Ước mơ làm dược sỹ của cô bé dân tộc Thổ bị dị tật đôi chân

11/07/2014 07:06
Xuân Hòa
(GDVN) - Bị khuyết tật đôi chân từ nhỏ do nhiễm chất độc da cam (dioxin) nhưng e Phúc vẫn ham học và mong muốn được trở thành một dược sỹ giỏi.

Sáng ngày 10/7 môn thi cuối cùng của đợt thi thứ 2, Kỳ thi đại học, cao đẳng năm 2014 đã kết thúc. Trước điểm thi Trường THCS Đặng Thai Mai (TP. Vinh) chúng tôi gặp 1 người phụ nữ dáng người khắc khổ với nước da đen sạm. Tưởng chừng như người phụ nữ này đã ngoài 50 tuổi. Tuy nhiên, khi tiếp xúc chúng tôi mới biết năm nay chị chưa đầy 40 tuổi.

Chị là Nguyễn Thị Hằng (SN 1975, quê tại Tân Hợp, huyện Tân Kỳ, Nghệ An), chị là người dân tộc Thổ (một dân tộc thiểu số hiện sinh sống chủ yếu ở vùng núi Nghệ An, Thanh Hóa), vượt chặng đường hơn 100km đưa con gái là Nguyễn Thị Phúc dự thi vào Đại học Y khoa Vinh. Điều đặc biệt là thí sinh Phúc con chị là một người tàn tật cả đôi chân từ nhỏ do bị nhiễm chất độc dioxin.

Mong ước của thí sinh Phúc bị khuyết tật cả hai chân do nhiễm chất độc da cam là trở thành một dược sỹ giỏi
Mong ước của thí sinh Phúc bị khuyết tật cả hai chân do nhiễm chất độc da cam là trở thành một dược sỹ giỏi

Chị Hằng chia sẻ: Từ khi mới sinh ra Phúc đã có biểu hiện bất thường khi đôi chân cứ teo dần. Đến hơn 5 tuổi Phúc vẫn không thể đứng lên và đi lại được như những đứa trẻ khác cùng trang lứa. Hàng ngày con gái mình cứ nhìn lũ bạn đùa nghịch như vết dao cứu vào làng vợ chồng chị. Thương con nhưng gia cảnh chị quá khó khăn nên mãi đến tuổi Phúc chuẩn bị đến trường thấy chị cùng chồng là anh Nguyễn Hữu Giảo (SN 1970) đưa Phúc đi khám mới biết con mình bị tật nguyền bẩm sinh do di chứng của chất độc da cam dioxin.

Ước mơ làm dược sỹ của cô bé dân tộc Thổ bị dị tật đôi chân ảnh 2Sĩ tử người Mông và câu chuyện một gói tăm ở Hà Nội giá 70 nghìn đồng

(GDVN) - Dự thi đại học đợt 2 là lần đầu tiên Hầu Seo Phử đặt chân đến Thủ đô. Hà Nội đã cho Phử nhiều trải nghiệm mới mẻ, đặc biệt là mua một gói tăm hết 70 nghìn.

Tật nguyền từ nhỏ, việc đi lại khó khăn nên những ngày đầu đi học gia đình phải thay phiên nhau đưa em đi học. Với đức tính ham học lại thương bố mẹ, không muốn bố mẹ phải vất vả nên Phúc đã cố gắng tập đi trên đôi nạng gỗ để tự đi học. Cuối cùng em đã vượt lên được chính mình và đến trường với đôi nạng gỗ trên tay. Cứ thế từ nhỏ đôi nạng gỗ đã cùng em bước qua hết 12 năm học.

Tật nguyền từ nhỏ nhưng suốt 12 năm học Phúc đều đạt học sinh tiên tiến. Suốt 3 năm học THPT, Phúc học xa nhà nhưng em cũng đã biết tự lo cho mình khi ở ký túc xá. Với mong muốn giúp đỡ được những người khuyết tất như mình nên từ nhỏ Phúc đã muốn trở thành 1 dược sỹ. Để thực hiện được ước muốn đó nên năm nay trong Kỳ thi đại học em đã đăng ký thi vào Khoa Dược, Đại học Y khoa Vinh.

Do gia đình khó khăn kinh phí khi đưa Phúc đi thi eo hẹp nên vừa kết thúc môn thi cuối chị Hằng đã chuẩn bị sẵn đồ đạc để hai mẹ con bắt xe về quê luôn
Do gia đình khó khăn kinh phí khi đưa Phúc đi thi eo hẹp nên vừa kết thúc môn thi cuối chị Hằng đã chuẩn bị sẵn đồ đạc để hai mẹ con bắt xe về quê luôn

Thương con nên chị cũng đã đồng hành với con vượt hơn 100km xuống TP.Vinh để đưa con đi thi. Nhưng kinh phí eo hẹp nên sáng cùng ngày môn thi cuối cùng chị đã trả phòng trọ và mang đồ đạc chờ Phúc thi xong thì 2 mẹ con lên xe về thẳng quê luôn.

Khi cuộc nói chuyện với chị Hằng thì tiếng trống báo hiệu hết giờ thi môn cuối cùng cũng kết thúc. Một lúc sau thì Phúc ra cổng điểm thi với đôi nạng gỗ trên tay. Với những bước đi mệt nhọc, vất vả trên đôi nạng gỗ nhưng Phúc vẫn nở một nụ cười tươi.

Phúc cho biết: “Năm nay em dự thi khối B vào trường Đại học Y khoa Vinh. Cả 3 môn thi Toán, Lý và Hóa em đều làm khá ổn nên chắc sẽ đạt kết quả tốt. Em mong muốn sẽ đậu được vào trường này để sớm trở thành một dược sỹ mai sau giúp cho những người khuyết tật như em và vùng quê nghèo khó của em”.

Chào mẹ con thí sinh Phúc khi trời đã đổ nắng như lửa đốt nhìn từ phía sau bóng dáng hai người phụ nữ khắc khổ chúng tôi luôn mong ước của em Phúc sẽ sớm trở thành hiện thực.

Xuân Hòa