Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 30 tháng 8 dẫn trang mạng "The Interpreter" của Viện nghiên cứu chính sách quốc tế Lowy, Australia ngày 26 tháng 8 đăng bài viết "Hải quân Trung Quốc tăng cường năng lực tiếp tế trên biển" của giáo sư Bernard Cole giảng dạy chương trình quan hệ Trung-Mỹ và chiến lược biển, Học viện quốc phòng Mỹ.
Biên đội hộ tống tốp 20 và 21 Hải quân Trung Quốc ở vùng biển phía tây vịnh Aden ngày 23 tháng 8 năm 2015 |
Theo bài viết, từ năm thành lập nước 1949 đến cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan năm 1996, Hải quân Trung Quốc luôn tập trung ngăn chặn Đài Loan tìm cách chính thức độc lập.
Mục tiêu này không cần triển khai hành động biển xa, trong khi đó, triển khai hành động biển xa cần phải có năng lực tiếp tế trên biển. Tuy nhiên, hiện nay Bắc Kinh đã tuyên bố thân phận của họ với tư cách là một “nước lớn biển toàn cầu”.
Nhà lãnh đạo Hải quân Trung Quốc rõ ràng cuối cùng đã hiểu được vai trò quan trọng của hậu cần trong bất cứ đội quân mạnh nào.
Kế hoạch hiện đại hóa hiện nay của Hải quân Trung Quốc có thể tìm hiểu từ giữa thập niên 90 của thế kỷ trước, nhưng mãi tới gần đây, kế hoạch này mới đưa vào nội dung mở rộng năng lực tiếp tế.
Sáng ngày 25 tháng 8 năm 2015, Hải quân Trung Quốc và Nga tiến hành diễn tập đổ bộ liên hợp ở vịnh Peter the Great, Nga. Đây là lần đầu tiên Hải quân Trung Quốc tiến hãnh diễn tập đổ bộ ở nước ngoài. |
Theo bài viết, trước khi chuyển giao giữa thế kỷ trước và thế kỷ này, toàn bộ hạm đội của Hải quân Trung Quốc chỉ có 1 tàu tiếp tế chế tạo từ thời kỳ Liên Xô và 2 tàu tiếp tế lớp Phúc Thanh có năng lực tương đối hạn chế.
Tàu tiếp tế lớp Fedko của Liên Xô cũ bắt đầu được chế tạo ở Ukraine vào năm 1989, Trung Quốc mua tàu này vào năm 1992, sau đó tàu này gia nhập Hải quân Trung Quốc vào năm 1996, đồng thời được đặt tên là tàu tiếp tế Thanh Hải Hồ.
Tàu tiếp tế Thanh Hải Hồ là một tàu chiến cỡ lớn, lượng giãn nước là 37.000 tấn, điều này làm cho nó tiếp cận kích cỡ tàu tiếp tế có số lượng nhiều nhất hiện đang được Mỹ sử dụng.
Tàu Thanh Hải Hồ có 4 trạm tiếp tế, Trung Quốc đã tăng thêm đường băng cỡ nhỏ và nhà chứa máy bay cho tàu này, có thể cất hạ cánh máy bay trực thăng vận tải Z-8.
Tàu tiếp tế Thanh Hải Hồ số hiệu 885 Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc |
2 tàu tiếp tế lớp Phúc Thanh biên chế cho Hải quân Trung Quốc từ năm 1980 đến năm 1982, có lượng giãn nước chỉ 21.000 tấn. Chúng có 4 trạm tiếp tế nhiên liệu, nhưng năng lực tiếp tế vật tư rất thấp.
2 tàu tiếp tế này có đường băng tương đối nhỏ, nhưng không có nhà chứa máy bay, điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng lực cất hạ cánh máy bay trực thăng của chúng.
Năm 2005, có thêm các tàu tiếp tế đã gia nhập Hải quân Trung Quốc, khi đó có 2 tàu tiếp tế lớp Phúc Trì bắt đầu đi vào hoạt động. Tàu tiếp tế lớp Phúc Trì là loại tàu tiếp tế trên biển hiện đại đầu tiên của Hải quân Trung Quốc, 2 tàu phiên bản cải tiến của tàu tiếp tế lớp này biên chế cho Hải quân Trung Quốc vào năm 2014.
Điều này có nghĩa là, biên đội thực hiện nhiệm vụ chống cướp biển ở vịnh Aden và khu vực xa hơn của Hải quân Trung Quốc hầu như lệ thuộc hoàn toàn vào 2 tàu tiếp tế lớp Phúc Trì ban đầu.
Tàu tiếp tế tổng hợp Vi Sơn Sồ số hiệu 887 lớp Phúc Trì, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc |
Bài viết cho rằng, tàu tiếp tế lớp Phúc Trì phiên bản cải tiến biên chế cho Hải quân Trung Quốc hiện nay có 4 trạm tiếp tế nhiên liệu và 2 trạm trung chuyển vật tư, đã đem lại năng lực cung ứng lượng lớn hàng khô và vũ khí ở trên biển.
Vì vậy, chúng cần được xác định là tàu tiếp tế tổng hợp (AOR), chứ không phải là tàu tiếp tế tiêu chuẩn (AO).
Đến năm 2015, Hải quân Trung Quốc sở hữu 7 tàu tiếp tế trên biển. Ít nhất một chiếc tàu tiếp tế tổng hợp lớp Phúc Trì mới đang chuẩn bị gia nhập hạm đội Hải quân Trung Quốc, dự tính Hải quân Trung Quốc sẽ phân bổ ngân sách nhiều hơn cho tàu tiếp tế lớp này và phiên bản cải tiến.
Theo bài viết, từ khi biên đội tàu chiến thực hiện nhiệm vụ chống cướp biển đầu tiên khởi hành đến vịnh Aden vào tháng 12 năm 2008 đến nay, kinh nghiệm của Hải quân Trung Quốc trên phương diện triển khai tầm xa đã tăng lớn.
Tàu tiếp tế lớp Phúc Thanh, Hải quân Trung Quốc |
Hoạt động "biển xa" 7 năm qua giúp cho Bắc Kinh nhận thức được, nếu hạm đội hải quân muốn trở thành một công cụ “trị quốc” có hiệu quả và có thể hỗ trợ cho "nhiệm vụ ưu tiên an ninh trên biển" của Trung Quốc, thì cần tự cấp tự túc về hậu cần.
Những nhiệm vụ ưu tiên an ninh trên biển này đương nhiên bao gồm "tranh chấp biển Hoa Đông và Biển Đông", nhưng còn bao gồm bảo vệ các tuyến đường thương mại toàn cầu mà nền kinh tế Trung Quốc lệ thuộc vào.
Số lượng tàu tiếp tế trên biển gia nhập hạm đội Hải quân Trung Quốc không ngừng gia tăng, điều này sẽ còn làm cho tàu sân bay Hải quân Trung Quốc có thể tiến hành triển khai xa hơn.
Trong 10 năm tới, ít nhất chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc sẽ gia nhập hàng ngũ với tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh của Hải quân Trung Quốc.
Trung Quốc xây dựng tiền đồn quân sự ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam (ảnh nguồn mạng Quan sát, TQ) |
Bài viết cho rằng, đến nay, Hải quân Trung Quốc sở hữu 1 lực lượng tàu tiếp tế trên biển phong phú để hỗ trợ cho các hoạt động biển xa kéo dài.
Chi tiêu quân sự và mức độ hỗ trợ gia tăng cho thấy Bắc Kinh nhận thức được tính cần thiết của nâng cao năng lực tàu tiếp tế trên biển, Hải quân Trung Quốc sẽ chế tạo thêm tàu tiếp tế để hỗ trợ tốt hơn cho các hoạt động nói trên và hành động của tàu sân bay trong tương lai.