và ban giám hiệu nhà trường nói lời cảm ơn đến Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, buổi hội thảo đã đem đến cho thầy cô và các em học sinh nhà trường rất nhiều bài học bổ ích.

"Những điều Giáo sư chia sẻ không chỉ có ích cho các em học sinh, mà ngay cả những giáo viên chúng tôi cũng học được nhiều điều, đặc biệt là việc hướng nghiệp cho các em học sinh”.

Thầy Việt Dũng cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban biên tập Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã tổ chức buổi hội thảo vô cùng ý nghĩa và cần thiết này.

Mong rằng Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tiếp tục tổ chức nhiều hội thảo hơn nữa để lan tỏa, truyền cảm hứng cho học sinh trên cả nước học tập, rèn luyện trở thành những người có ích cho xã hội, đất nước.

Thầy Đặng Việt Dũng - Phó hiệu trưởng (ngoài cùng bên trái) và Thầy Đặng Khắc Quang - Phó hiệu trưởng (ngoài cùng bên phải) cùng cô Bùi Thanh Hà - Phó Bí thư Đoàn trường, giáo dạy ngữ Văn, tặng hoa cho Giáo sư Nguyễn Lân Dũng tại buổi hội thảo. Ảnh: Tùng Dương.

Thầy Đặng Việt Dũng - Phó hiệu trưởng (ngoài cùng bên trái) và Thầy Đặng Khắc Quang - Phó hiệu trưởng (ngoài cùng bên phải) cùng cô Bùi Thanh Hà - Phó Bí thư Đoàn trường, giáo dạy ngữ Văn, tặng hoa cho Giáo sư Nguyễn Lân Dũng tại buổi hội thảo. Ảnh: Tùng Dương.

Ngôi trường "Kỷ cương - nền nếp; chủ động - sáng tạo; chất lượng - hiệu quả"

Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Đặng Việt Dũng - Phó hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Lạng Giang số 2, tỉnh Bắc Giang, chia sẻ:

“Ban giám hiệu nhà trường quyết tâm thực hiện tốt Chủ đề năm học "Kỷ cương - nền nếp; chủ động - sáng tạo; chất lượng - hiệu quả", chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của công dân đối với xã hội, cộng đồng cho học sinh.

Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên nhằm đẩy mạnh chất lượng giáo dục và đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Chú ý chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn. Tích cực triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới theo lộ trình đã đề ra. Triển khai thực hiện có hiệu quả giáo dục Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học (STEM).

Phấn đấu: Chi bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trường đạt danh hiệu “ Tập thể lao động xuất sắc. Công đoàn: vững mạnh. Đoàn thanh niên: vững mạnh, xuất sắc”.

Tổ chức dạy học ngoại ngữ: Tiếp tục nâng cao năng lực, trình độ cho giáo viên tiếng Anh. Đẩy mạnh xây dựng môi trường học tiếng Anh, duy trì các câu lạc bộ tiếng Anh cho giáo viên và học sinh.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án đẩy mạnh dạy tin học và ứng dụng công nghệ thông tin trong trường phổ thông giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn, quản lý kết quả học tập của học sinh.

Đổi mới phương pháp, hình thức dạy học, xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tăng cường, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học để thực hiện cả ở trên lớp và ngoài lớp học".

Cũng theo thầy Việt Dũng: "Để tiếp tục quán triệt tinh thần giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kĩ thuật - toán (Science - Technology - Engineering - Mathematic: STEM) trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông ở những môn học liên quan, nhà trường sẽ tăng cường rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tích cực làm việc với sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo, tự học theo hướng dẫn của giáo viên.

Tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học; dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập của mình.

Giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để học sinh tiếp nhận và vận dụng. Học sinh được tích cực, chủ động trong việc lĩnh hội và tiếp thu tri thức; tự đánh giá nhận thức của bản thân và bè bạn; trung thực trong học tập".

Một số hình ảnh trong buổi Hội thảo “Khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0” tại Trường Trung học phổ thông Lạng Giang số 2:

Tiết mục văn nghệ với điệu múa Bánh trôi nước của các em học sinh lớp 11 a11 mở đầu buổi hội thảo. Ảnh: Tùng Dương.

Tiết mục văn nghệ với điệu múa Bánh trôi nước của các em học sinh lớp 11 a11 mở đầu buổi hội thảo. Ảnh: Tùng Dương.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng và Ban giám hiệu Trường Trung học phổ thông Lạng Giang số 2. Ảnh: Tùng Dương.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng và Ban giám hiệu Trường Trung học phổ thông Lạng Giang số 2. Ảnh: Tùng Dương.

Hơn 1.300 em học sinh Trường Trung học phổ thông Lạng Giang số 2 tham dự buổi hội thảo. Ảnh: Tùng Dương.

Hơn 1.300 em học sinh Trường Trung học phổ thông Lạng Giang số 2 tham dự buổi hội thảo. Ảnh: Tùng Dương.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng: “Để trở thành một công dân ưu tú trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 các em cần phải có cái đầu tiên đó là sức khỏe". Ảnh: Tùng Dương.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng: “Để trở thành một công dân ưu tú trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 các em cần phải có cái đầu tiên đó là sức khỏe". Ảnh: Tùng Dương.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng giao lưu với đại diện học sinh Trường Trung học phổ thông Lạng Giang số 2. Ảnh: Tùng Dương.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng giao lưu với đại diện học sinh Trường Trung học phổ thông Lạng Giang số 2. Ảnh: Tùng Dương.

Với khoảng thời gian hơn 2 tiếng đồng hồ, Giáo sư đã nói về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra trên thế giới như thế nào. Ảnh: Tùng Dương.

Với khoảng thời gian hơn 2 tiếng đồng hồ, Giáo sư đã nói về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra trên thế giới như thế nào. Ảnh: Tùng Dương.

Có nhiều học sinh muốn Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đưa ra những lời khuyên trong việc hướng nghiệp. Ảnh: Tùng Dương.

Có nhiều học sinh muốn Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đưa ra những lời khuyên trong việc hướng nghiệp. Ảnh: Tùng Dương.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã cho các em học sinh những lời khuyên quý báu. Ảnh: Tùng Dương.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã cho các em học sinh những lời khuyên quý báu. Ảnh: Tùng Dương.

"Tôi mong các em tiếp cận công nghệ mới và không ngừng nỗ lực phấn đấu vươn lên”, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng nói. Ảnh: Tùng Dương.

"Tôi mong các em tiếp cận công nghệ mới và không ngừng nỗ lực phấn đấu vươn lên”, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng nói. Ảnh: Tùng Dương.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng tặng sách cho đại diện các em học sinh của trường. Ảnh: Tùng Dương.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng tặng sách cho đại diện các em học sinh của trường. Ảnh: Tùng Dương.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng chụp ảnh lưu niệm với đại diện các em học sinh của trường. Ảnh: Tùng Dương.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng chụp ảnh lưu niệm với đại diện các em học sinh của trường. Ảnh: Tùng Dương.

Thầy Đặng Việt Dũng - Phó hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Lạng Giang số 2 tặng hoa cho Giáo sư Nguyễn Lân Dũng tại buổi hội thảo. Ảnh: Tùng Dương.

Thầy Đặng Việt Dũng - Phó hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Lạng Giang số 2 tặng hoa cho Giáo sư Nguyễn Lân Dũng tại buổi hội thảo. Ảnh: Tùng Dương.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng chụp ảnh lưu niệm với tập thể cán bộ, giáo viên Trường Trung học phổ thông Lạng Giang số 2 tại buổi hội thảo. Ảnh: Tùng Dương.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng chụp ảnh lưu niệm với tập thể cán bộ, giáo viên Trường Trung học phổ thông Lạng Giang số 2 tại buổi hội thảo. Ảnh: Tùng Dương.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng chụp ảnh lưu niệm với các em học sinh Trường Trung học phổ thông Lạng Giang số 2 tại buổi hội thảo. Ảnh: Tùng Dương.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng chụp ảnh lưu niệm với các em học sinh Trường Trung học phổ thông Lạng Giang số 2 tại buổi hội thảo. Ảnh: Tùng Dương.

Chuỗi Hội thảo “Khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0” là một hoạt động ngoại khóa đặc biệt mà Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp với các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường trung học phổ thông trong cả nước tổ chức.

Với diễn giả đặc biệt là Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng, các cuộc hội thảo đã thu hút hàng chục ngàn lượt nghe của các cán bộ, giáo viên, học sinh các trường.

Trong khuôn khổ các buổi hội thảo, các em học sinh, sinh viên đã được Giáo sư Nguyễn Lân Dũng hun đúc niềm đam mê khởi nghiệp trong thời đại mới, đầy thách thức nhưng cũng đầy cơ hội.

Hiện tại, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tiếp tục tổ chức chuỗi Hội thảo: “Khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0”. Các nhà trường có thể đăng ký qua số điện thoại đường dây nóng: 0938.766.888 - 0243.5569666; 0243.5569777. Email: toasoan@giaoduc.net.vn.

Mọi chi phí tổ chức hội thảo đều do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam chi trả.

Tùng Dương