Những câu văn... “cười ra nước mắt” (P1)

30/04/2012 06:10
Kim Ngân (Tổng hợp)
(GDVN) - Những câu văn ngây ngô, nhầm lẫn giữa các tác phẩm hay những cách so sánh “không nhịn được cười” của các sỹ tử trong các kỳ thi tốt nghiệp, đại học trong vài năm gần đây.
Dùng những từ ngây ngô
Khó có thể hiểu nổi cách dùng từ và trí tưởng tượng của những học sinh này.

- Xuân Quỳnh đã "phơi" bài văn của mình ra như vậy mà không sợ bị "giảm giá".

- Mổ xẻ trái tim để tìm ra hóc môn yêu.

- Khát nước thì uống nước rồi khỏi bị khát ngay nhưng khát tình thì uống gì đây cho đỡ khát thèm.

- Khi yêu nhau mà người yêu của mình đi nghĩa vụ thì thối óc.

- Việt rất dũng cảm không sợ chết, đối với Việt chết là cái hồn rời khỏi các lên nóc nhà chơi.

- Sóng của Xuân Quỳnh là một cội nguồn của Văn học Việt Nam.

- Lúc đầu chờ đợi trong sự lạc quan càng ngày càng trở thành bi quan. Họ muốn chạy tới nơi xa để gặp lại người yêu của mình chứng đó đủ thấy được sự thiệt thòi của người đàn bà khi trai gái, bồ bịch.

Thậm chí, học sinh này còn ngây ngô “sáng tạo” trong cách dùng từ quá phong phú, đa dạng ở đoạn văn "Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn "Vợ nhặt" của Kim Lân":
"Quần áo của cô gái này rách tả tơi như tổ đỉa, thân hình gầy còm, ốm yếu đến mức chỉ có da bọc xương. Khuôn mặt thị gầy xọp như hình lưỡi cày. Nhìn cô, chúng ta chỉ có thể thấy được hai con mắt. Dáng người, "vẻ đẹp" của thị (nhân vật người vợ - PV) cũng tương đương "vẻ đẹp" của vợ Chí Phèo (nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao - PV)… Có lẽ thị là hình tượng của một con "ma đói" năm 1945".

Phân tích các cụm từ "dữ dội – dịu êm", "ồn ào – lặng lẽ", một thí sinh viết: "Đó là những cung bậc của tình yêu trong một người phụ nữ. Ai cũng nói tình yêu phụ nữ khó hiểu lắm. Khi mới yêu thì họ dịu êm, lặng lẽ, khi về làm vợ rồi thì dữ dội và ồn ào. Điều này đúng thực tế lắm".

Câu 3b phân tích nhân vật Tràng trong Vợ Nhặt của Kim Lân, có học sinh viết: "Tràng rất giàu có vì rích bố cu… Tràng xấu xí, dở hơi, tất cả các cô gái trong xóm đều tránh né, khinh bỉ, chê bai anh thế mà anh dắt về một cô vợ khiến cả xóm ngụ cư phải lác mắt…; họ không bất khuất trước khó khăn chồng chất".

Dù câu “Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi là đề “đóng” nhưng nhiều thí sinh đã thể hiện khả năng “sáng tạo” kinh hoàng.

Tưởng tượng hoàn cảnh gia đình Việt vô cùng bi đát: "Cả gia đình em thương binh Việt bị chết sạch sẽ, cả nội ngoại cha mẹ anh chị em đều bị thằng Pháp đem ra pháp trường bắn hạ, chỉ có Việt bị thương còn sống với chị Liên đi bộ đội ở nhà chú Năm…".

"Việt không sợ chết mà chỉ sợ con ma lè lưỡi dài thòn lòn ngồi trên rừng cao su rên khóc đòi con… Lúc này Việt nhớ đến má, nhớ khi xin má đi bộ đội má không cho bảo chị mày lớn đi trước, mày còn nhỏ đi rủi chết như má làm sao(!)Giờ thì Việt nằm chèo queo sợ ma run run…".

Nếu không có trí tưởng tượng phong phú, thì thí sinh không thể miêu tả được như thế này: “Việt bị lạc đồng đội 2 ngày 5 đêm, anh lê đi đến đâu ruồi bu đen ngòm đến đó. Chỗ vết thương ra máu rất nhiều, có chỗ ướt sũng, chỗ dẻo nhẹo, chỗ thì khô cứng. Anh lê mũi lê đi trước, hai cù lôi tay nhất cánh tay anh lên, cái chân bị thương cho nó đi sau cùng, anh không biết mình đang bò lên những gì nữa vì anh đang bất tỉnh. Tỉnh dậy là anh tìm súng. Tao thấy thằng giặc là tao bắn nó liền. Súng của tao chưa hết đạn mà. Nhưng thực tế anh bị mù thì làm sao thấy mà bắn được…”.

Năm gần đây, những câu văn bất hủ, cách so sánh phong phú, sáng tạo của thí sinh khiến nhiều người "cười ra nước mắt" (ảnh minh họa internet).
Năm gần đây, những câu văn bất hủ, cách so sánh phong phú, sáng tạo của thí sinh khiến nhiều người "cười ra nước mắt" (ảnh minh họa internet).

Cách so sánh “cười ra nước mắt”

Khó có thể nhịn nổi cười khi thí sinh có nhiều cách so sánh độc đáo, liên tưởng phong phú đến như thế này trong bài văn nghị luận xã hội:

- Tình yêu như 1 thanh sô cô la dễ chảy nước, đen xì xì nhưng lại rất thơm và ngon.

Trong một bài nghị luận, thí sinh viết: "Tôi - đứa con của một tình yêu mang tên Si đa. Tôi là đứa con bị gia đình ruồng bỏ là nỗi thất vọng của dòng họ,và họ bỏ tôi, bơ vơ, lạc lỏng giữa cuộc đời đầy mưu sinh và phức tập. Đâu còn ai nhớ đến tôi đâu".

- Đúng vậy, chúng ta là những con chim chiếc lá kia, sống trong cs hòa bình này thì phải cất cao giọng hót trong sáng cao 1 chết của mình và đem màu xanh tươi tắn hy vọng tô điểm cho cuộc đời. Với một sự thật mà mỗi chúng ta phải hiểu đó là "có vay, có trả" khi bạn cho đi một cái gì đó dù bé nhỏ.

So sánh hình tượng sóng trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh: "Sóng như một chàng trai khù khờ, dại dột, một thân một mình, thế cô, thân cô, tự mò ra tận bể để tìm người đàn bà mà mình chót yêu. Sóng là thứ Tình yêu lúc thì trào lên, lúc thì tụt xuống như cục đá tan từ từ".

Hay câu văn rất thật thà của một bạn học sinh: "Bạn ấy yêu nghề sư phạm nhưng bố mẹ bạn ấy bảo: ôi con ơi con đi nghề đó làm gì khổ lắm, mà lương thì ít khó làm giàu lắm con ơi! Vì sợ cha mẹ phiền lòng nên bạn ấy thay đổi ý định".
Cũng chính câu luận về việc lựa chọn sự nghiệp cho mình, có học sinh lại viết: "Không có tiền để ăn học nữa thì phải ở nhà đi chăn vịt, chăn trâu".
"Người ta hay nói cửa ngõ là một ngã rẽ của tâm hồn định mệnh. Nó có giết ta bất cứ lúc nào không hay. Nếu như cửa ngõ ấy là một định mệnh hay mà ta mắc chứng bệnh sợ máu hay run tay chân thì sao nhỉ? Đúng là một hiểm họa".
Với câu 3a, phân tích đoạn thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có học sinh viết: "Chiếc thuyền hoàng hôn mờ trong sương sớm, họ dũng cảm không sợ tiếng gầm của những con cọp đang thèm thịt người".
Một đoạn văn ngẫu hứng khác: "Không bước nữa là muốn nói tình yêu thương với người vợ ở nhà trước sau như một chỉ một bước mà thôi, gục lên súng mũ là bỏ quên lại tất cả những thú vui chơi, lêu lổng của đời đi tòng quân".
Hay cách miêu tả, bình luận của thí sinh về tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài): "Mỵ và A Phủ là một đôi thanh mai trúc mã, họ thực lòng thực dạ yêu nhau quên trời quên đất, mặt dù quá xá người cản trở nhưng họ củng lấy được nhau bằng cách dắt nhau đi vô rừng. Gia đình nhà thống lý bá tra là chồng trước của Mỵ đã kéo đế, Mỵ dung cùi chỏ lên, đánh cho bọn nó tang tát hết trơn, mỵ lại giù A phủ vô nhà, miệng của Mỵ rỉ rỉ mấy giọt máu. Nhà Tô Hoài đã đề cao giá trị nhân đạo bằng cách cho cô mỵ đánh bọn cường hào ác bá kia đề dành lấy tự do và tình yêu chung thủy".
Kim Ngân (Tổng hợp)