Những con số thiếu cơ sở khoa học trong 1 Dự thảo Nghị định

02/11/2019 07:17
Tùng Dương
(GDVN) - Con số 100 bài báo 1 năm chỉ bằng 1 khoa của trường tôi thôi. Một trường Đại học định hướng nghiên cứu lại chỉ bằng một khoa của trường khác thì sao nghe được.

Ngày 28/10, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Tọa đàm: “Rào cản tự chủ đại học trong Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học”.

Tới dự Tọa đàm có Giáo sư Lâm Quang Thiệp - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tiến sĩ Lê Viết Khuyến - nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo

Giáo sư Trần Đức Viên - Chủ tịch Hội đồng học viện, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Cùng nhiều phóng viên của các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội, tham dự và đưa tin.

Video: Giáo sư Lê Vinh Danh - Hiệu trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng chia sẻ quan điểm của mình về vấn đề này:

Giáo sư Lê Vinh Danh, cho biết:

Ý thức và hệ thông chính trị của chúng ta quyết tâm đổi mới sự nghiệp công lập, mà cụ thể ở đây là trường đại học công lập, từ đó ta mới có sự thay đổi của Luật Giáo dục Đại học này.

Nhưng hiện nay có tình trạng các bộ không muốn buông công việc và cũng không muốn thực hiện theo luật này.

Chúng ta đang khuyến khích tư nhân đầu tư vào Giáo dục, nhưng chính chúng ta lại viết ra câu chữ làm triệt tiêu việc đó.

Điều thứ 12: (Công nhận cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu) và Điều 13 những chi tiết liên quan.

Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Giáo dục Đại học vừa thừa vừa thiếu

Tôi thấy những con số ở đây đều không ổn, các danh mục tạp chí khoa học uy tín không nên chỉ để Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định, mà phải là Bộ Khoa học và Công nghệ vì bộ này quản mảng khoa học.

Nếu quy định trong 3 năm gần nhất, các cơ sở giáo dục đại học công bố trung bình mỗi năm từ 100 bài báo trở lên ở các tạp chí khoa học có uy tín trên thế giới, và đạt tỷ lệ trung bình mỗi năm từ 0,3 bài trở lên đối với giảng viên cơ hữu.

Nếu chúng ta không xác định được danh mục đó, thì tốt nhất là chúng ta nên dựa vào những danh mục đang có sẵn, còn nếu xác định thì phải có vai trò của Bộ Khoa học và Công nghệ. Một mình Bộ Giáo dục tôi không nghĩ rằng có thể xác định được chính xác.

Tôi chưa nói đến con số 100 bài báo này ở đâu ra, tại sao lại là 100? Thưa với các vị là con số này chỉ bằng 1 khoa của trường tôi thôi. Vậy mà một trường đại học định hướng nghiên cứu, lại chỉ bằng một khoa của trường khác thì làm sao lại gọi là định hướng tri thức.

Bộ phận soạn thảo người ta nghĩ ra nhưng không hề có thực tế, dù rằng chúng ta đang đưa ra con số có tính trung bình, để cho cả hệ thống làm được, chứ không phải cho nhóm trên hoặc nhóm dưới.

Dự thảo Nghị định nếu không sửa sẽ bó các trường đại học ghê gớm
Dự thảo Nghị định nếu không sửa sẽ bó các trường đại học ghê gớm

Nhưng con số trung bình ở đây phải là con số mà hiện nay quốc tế đã quy định rất rõ, bình quân không được thấp hơn 200 bài /1 năm, nhưng người ta cho phép ở nhiều tạp chí có uy tín, chứ không phải hoàn toàn ở 1 tạp chí.

Liên tục trong 5 năm, như vậy là trên 1.000 bài, năm nào dưới 200 bài là bị loại, tiêu chí nào thì người ta đã thống kê cả 20 năm rồi, sao chúng ta không theo việc đó mà lại đi nghĩ ra những con số không hề có cơ sở.

Điểm 14: "Giảng viên, cán bộ quản lý cơ hữu của trường đại học công lập, là giảng viên cán bộ được tuyển dụng, sử dụng, quản lý theo quy định về biên chế và vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập."

Bây giờ mà còn dùng từ biên chế và vị trí việc làm, tức là sai tinh thần Nghị quyết 19, Nghị quyết 19 nói không có viên chức không xác định thời hạn nữa mà chuyển sang viên chức có thời hạn, việc này giúp làm cho bộ máy linh hoạt.

Không phiền phức gì khi có một người làm việc không hiệu quả mà lại để lâu trong hệ thống, hết hợp đồng là có thể cho nghỉ.

Ở đây mình lại giữ câu quy định về biên chế và vị trí việc làm sự nghiệp công lập, như vậy là quay trở lại các quy định cũ về biên chế.

Trường Tôn Đức Thắng chúng tôi đã xây dựng một khung sản phẩm của giảng viên, nếu như giảng dạy là 60%, nghiên cứu là 40% thì khung sản phẩm 1 năm sẽ là?

Hai đối tượng mất đặc quyền, không muốn trường đại học tự chủ
Hai đối tượng mất đặc quyền, không muốn trường đại học tự chủ

Chúng tôi đã tính toán rằng nếu người ta làm việc 8 giờ 1 ngày, 52 tuần 1 năm thì sản phẩm trung bình mà một trí thức có thể làm được tương đương với Tiến sĩ là ngần này, Thạc sĩ là ngần này và chúng tôi gọi đó là danh mục sản phẩm.

Chúng tôi cho phép nếu anh làm đúng danh mục sản phẩm này, thì thời gian do anh tự quyết định, anh có thể làm 3 tháng, 5 tháng…

Người bình thường làm việc đó 12 tháng, nhưng với người giỏi họ chỉ làm trong 6 tháng thì sao? Vậy nên để họ làm 6 tháng, tại sao lại bắt họ đến trường đủ trong 12 tháng, vô lý.

Chính vì vậy chúng tôi mời được rất nhiều giáo sư nước ngoài vì họ làm việc theo chế độ đó, chỉ cần họ bảo đảm khối lượng công việc đầu ra là được.

Bây giờ chúng ta đang cố gắng hô hào tự chủ, và tăng cường tính hiệu quả của hệ thống quản lý vào hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập, mà lại quy định như biên chế và quản lý việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập, đó là quy định cũ.

Xóa cơ chế chủ quản phải đấu tranh lâu dài, vì dịch chuyển quyền lực không dễ
Xóa cơ chế chủ quản phải đấu tranh lâu dài, vì dịch chuyển quyền lực không dễ

Như vậy là siết lại, cơ hữu sẽ là gì? Sẽ là 1 ngày làm 8 giờ, 40 giờ 1 tuần và 52 tuần trong 1 năm phải có mặt đủ và không được làm thêm nơi khác.

Điểm thứ 15: (tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học) Trong này viết y như Luật đưa ra và không có một sự giải thích nào hết. Bây giờ cho phép dạng tổ chức nào? Chính phủ hay phi Chính phủ hoặc tổ chức không lợi nhuận…có thể thành lập.

Ta nên quy định luôn là bao lâu nữa sẽ ban hành thông tư, quy định hướng dẫn thành lập… thì lại không nói, chỉ chép lại Luật ra thôi. Có nghĩ là điều này thừa, không cần thiết, trong khi chỗ cần thì không giải thích.

Tùng Dương