Bố trí tàu hộ vệ Hoàng Cương ở biển Hoa Đông
Đài truyền hình CCTV Trung Quốc ngày 16 tháng 1 đưa tin, tàu hộ vệ tên lửa kiểu mới Hoàng Cương cùng ngày đã gia nhập hàng ngũ chiến đấu của Hải quân Trung Quốc.
Tàu hộ vệ tên lửa Hoàng Cương, Hạm đội Đông Hải, Hải quân Trung Quốc |
Theo đài này, tàu Hoàng Cương là tàu hộ vệ tên lửa thế hệ mới do Trung Quốc tự nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sản xuất. Tàu này có số hiệu 577, dài 140 m, rộng 16 m, lượng giãn nước đầy hơn 4.000 tấn, có thể độc lập hoặc hiệp đồng với lực lượng khác của Hải quân Trung Quốc để tác chiến, có năng lực cảnh giới tầm xa và tác chiến phòng không, là loại tàu tác chiến chủ lực thế hệ mới của Hải quân Trung Quốc.
Đài CCTV dẫn tư liệu trước đó cho biết, tàu Hoàng Cương số hiệu 577 là tàu hộ vệ tên lửa Type 054A thứ 17, đuôi tàu đã lắp đặt thêm “thiết bị định vị thủy âm kéo cỡ lớn” (so sánh với 16 tàu hộ vệ Type 054A trước đó), đã tăng cường năng lực săn ngầm. Tháng 11 năm 2012, tàu này khởi công chế tạo ở nhà máy đóng tàu Hỗ Đông, Thượng Hải; tháng 11 năm 2013 hạ thủy. Tàu Hoàng Cương là tàu chiến đầu tiên biên chế cho Hải quân Trung Quốc trong năm 2015.
Bài viết tiết lộ, tàu Hoàng Cương được trang bị cho Hạm đội Đông Hải, thông tin trước đây cho hay, tàu Hoàng Cương là tàu hộ vệ Type 054A thứ ba của chi đội 6 tàu khu trục Hạm đội Đông Hải. Đợi đến sau khi tàu Dương Châu số hiệu 578 đi vào hoạt động, chi đội 6 tàu khu trục này sẽ hoàn thành toàn bộ đổi trang bị tàu khu trục hiện đại.
Theo một nguồn tin không chính thống, lễ biên chế tàu Hoàng Cương được tổ chức vào buổi sáng ngày 16 tháng 1 năm 2015 tại một quân cảng ở Chu Sơn, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Buổi lễ chính thức bắt đầu vào lúc 10 giờ sáng, binh sĩ tàu này được bố trí xếp hàng trên boong tàu để làm lễ.
Tàu hộ vệ tên lửa Hoàng Cương, Hạm đội Đông Hải, Hải quân Trung Quốc |
Trong buổi lễ, ông Du Phúc Quân là chính ủy của tàu Hoàng Cương đã phát biểu nói về việc quán triệt các quyết sách, chỉ thị của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, bám chặt mục tiêu “cường quân” (xây dựng quân đội mạnh) trong tình hình mới, nỗ lực trở thành “quân nhân cách mạng thế hệ mới có bản lĩnh, có tâm huyết, có phẩm đức”, tìm cách “bảo vệ biên cương trên biển”.
Theo nguồn tin này, chỉ huy tàu Hoàng Cương là Diêm Hoa Lượng. Ông này hứa sẽ để tàu Hoàng Cương nhanh chóng hình thành sức chiến đấu, ngay khi tiếp nhận đã xác lập tư duy công tác, binh sĩ tàu này đã sử dụng thành thạo trang bị trên tàu.
Phó tư lệnh Hạm đội Đông Hải là Thẩm Hạo cũng tham gia buổi lễ, nhiệm vụ của ông Hạo là trao quân kỳ và trao giấy chứng nhận đặt tên tàu.
Dân mạng Trung Quốc cho rằng, tàu Hoàng Cương có thể là tàu hộ vệ tên lửa Type 054B (tức là phiên bản cải tiến của Type 054A: lắp thêm thiết bị định vị thủy âm kéo cỡ lớn), liên tưởng thêm, một dân mạng nhận định, năm 2015 Trung Quốc sẽ đẩy nhanh xây dựng “cường quốc biển”.
Lộ diện tàu trinh sát điện tử mới
Ngoài việc biên chế tàu Hoàng Cương, trang mạng “Phượng Hoàng” Hồng Kông ngày 16 tháng 1 năm 2015 còn cho biết, gần đây những hình ảnh tiết lộ trên mạng cho thấy, một chiếc tàu chiến đặc chủng nội của Trung Quốc đã cơ bản hoàn thành, sơn số hiệu là 854. Từ lồng radar hình cầu cỡ lớn trên loại tàu chiến này có thể phán đoán, đây là một chiếc tàu trinh sát điện tử kiểu mới.
Theo bài báo, hiện nay tàu trinh sát điện tử Trung Quốc có tỷ lệ xuất hiện tương đối cao là tàu Thiên Vương Tinh. Tàu Thiên Vương Tinh số hiệu 853 là tàu trinh sát Type 815G, so với Type 815 thì đã cải tiến cột buồm và mạn mũi tàu có đường gấp khúc. Tàu này chạy thử vào nửa cuối năm 2010, do nhà máy đóng tàu Hỗ Đông chế tạo, cùng năm biên chế cho Hạm đội Nam Hải.
Khác với các tàu chiến như tàu hộ vệ và tàu khu trục, tàu trinh sát điện tử không trang bị vũ khí tấn công và phòng thủ các loại, mà lắp nhiều thiết bị radar điện tử hơn. Đỉnh tàu 835 có 3 lồng radar hình cầu cỡ lớn, so với các tàu chiến khác, rõ ràng nó khác.
Tàu trinh sát điện tử số hiệu 854 Trung Quốc trên báo "Phượng Hoàng" Hồng Kông ngày 16 tháng 1 năm 2015 |
Theo bài báo, những năm gần đây, mặc dù lượng lớn tàu hộ vệ, tàu khu trục kiểu mới của Trung Quốc lần lượt biên chế, nhưng tàu đặc chủng dùng cho trinh sát kỹ thuật điện tử lại tương đối ít.
Bài báo cho rằng, cùng với việc thiết lập “Vùng nhận dạng phòng không biển Hoa Đông” và tình hình mà Bắc Kinh hô hào là “bảo vệ chủ quyền” ngày càng nghiêm trọng trong vấn đề biển Hoa Đông, Biển Đông, đã nảy sinh nhu cầu mới đối với tàu trinh sát điện tử về số lượng và tính năng.
Tàu trinh sát điện tử số hiệu 854 Trung Quốc trên báo "Phượng Hoàng" Hồng Kông ngày 16 tháng 1 năm 2015 |
Tàu trinh sát điện tử Thiên Vương Tinh số hiệu 853 Type 815G, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc |
Tàu trinh sát điện tử Thiên Vương Tinh số hiệu 853 Type 815G và tàu hộ vệ tên lửa Ngọc Lâm số hiệu 569 Type 054A Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (biên chế ngày 1 tháng 2 năm 2010) |