Tên lửa xuyên lục địa Nga |
Nhìn lại tình hình thế giới năm 2013, mặc dù cộng đồng quốc tế rất trông đợi vào việc thực hiện một "thế giới không có vũ khí hạt nhân", các cường quốc hạt nhân cũng giương cao ngọn cờ "cắt giảm hạt nhân", đưa ra các hành động mang tính biểu tượng, nhưng, người ta lại nhìn thấy tình hình hạt nhân phức tạp hơn và đầy biến số.
Tổng quan năm 2013, sự phát triển của tình hình hạt nhân thế giới đã xuất hiện 4 đặc điểm nổi bật.
Đặc điểm 1: Cường quốc hạt nhân tiếp tục duy trì ưu thế hạt nhân
Bộ Ngoại giao Mỹ vừa công bố, tính đến ngày 1 tháng 3, Nga sở hữu 1.480 đầu đạn hạt nhân, ít hơn Mỹ 174 đầu đạn; phương tiện lắp vũ khí hạt nhân có 492 chiếc, ít hơn Mỹ 300 chiếc; thiết bị phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, thiết bị phóng tên lửa đạn đạo của tàu ngầm và máy bay ném bom hạng năng 900 chiếc, ít hơn Mỹ 128 chiếc. Tổng số vũ khí hạt nhân của hai nước Mỹ, Nga vẫn chiếm trên 90% toàn cầu, tiếp tục duy trì vị trí ưu thế hạt nhân.
Tháng 5 và tháng 9 năm 2013, Mỹ đã 3 lần bắn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman III, đã hoàn thành nhiệm vụ kiểm tra bắn thường niên năm 2013.
Tháng 8, máy bay ném bom chiến lược B-52 của Không quân Mỹ ở Guam bay đến biển Hoàng Hải tập trận, hơn nữa còn cùng với máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2A, từ ngày 28 tháng 3 bay qua lại gần 21.000 km, đến bán đảo Triều Tiên thực hiện diễn tập tập kích tầm xa và ném bom, khoa mục diễn tập sát với chiến đấu thực tế.
Nổ bom hạt nhân (nguyên tử) |
Tháng 3 năm 2013, lực lượng hàng không tầm xa Không quân Nga đã tổ chức diễn tập quy mô lớn, điều động máy bay ném bom chiến lược Tu-160, Tu-95MS, máy bay tiêm kích Su-27, MiG-31, tổng cộng bay lên trên 60 lượt, đã tập trung diễn tập các khoa mục như tuần tra chiến lược, ném bom tầm xa.
Tháng 4, tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Borey đầu tiên mang tên Yuri Dolgoruky đã tiến hành tuần tra sẵn sàng chiến đấu biển xa.
Lực lượng tên lửa chiến lược Nga tháng 6 năm 2013 đã bắn thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa SS-19, tháng 10 bắn thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới RS-26 Rubezh; nửa năm cuối 2013, lực lượng tên lửa chiến lược Nga đã lần lượt tổ chức hơn 200 cuộc huấn luyện diễn tập với quy mô và cường độ khác nhau.
Anh cho biết sẽ kéo dài thời gian phục vụ của tàu ngầm hạt nhân, đẩy nhanh chế tạo tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược mới. Đồng thời, tích cực nghiên cứu phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới của tàu ngầm, nâng cao độ chính xác bắn trúng và khả năng kiểm soát uy lực của đầu đạn hạt nhân.
Pháp sẽ đẩy nhanh cải tạo tàu ngầm hạt nhân hiện có, phát triển tên lửa đạn đạo mới cho tàu ngầm, đổi mới chủng loại máy bay ném bom chiến lược mới, khẩn trương nghiên cứu chế tạo tên lửa hành trình mới cho tàu ngầm và máy bay, đầu đạn hạt nhân có sức công phá nhỏ.
Có thể thấy, vũ khí hạt nhân nằm ở trạng thái đề phòng cao của các nước hạt nhân phương Tây mặc dù thoạt nhìn giảm bớt số lượng, nhưng chỉ là đã chuyển vào trạng thái đề phòng thấp, địa vị ưu thế hạt nhân của họ hoàn toàn không thay đổi cùng với việc "cắt giảm hạt nhân".
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman 3 Mỹ |
Đặc điểm 2: Nước lớn hạt nhân tăng cường khả năng chiến đấu thực tế hạt nhân
Các nước lớn hạt nhân đều dựa vào kế hoạch dự kiến cải tiến vũ khí hạt nhân hiện có, Mỹ có kế hoạch tiến hành nâng cấp cải tạo toàn diện đối với kho vũ khí hạt nhân hiện có, tập trung phát triển đầu đạn hạt nhân sức công phá nhỏ và vũ khí hạt nhân mới an toàn và đáng tin cậy hơn.
Loại đầu đạt hạn nhân mới của họ sẽ từ 12 loại hiện nay giảm còn 5 loại, kéo dài tuổi thọ và nâng cấp đầu đạt hạt nhân B61 thành phiên bản cải tiến B61-12, tích hợp đầu đạn hạt nhân W78 và W88 thành đầu đạt hạt nhân thông dụng W78-W88. Sau năm 2019, nâng cấp khoảng 200 đầu đạn hạt nhân chiến thuật B61-3 và B61-4 (triển khai ở các nước đồng minh châu Âu NATO) thành đầu đạn B61-12.
Nga cố gắng duy trì cân bằng hạt nhân với Mỹ, căn cứ vào kế hoạch, trước năm 2021 Nga sẽ đổi sang trang bị toàn bộ hệ thống tên lửa chiến lược thế hệ thứ 5, tức là hệ thống tên lửa Rubezh và Topol-M, tích cực phát triển và triển khai tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-24 và tên lửa hạt nhân chiến lược mặt đất mới Bulava, đẩy nhanh phát triển vũ khí hạt nhân chiến thuật, tên lửa xuyên lục địa trên biển mới và tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ thứ 5. Kế tiếp tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Borey Nga đầu tiên mang tên Yuri Dolgoruky chính thức trang bị cho Hạm đội Biển Bắc Hải quân Nga, Nga còn có kế hoạch trước năm 2017 chế tạo 8 tàu ngầm hạt nhân lớp này.
Lực lượng hạt nhân của Anh, Pháp từng bước phát triển theo hướng cơ động linh hoạt, nâng cao đột phá phòng không và khả năng sống sót
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa SS-27 (Topol-M) Nga |
Đặc điểm 3: Dấu hiệu phát triển vũ khí hạt nhân
Truyền thông Nhật Bản tháng 3 năm 2013 cho biết, chính phủ Nhật Bản trong tháng này từng viết vào báo cáo nội bộ vấn đề "khả năng tự chế tạo vũ khí hạt nhân". Hơn nửa thế kỷ qua, Nhật Bản luôn nuôi "giấc mơ" vũ khí hạt nhân, nhiều lần kêu gọi phát triển vũ khí hạt nhân: năm 1957, Thủ tướng Nhật Bản Kishi Nobusuke cho biết không loại trừ sở hữu vũ khí hạt nhân, về sau những lời kêu gọi ở trong nước yêu cầu phát triển vũ khí hạt nhân liên tục lên tiếng, năm 2012 tại Liên Hợp Quốc, Nhật Bản từ chối ký bản dự thảo nghị quyết giảm vũ khí hạt nhân.
Có chuyên gia cho rằng, "nhìn vào cơ sở hạt nhân, công nghệ hạt nhân và nguyên liệu hạt nhân, Nhật Bản nghiên cứu chế tạo thành công vũ khí hạt nhân không có bất cứ trở ngại nào".
Số liệu cho thấy, lượng sản xuất plutonium hàng năm của 6 nhà máy xử lý hậu nhiên liệu hạt nhân của Nhật Bản có thể chiết xuất được 9 tấn plutonium cấp vũ khí, đủ để chế tạo 2.000 vũ khí hạt nhân, năng lực sản xuất này không thấp hơn Mỹ.
Có chuyên gia cho rằng, hiện nay Nhật Bản có thể đã bí mật sản xuất hoặc đang sản xuất 2-5 thiết bị nổ hạt nhân có sức công phá 500.000 đến 1 triệu tấn, vượt CHDCND Triều Tiên và Iran cả về số lượng và uy lực.
Bài báo tuyên truyền, căn cứ vào lập trường "chủ nghĩa quân phiệt" những năm gần đây của nhà cầm quyền Nhật Bản, không ngừng đẩy nhanh các bước tăng cường quân bị, đặc biệt là các hành động như chính sách "bành trướng" của chính quyền Shinzo Abe trong vấn đề lãnh thổ, động thái phát triển vũ khí hạt nhân của Nhật Bản "cần phải" được dư luận tập trung theo dõi.
Trung Quốc thử nghiệm bom khinh khí đầu tiên ngày 17 tháng 6 năm 1967 |
Đặc điểm 4: các nước “ngưỡng cửa hạt nhân” gấp rút phát triển vũ khí hạt nhân
Tờ "Nhật báo Phố Wall" Mỹ tháng 3 năm 2013 cho biết, CHDCND Triều Tiên đã nắm được công nghệ vũ khí hạt nhân và nguyên liệu hạt nhân, có thể lắp đầu đạn hạt nhân đã có vào tên lửa có thể tấn công Hàn Quốc hoặc Nhật Bản. Do lập trường của Iran và phương Tây xa nhau, đàm phán hạt nhân đa phương tiến hành 2 lần vào tháng 11 dừng lại không tiến triển.
Đối với vấn đề này, các nước phương Tây cho rằng, đàm phán không thể không dừng lại, nhiều lần ngầm cho biết biện pháp quân sự là sự lựa chọn cuối cùng để giải quyết vấn đề hạt nhân Iran. Tuy Iran nhiều lần tuyên bố sẽ không chế tạo vũ khí hạt nhân, CHDCND Triều Tiên cũng liên tục tuyên bố theo đuổi phi hạt nhân hóa bán đảo, nhưng họ vẫn từng bước thúc đẩy chương trình hạt nhân.
Ấn Độ vẫn theo kế hoạch phát triển nhanh chóng hệ thống vũ khí hạt nhân "tam vị nhất thể", trong 1 năm qua, các bước mua nguyên liệu hạt nhân của Mỹ, nhập khẩu công nghệ hạt nhân của Nga không hề chậm lại chút nào. Pakistan cũng tiếp tục đầu tư vốn lớn, cố gắng tiến hành “vũ khí hóa” đầu đạn hạt nhân.
Theo thống kê của "Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược", đến cuối tháng 10 năm 2013, Ấn Độ có khoảng 80-100 đầu đạn hạt nhân, Pakistan khoảng 90-110 đầu đạn hạt nhân, Israel khoảng 80 đầu đạn hạt nhân, CHDCND Triều Tiên khoảng 10 đầu đạn hạt nhân. Các nước như Ấn Độ, Pakistan tích cực mở rộng quy mô kho vũ khí hạt nhân, cố gắng xây dựng lực lượng hạt nhân "tam vị nhất thể".
Tên lửa tầm xa Agni-5 Ấn Độ |