Thứ trưởng Bùi Văn Ga: "Năm nay sẽ không còn chuyện 27 điểm trượt đại học"

29/07/2016 07:45
Thùy Linh
(GDVN) - Sáng 28/7, Bộ GD&ĐT đã quyết định mức điểm sàn đại học cho tất cả các tổ hợp môn thi là 15 điểm, kể cả khối D, dù điểm môn Ngoại ngữ rất thấp.

Chất lượng là tiêu chí hàng đầu để xác định điểm sàn

Trao đổi với báo chí sáng 28/7, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, điểm sàn xét tuyển Đại học năm 2016 được Hội đồng xác định điểm sàn xác định dựa trên 3 yếu tố: Đảm bảo chất lượng, chỉ tiêu tuyển sinh và phương thức xác định tổ hợp của các trường.

Để đảm bảo chất lượng đầu vào, Bộ GD&ĐT, cũng như Hội đồng tư vấn, xác định trung bình mỗi môn thi phải 5 điểm. Vì vậy, điểm sàn phải quanh ngưỡng 15 điểm.

Những năm thực hiện "3 chung", điểm sàn chưa bao giờ vượt ngưỡng 15 điểm 3 môn. Phổ điểm các khối thi chủ yếu lệch trái (phần điểm thấp).

Từ năm 2015, do mục đích tổ chức kỳ thi thay đổi, phổ điểm lệch nhiều về bên phải (điểm cao). Phổ điểm năm nay thuận lợi cho các trường xét tuyển, ngoại trừ môn ngoại ngữ điểm hơi lệch trái.

Hội đồng xác định điểm sàn xác định dựa trên 3 yếu tố: Đảm bảo chất lượng, chỉ tiêu tuyển sinh và phương thức xác định tổ hợp của các trường (Ảnh: Thùy Linh)
Hội đồng xác định điểm sàn xác định dựa trên 3 yếu tố: Đảm bảo chất lượng, chỉ tiêu tuyển sinh và phương thức xác định tổ hợp của các trường (Ảnh: Thùy Linh)

Về chỉ tiêu tuyển sinh, năm nay tổng số chỉ tiêu đăng ký của các trường là 420.000 thí sinh trong đó đã có 100.000 thí sinh được xét tuyển từ kết quả học tập THPT. Do đó, điểm sàn được Hội đồng xét tuyển đảm bảo nguồn xét tuyển cho 320.000 chỉ tiêu.

Với phương thức tổ hợp xét tuyển của các trường, Hội đồng xác định chỉ tiêu với 5 khối truyền thống là A, A1, B, C, D chứ không xác định với các tổ hợp khối thi do các trường tự bổ sung.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: "Năm nay sẽ không còn chuyện 27 điểm trượt đại học" ảnh 2

Thí sinh lựa chọn ngành nghề nên dựa vào tiêu chí nào?

(GDVN) - Cán bộ Bộ GD&ĐT khuyên: "Thí sinh nên lựa chọn theo tổ hợp môn nào mà mình có điểm và có cơ hội trúng tuyển cao nhất".

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, Hội đồng tư vấn xác định điểm sàn gồm 27 thành viên đến từ các trường. Bộ đưa ra ba phương án ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào là 15,5 điểm; 15 điểm và 14,5 điểm.

Cuối cùng, tất cả các thành viên đều thống nhất chọn 15 điểm cho tất cả các khối thi dù Bộ băn khoăn khối D có thể cao hơn so với thực tế. 

"Điều này cho thấy quyết tâm đảm bảo chất lượng của các trường chứ không phải là chạy theo chỉ tiêu. Chất lượng vẫn là tiêu chí hàng đầu để xác định điểm sàn" -Thứ trưởng Ga khẳng định.

Theo quan điểm Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, khi xác định điểm sàn, Bộ GD&ĐT sẽ tạo điều kiện cho các trường tuyển sinh, trong đó, đảm bảo chất lượng là một tiêu chí quan trọng.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cũng nhận định rằng, năm nay, trung bình điểm đầu vào của các trường top trên sẽ không có xê dịch lớn và cũng sẽ không còn tình trạng học sinh 27 điểm nhưng vẫn trượt đại học như năm ngoái.

Vượt chỉ tiêu sẽ xử lý chủ tịch hội đồng tuyển sinh

Thứ trưởng Bùi Văn Ga lưu ý, năm nay Bộ GD&ĐT sẽ yêu cầu các trường thực hiện nghiêm việc xét tuyển theo đúng chỉ tiêu đã đăng ký. Chỉ tiêu này là năng lực tối đa mà các trường có thể đào tạo. Do đó, các trường chỉ được tuyển thấp hơn hoặc bằng chứ không được tuyển hơn.

Riêng với các trường vùng khó khăn, Thứ trưởng cho biết Bộ GD&ĐT sẽ cân nhắc thêm để các trường tuyển đủ chỉ tiêu.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: "Năm nay sẽ không còn chuyện 27 điểm trượt đại học" ảnh 3

Tiến sĩ Lê Viết Khuyến: Có thể mở rộng kỳ thi đánh giá năng lực ra cả nước

(GDVN) - Đó là quan điểm của TS. Lê Viết Khuyến, nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&Đ) khi ông chứng kiến phổ điểm thi của Đại học Quốc gia Hà Nội.

 
Năm 2015, theo đề nghị của Ban chỉ đạo “3 Tây” (Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ), Bộ GD&ĐT cho phép các trường ở vùng khó khăn khi tuyển thí sinh địa phương được hạ thấp hơn điểm sàn của Bộ 1 điểm.

Mục đích là các trường đào tạo nhân lực cho địa phương, đáp ứng nhu cầu phát triển.

Năm nay, nếu Ban chỉ đạo 3 Tây tiếp tục đề nghị, Bộ GD&ĐT sẽ xem xét. Còn nếu không, các trường sẽ tuyển sinh như các trường khác
”, Thứ trưởng Bùi Văn Ga nói.

Bộ cũng tạo cơ chế cho các trường tuyển sinh như bỏ yêu cầu về điểm xét tuyển đợt sau phải bằng hay cao hơn đợt trước.

Thí sinh sau khi trúng tuyển phải nộp giấy báo điểm cho trường để xác định việc có theo học tại trường hay không, giúp trường chủ động về nguồn tuyển.

Đây là những giải pháp để đảm bảo các trường tuyển sinh đúng và thực hiện nghiêm túc theo chỉ tiêu. Trường nào vượt sẽ xử lý theo Thông tư 32, không phải xử lý trường mà xử lý chủ tịch hội đồng tuyển sinh”, Thứ trưởng khẳng định. 

Thùy Linh