Trao đổi với BBC hôm 23/5 từ Viện Nghiên cứu Quốc gia về Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông của Pháp tại Paris (INALCO), Giáo sư Francois Huchet cho rằng tính toán của ê kíp lãnh đạo do ông Tập Cận Bình đứng đầu có thể đang dẫn tới 'một sai lầm lớn'.
Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng công suất cao tấn công tàu Việt Nam |
Khi trả lời phỏng vấn hãng truyền thông BBC của Anh hôm 23/5/2014 vừa qua, Giáo sư Francois Huchet – chuyên gia của Viện Nghiên cứu Quốc gia về Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông của Pháp cho biết tất cả những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông hiện nay đều đươc sự đồng ý của Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Giáo sư Francois Huchet cũng nhận định rằng, tính toán của ê kíp lãnh đạo do Tập Cận Bình đứng đầu có thể đang dẫn tới một sai lầm lớn.
Trước câu hỏi tính toán gì đang thực sự diễn ra sau các động thái mà ông Tập Cận Bình, lãnh đạo Trung Quốc và bộ tham mưu của ông ta đã quyết định tiến hành trong các vụ việc gần đây ở Biển Đông từ đầu tháng 5 trở lại đây, đặc biệt là việc đưa giàn khoan 981 vào thềm lục địa Việt Nam, Giáo sư Huchet nói:
"Trước đây, nội bộ của Trung Quốc có thể có tình huống một cánh quân sự nào đó trong Ban lãnh đạo cao cấp Trung Quốc có thể muốn tỏ ra mạnh mẽ và lấn lướt hơn bằng các động thái quân sự, so với cánh khác thiên hơn về ngoại giao,
Nhưng qua những gì quan sát được, có thể đoán rằng các động thái đối ngoại và hướng ngoại cứng rắn vừa rồi của Trung Quốc, cho thấy các cánh quân sự, thiên về sức mạnh, đã không nào hành động mà không có sự nhất trí của ông Tập Cận Bình,
Và tôi nghĩ đằng sau tất cả các động thái gần đây, từ thách thức, khiêu khích Nhật Bản ở Biển Hoa Đông, Philippines và gần đây nhất là Việt Nam ở Biển Đông, rõ ràng đây là một toan tính nhằm thăm dò phản ứng của các quốc gia láng giềng và sự chống đối của Hoa Kỳ,
Đương nhiên là nếu không có sự phản ứng nào đối kháng lại, Trung Quốc sẽ tiếp tục lấn tới, lấn lướt xa hơn, và họ sẽ có nhiều các hành động khác.”
Theo Giáo sư Francois Huchet, hiện nay thì Trung Quốc đã thấy họ đã tạo ra sự khiêu khích quá lớn và đã gây ra phản ứng rất mạnh ở Việt Nam, và tôi chắc rằng, lãnh đạo cao cấp Trung Quốc đang phải cân nhắc lại tình huống và chắc chắn họ sẽ phải thận trọng hơn với các hành động trong tương lai."
Nhận định về kịch bản sẽ xảy ra trong thời gian tới, 24/5/2014, Giáo sư Carl Thayer, một nhà nghiên cứu từ Học viện Quốc phòng Úc cho biết:
Có vẻ như Trung Quốc sẽ rút giàn khoan dầu 981 về nước trong hoặc trước ngày 15/8 tới để tránh mùa bão lớn trên biển. Ông cho rằng Bắc Kinh đã tính toán đến cả thời gian “đáo hạn” khi đưa ra tuyên bố trước đó nói rằng giàn khoan của họ sẽ hoạt động đến ngày 15/8/2014.
Giáo sư Carl Thayer nói rằng: “Các cơn bão sẽ đem lại cơ hội cho Trung Quốc xuống thang".
Tuy nhiên Giáo sư Carl Thayer cho rằng Trung Quốc có thể sẽ trở lại và sau khi tạm rút, sẽ vẫn có những động thái bảo vệ ảnh hưởng tại khu vực.
Trong khi đó, một số nhà phân tích cho rằng đây mới chỉ là nhận định, trên thực tế Bắc Kinh cũng có thể sẽ có những tuyên bố và hành động ngoài khả năng dự đoán bởi trước nay Trung Quốc chỉ hành động khi cảm thấy mình có thế, có lợi và quan trọng hơn người ta có thể thấy rằng Trung Quốc có thể bất chấp tất cả để đạt được ý đồ và dự định của mình.
"Nếu Trung Quốc thực sự muốn khoan dầu, họ sẽ đánh dấu vị trí giếng dầu sau khi giàn khoan khổng lồ này được đưa đi. Đồng thời Trung Quốc sẽ vẫn duy trì các tàu hải cảnh ở khu vực được cho là có dầu," GS. Thayer nhận định thêm.
Theo nhà quan sát này, trước viễn cảnh Trung Quốc có thể sẽ cân nhắc lập một vùng nhận dạng phòng không giới hạn phía trên đảo Hải Nam và quần đảo Trường Sa nhằm thiết lập thẩm quyền của thành phố Tam Sa, Việt Nam tiếp tục cần cân nhắc những biện pháp trong đó các bước động thái cả về pháp lý lẫn ngoại giao, cụ thể là việc khởi kiện Trung Quốc ra toà án công lý quốc tế dựa vào các căn cứ, công ước luật pháp của thế giới như chính quyền Phillipines đã áp dụng.
Trong một động thái khác, phát biểu như vậy bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới Đông Á ở Manila hôm 23/5/2014 vừa qua, Đô đốc Samuel Locklear – Tư lệnh các các lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương cảnh báo nguy cơ xảy ra xung đột quân sự ở Biển Đông đồng thời kêu gọi Trung Quốc và Việt Nam kiềm chế.
Trên thực tế, Việt Nam đã hết sức kiềm chế, ưu tiên giải pháp hoà bình, giảm đối đầu nhưng Trung Quốc vẫn ỉ đông, cậy mạnh chèn ép, đe doạ, sử dụng phương tiện, tàu bè của mình doạ nạt, tấn công các tàu chấp pháp của Việt Nam ngay trên vùng biển thuộc thềm lục địa của Việt Nam.
Tồi tệ hơn thế, giới chức, truyền thông nước này không hề cảm thấy xấu hổ khi thường xuyên đưa ra các tuyên bố xuyên tạc, đổ lỗi cho Việt Nam nhằm đánh lừa dưa luận trong nước, quốc tế, đồng thời bộc lộ rõ âm mưu và thủ đoạn hèn hạ khi cố tình lợi dụng thời cơ để bôi nhọ Việt Nam.
Đô đốc Samuel Locklear – Tư lệnh các các lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương cũng hối thúc đôi bên dựa vào luật pháp quốc tế hoặc một diễn đàn quốc tế để giải quyết tranh chấp. Đô đốc Locklear cho rằng vụ tranh chấp này đòi hỏi thỏa hiệp và đối thoại, và các nước không nên có thái độ “kẻ thắng giành hết mọi thứ.”
Ông cũng lên tiếng thúc giục Trung Quốc và ASEAN nhanh chóng đạt được một bộ Qui tắc Ứng xử Biển Đông (COC) để ngăn không cho tranh chấp leo thang, phương hại tới hòa bình và ổn định của khu vực.