Phụ huynh “tố” Trung tâm đào tạo quốc tế (ĐHKHTN TP.HCM) tăng học phí

10/08/2012 06:04
Hương Giang
(GDVN) - Đầu năm nhà trường có báo với sinh viên là mỗi tín chỉ chỉ có mức học phí là 600 ngàn đồng, một môn có 3 tín chỉ thì có học phí là 1,8 triệu đồng, nếu thi rớt thì sẽ phải mất thêm 1,8 triệu để học lại môn đó. Tuy nhiên, khi gọi điện đến nhà trường thì sinh viên lại được thông báo là mỗi tín chỉ phải mất 117 đô la, một môn học 3 tín chỉ sẽ mất 351 đô la.

Đây là thông tin phản ánh của một phụ huynh có con đang học tại Trung tâm đào tạo quốc tế (ITEC) thuộc ĐHKHTN TP.HCM gửi đến Báo Giáo dục Việt Nam. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam đã có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm đào tạo quốc tế ITEC:

Ông Trần Công Danh, Phó Giám đốc trung tâm ITEC trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam.
Ông Trần Công Danh, Phó Giám đốc trung tâm ITEC trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam.
Trả lời thắc mắc của phụ huynh, ông Trần Công Danh, Phó Giám đốc trung tâm ITEC giải thích: “ITEC có hai chương trình đào tạo cử nhân: Công nghệ thông tin AUT và Kinh doanh quốc tế Mỹ. Dựa trên số học phí tín chỉ và số sinh viên như phụ huynh phản ánh cho thấy các sinh viên này đang học chương trình Công nghệ thông tin.
Phản ánh của phụ huynh về việc nhà trường tăng học phí tín chỉ từ 600 ngàn/một tín chỉ lên 117 đô la/một tín chỉ áp dụng cho sinh viên đã vào học là không đúng. Mức học phí 117 đô la/một tín chỉ sẽ áp dụng cho sinh viên nhập học từ tháng 10 năm nay, tức là từ năm học mới 2012-2013. Như vậy, toàn bộ sinh viên đã nhập học từ các năm trước thì vẫn giữ nguyên mức học phí là 600 ngàn/một tín chỉ, khi thi lại tín chỉ cũng áp dụng mức này.
Lý do chương trình cử nhân tăng học phí tín chỉ từ năm học 2012-2013 là bởi sẽ có giáo viên từ nước ngoài đến giảng dạy nhiều hơn.”
Về việc trong 50 sinh viên thi tín chỉ mà chỉ có 6 sinh viên đậu, ông Danh giải thích: Những sinh viên này vừa mới học giảng viên nước ngoài từ trường ĐH AUT (Trường Auckland, New Zealand- trường sẽ cấp bằng cho chương trình cử nhân Công nghệ thông tin của ITEC) sang giảng dạy, do có sự khác biệt văn hóa nên sinh viên bị trượt nhiều hơn. Giảng viên nước ngoài rất nghiêm khắc, đòi hỏi cách học rất khác với giáo viên Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ cần học tín chỉ thứ hai với giảng viên nước ngoài là sinh viên quen với cách dạy và học, số sinh viên bị rớt sẽ ít đi.
Ông Trần Công Danh nhấn mạnh, các chương trình cử nhân của ITEC rất quan trọng “đầu ra”, chỉ sinh viên nào học tập nghiêm túc mới được tốt nghiệp. Sinh viên nào trượt tín chỉ thì phải thi lại và đóng tiền học lại tín chỉ đó. Khi học với giảng viên nước ngoài, bài thi của sinh viên gửi sang trường AUT chấm. Nhiều phụ huynh cho rằng, cứ học chương trình quốc tế đóng nhiều tiền là tốt nghiệp được, nhưng đó là quan niệm sai lầm.
Hiện đã có hai khóa đã ra trường và tỉ lệ tốt nghiệp được không cao. Chẳng hạn khóa đầu tiên có 50 sinh viên thì chỉ có 20 sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp. Khóa thứ hai có 40 sinh viên thì chỉ có 21 sinh viên tốt nghiệp được. Các sinh viên khi đã tốt nghiệp đều có việc làm. Ông Danh nói, trung tâm không hề sợ mang tiếng vì tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp thấp, cũng như việc sinh viên thi rớt tín chỉ là bình thường, vì trung tâm đòi hỏi sinh viên phải có chất lượng thực sự mới được tốt nghiệp.

Trước đó, Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ cũng bị sinh viên "tố" nâng tín chỉ để thu thêm học phí

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Bộ Giáo dục chính thức công bố điểm sàn ĐH, CĐ năm 2012

Cười đau bụng, tức nổ mắt với sách in lậu (P1)

Tuyển sinh 2012: Vội vàng công bố điểm chuẩn kiếm sinh viên

Cảnh giác với giấy báo trúng tuyển đại học

Hàng trăm sinh viên đạp xe diễu hành kêu gọi ủng hộ người đồng tính

Công bố điểm thi Đại học: Mùa trạng nguyên hay mùa tự tử?

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Hương Giang