Thiếu hụt nguồn nhân lực trong ngành lập trình di động

07/10/2013 11:00
PV
(GDVN) - Mặc dù nền kinh tế ảm đạm trong suốt những năm trở lại đây đã đẩy nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp sụt giảm nghiêm trọng, thế nhưng vẫn tồn tại những nhóm ngành cung không đủ cầu. Trong đó có ngành lập trình di động
Cơn sốt điện thoại thông minh và nhu cầu nhân lực khổng lồ

Điện thoại thông minh – smartphone tuy gia nhập vào thị trường Việt Nam chưa lâu, song với tính tiện dụng của nó, đã từng bước dần chiếm lĩnh thị trường di động tại đất nước này. Càng ngày, với những tính năng được nâng cấp và sự phong phú, đa dạng về mẫu mã, chủng loại, sự khai sinh của những chiếc smartphone giá rẻ, mức độ “phủ sóng” của thiết bị công nghệ cao ngày càng rộng. Trong một báo cáo của IDC Việt Nam, lượng smartphone bán ra tại thị trường Việt Nam trong năm nay có thể lên đến 6 triệu chiếc.

Smartphone thay đổi cuộc sống nhiều người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ. Ảnh minh họa: Internet
Smartphone thay đổi cuộc sống nhiều người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ. Ảnh minh họa: Internet


Cũng theo đó, “nhờ ưu điểm nhỏ gọn nhưng tích hợp nhiều ứng dụng, điện thoại di động thông minh đang trở thành vật bất ly thân của những người trẻ năng động hiện nay. Vì thế, phát triển phần mềm cho di động cũng trở thành mục tiêu của các doanh nghiệp công nghệ, lao động ngành này trở thành “hàng hiếm” trên thị trường lao động”. Ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc thường trực Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động (Falmi) cho biết.

Trên các trang web tuyển dụng như Vietnamworks, nhu cầu tuyển dụng lập trình viên di động tăng dần theo theo thời gian, với mức lương ở mức khá cao, từ 12.000 USD/ năm – 17.000 USD/năm. Ông Tăng Trị Trọng, Giám đốc Kinh doanh toàn quốc của VietnamWorks cũng có chung nhận định:  “Nguồn nhân lực cho ngành này không những là mối quan tâm của các đơn vị tuyển dụng trong nước mà còn được cả các công ty nước ngoài săn đón vì khả năng lập trình của kỹ sư Việt Nam khá tốt, làm việc cần cù chịu khó học hỏi.

Ngoài ra sự phát triển không ngừng của CNTT ở Việt Nam trong thời gian gần đây như thanh toán điện tử, thị trường điện thoại di động, dịch vụ internet không dây, dẫn đến việc tăng trưởng không ngừng về nhu cầu nhân lực trong ngành nghề này”.

Chưa có lời giải cho bài toán nhân lực trong ngành lập trình di động

Tuy nhiên, chưa nói đến ngành lập trình di động, thực tế thị trường nhân lực CNTT đang thiếu hụt nghiêm trọng.

Hiện, cả nước có 271 cơ sở đào tạo CNTT. Thậm chí, ngay cả dựa theo chỉ tiêu tuyển sinh với quy mô đào tạo tăng 10% mỗi năm, Bộ TT&TT vẫn dự báo nguy cơ thiếu nhân lực CNTT trầm trọng trong những năm tới. Trong khi đó, số thí sinh dự thi vào ngành này đang có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây.

Tìm kiếm việc làm trong ngành CNTT không phải là điều quá khó khăn. Ảnh minh họa: Internet
Tìm kiếm việc làm trong ngành CNTT không phải là điều quá khó khăn. Ảnh minh họa: Internet


Chưa kể, đa phần những sinh viên CNTT hiện nay đang chưa thể đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Phần lớn sinh viên đang thiếu những kỹ năng cần thiết trong công việc như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng ngoại ngữ… Rất nhiều sinh viên đòi hỏi phải “dạy” lại từ 3-6 tháng mới có thể bắt đầu trong công việc.

Chú trọng phát triển về chất và đổi mới “dạy – học”

Trong bối cảnh đó, một việc mà các cơ sở đào tạo nhân lực CNTT có thể làm ngay đó là thay đổi về “chất”, chú trọng đổi mới “dạy – học”.

Trong thời gian trước, Aptech Việt Nam đã chứng tỏ sự nhạy bén của một đơn vị đào tạo CNTT lâu đời khi đưa vào giảng dạy thiết kế và phát triển các ứng dụng, web portal trên các môi trường J2EE, .NET, và Mã nguồn mở… Đón đầu sự phát triển của công nghệ, ngay trong ACCPi13, Aptech Việt Nam đã cập nhật vào chương trình học những môn học mới như Lập trình phát triển ứng dụng di động (Mobile Applications Development) trên nền tảng Android, iOS, Windows Phone; Điện toán đám mây (Cloud Computing); An ninh mạng (Internet Security)…

 
Tại Aptech, học viên được học tập kiến thức và rèn luyện các kỹ năng cần thiết phục vụ cho công việc
Tại Aptech, học viên được học tập kiến thức và rèn luyện các kỹ năng cần thiết phục vụ cho công việc


Bên cạnh đó, Aptech tiếp tục phát huy thế mạnh của mình trong việc đào tào “toàn diện hóa” học viên với cách thức “50% lý thuyết – 50% thực hành”, đánh giá chất lượng học viên thông qua những sản phẩm được tạo ra trong quá trình học. Học viên cũng được rèn luyện kỹ năng mềm thông qua những lớp học ngoại khóa, hướng dẫn “kỹ năng làm việc nhóm”; “kỹ năng làm việc độc lập”; “kỹ năng xử lý tình huống”; “kỹ năng thuyết trình”; “kỹ năng quản lý thời gian”… để hòa nhập nhanh chóng trong mọi môi trường công việc.

Học viên tại Aptech cũng được tham gia những khóa “On-job Training” tại các doanh nghiệp phần mềm lớn, phối hợp viết các phần mềm cho những đơn vị đối tác của Aptech như Microsoft với nhiều cơ hội việc làm sau khi kết thúc khóa học…

Box: Với kinh nghiệm 14 năm giảng dạy và đào tạo hàng triệu lập trình viên, Aptech luôn chứng tỏ là một cơ sở đào tạo CNTT hàng đầu thế giới. Đặc biệt, Aptech Việt Nam 11 năm liên tiếp giữ vị trí đứng đầu các đơn vị đào tạo CNTT khi liên tục đón nhận những danh hiệu hàng đầu như cúp top ICT VN và huy chương vàng ICT.

Thông tin chi tiết về chương trình học, tham khảo tại: http://aptechvietnam.edu.vn/vietnam/index.aspx

PV