Ông Lê Tuấn Hữu - Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội tặng quà của UBND Thành phố cho 16 đơn vị nuôi dưỡng, phục hồi chức năng và sản xuất kinh doanh của người khuyết tật nhân ngày 3/12
Tới dự Hội nghị có ông Thái Phúc Thành - Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Đại diện các sở, ban, ngành, hội đoàn thể của Thành phố, đại diện lãnh đạo UBND quận, huyện; Phòng LĐTBXH và hội người khuyết tật của 29 quận, huyện, thị xã.
Tại hội nghị, đại diện Sở Lao động Thương binh và Xã hội báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch trợ giúp người khuyết tật Thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013. Theo số liệu điều tra thống kê, toàn thành phố có 85.751 người khuyết tật (chiếm 1,2% dân số).
Trong 5 năm qua, UBND thành phố đã triển khai thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về chăm sóc, giúp đỡ người khuyết tật, UBND Thành phố đã ban hành nhiều văn bản trong đó có các kế hoạch, quyết định một số chính sách quan trọng đối với người khuyết tật trên địa bàn Thành phố.
Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách cũng được quan tâm: Sở LĐ-TB&XH đã tham mưu cho UBND Thành phố tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn, chương trình giao lưu; Thi tìm hiểu Luật người khuyết tật với 37.000 người tham gia; In trên 200.000 tờ rơi về các chính sách trợ giúp người khuyết tật, biện pháp phòng ngừa, phát hiện, can thiệp kịp thời để giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích.
Các hoạt động tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc tham gia các hoạt động chăm sóc, trợ giúp người khuyết tật; khẳng định quyền, nghĩa vụ và phát huy vai trò của người khuyết tật trong xã hội, giúp người khuyết tật nâng cao kiến thức, kinh nghiệm để vươn lên trong cuộc sống.
Hội nghị cũng được nghe các bài tham luận của quận Cầu Giấy, Hội người khuyết tật thành phố Hà Nội, Khu điều dưỡng tâm thần về công tác trợ giúp người khuyết tật, vai trò của hội trong việc triển khai thực hiện trợ giúp người khuyết tật, công tác chăm sóc, nuôi dưỡng người tâm thần.
Để thực hiện tốt Luật người khuyết tật, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật Thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 - 2020, theo đó mục tiêu chung là nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng cường sức khỏe cho người khuyết tật, phát huy vai trò của người khuyết tật trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, tạo điều kiện để người khuyết tật tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng của mình với các mục tiêu cụ thể:
Phấn đấu 100% số người khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 100% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh; 100% trẻ em và người khuyết tật có nhu cầu được phẩu thuật chỉnh hình phục hồi chức năng và cung cấp dung cụ trợ giúp phù hợp; 100% trẻ khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục; 50% người khuyết tật bị mù chữ dưới 50 tuổi còn khả năng và có nhu cầu được học văn hóa xóa mù chữ; 100% người khuyết tật trong độ tuổi lao động còn khả năng lao động được học nghề và tạo việc làm phù hợp; 80% người khuyết tật có nhu cầu tham gia giao thông được sử dụng phương tiện giao thông đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận hoạc dịch vụ trợ giúp tương đương; 70% người khuyết tật được trợ giúp tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; 30% người khuyết tật được hỗ trợ tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và biểu diễn nghệ thuật; 40% người khuyết tật được hỗ trợ tham gia các hoạt động và luyện tập thể dục, thể thao.
Cũng tại hội nghị tổng kết, UBND Thành phố đã tặng Bằng khen cho 21 tập thể và 13 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác trợ giúp người khuyết tật thành phố giai đoạn 2009 - 2013.
Tới dự Hội nghị có ông Thái Phúc Thành - Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Đại diện các sở, ban, ngành, hội đoàn thể của Thành phố, đại diện lãnh đạo UBND quận, huyện; Phòng LĐTBXH và hội người khuyết tật của 29 quận, huyện, thị xã.
Tại hội nghị, đại diện Sở Lao động Thương binh và Xã hội báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch trợ giúp người khuyết tật Thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013. Theo số liệu điều tra thống kê, toàn thành phố có 85.751 người khuyết tật (chiếm 1,2% dân số).
Ảnh minh họa. |
Trong 5 năm qua, UBND thành phố đã triển khai thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về chăm sóc, giúp đỡ người khuyết tật, UBND Thành phố đã ban hành nhiều văn bản trong đó có các kế hoạch, quyết định một số chính sách quan trọng đối với người khuyết tật trên địa bàn Thành phố.
Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách cũng được quan tâm: Sở LĐ-TB&XH đã tham mưu cho UBND Thành phố tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn, chương trình giao lưu; Thi tìm hiểu Luật người khuyết tật với 37.000 người tham gia; In trên 200.000 tờ rơi về các chính sách trợ giúp người khuyết tật, biện pháp phòng ngừa, phát hiện, can thiệp kịp thời để giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích.
Các hoạt động tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc tham gia các hoạt động chăm sóc, trợ giúp người khuyết tật; khẳng định quyền, nghĩa vụ và phát huy vai trò của người khuyết tật trong xã hội, giúp người khuyết tật nâng cao kiến thức, kinh nghiệm để vươn lên trong cuộc sống.
Hội nghị cũng được nghe các bài tham luận của quận Cầu Giấy, Hội người khuyết tật thành phố Hà Nội, Khu điều dưỡng tâm thần về công tác trợ giúp người khuyết tật, vai trò của hội trong việc triển khai thực hiện trợ giúp người khuyết tật, công tác chăm sóc, nuôi dưỡng người tâm thần.
Để thực hiện tốt Luật người khuyết tật, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật Thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 - 2020, theo đó mục tiêu chung là nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng cường sức khỏe cho người khuyết tật, phát huy vai trò của người khuyết tật trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, tạo điều kiện để người khuyết tật tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng của mình với các mục tiêu cụ thể:
Phấn đấu 100% số người khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 100% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh; 100% trẻ em và người khuyết tật có nhu cầu được phẩu thuật chỉnh hình phục hồi chức năng và cung cấp dung cụ trợ giúp phù hợp; 100% trẻ khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục; 50% người khuyết tật bị mù chữ dưới 50 tuổi còn khả năng và có nhu cầu được học văn hóa xóa mù chữ; 100% người khuyết tật trong độ tuổi lao động còn khả năng lao động được học nghề và tạo việc làm phù hợp; 80% người khuyết tật có nhu cầu tham gia giao thông được sử dụng phương tiện giao thông đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận hoạc dịch vụ trợ giúp tương đương; 70% người khuyết tật được trợ giúp tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; 30% người khuyết tật được hỗ trợ tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và biểu diễn nghệ thuật; 40% người khuyết tật được hỗ trợ tham gia các hoạt động và luyện tập thể dục, thể thao.
Cũng tại hội nghị tổng kết, UBND Thành phố đã tặng Bằng khen cho 21 tập thể và 13 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác trợ giúp người khuyết tật thành phố giai đoạn 2009 - 2013.
Thùy Dương (Tổng hợp)