Hoa khôi sinh viên HN: Tôi không thích 'Sát thủ đầu mưng mủ'

13/11/2011 14:37
Theo Đất Việt
"Cảm thấy xấu hổ khi nghe sinh viên chửi thề, hoa khôi sinh viên Hà Nội 2011 kiên quyết sẽ không yêu người nói bậy".
Đỗ Thùy Dương (20 tuổi), sinh viên ĐH Luật Hà Nội, người vừa trở thành hoa khôi sinh viên Hà Nội 2011, có cuộc trò chuyện với Đất Việt về "ngôn ngữ mới" cũng như văn hóa giao tiếp của giới trẻ.
- Một trong những vấn đề dư luận quan tâm hiện nay là tình trạng học sinh, sinh viên nói bậy ngày càng nhiều. Dương nghĩ gì về điều này? 

- Tôi cho rằng đây là một thói quen rất xấu của số ít học sinh, sinh viên và cả một số người lớn. Là sinh viên, những lời nói không đẹp đó càng không nên xuất hiện bất cứ khi nào, trong hoàn cảnh nào. Tôi sẽ thấy rất xấu hổ khi nói bậy. 

- Các bạn trong trường Dương có hay nói bậy không? Cảm giác của Dương thế nào khi chứng kiến các bạn nói bậy?

- Chắc chắn đi một vòng trong sân trường tôi sẽ khó có thể nghe thấy lời nói bậy. Tuy nhiên, đôi lần đi ngoài đường, vô tình nghe các bạn nói bậy và cảm giác đầu tiên là thấy xấu hổ. Nhiều khi thấy các tôi học sinh cấp hai, cấp ba nói bậy mà tôi giật mình.
Đỗ Thùy Dương (20 tuổi), sinh viên ĐH Luật Hà Nội vừa trở thành hoa khôi sinh viên Hà Nội 2011.
Đỗ Thùy Dương (20 tuổi), sinh viên ĐH Luật Hà Nội vừa trở thành hoa khôi sinh viên Hà Nội 2011.
- Dương chưa bao giờ nói bậy?

- Những người nói bậy thường lí giải là do quá bức xúc và họ xtôi nói bậy là biện pháp giải tỏa căng thẳng. Với tôi thì nói bậy không làm giảm căng thẳng khi bức xúc, cáu giận. Có nhiều cách xả stress hiệu quả hơn. Nếu dồn công để ngồi chửi thì dùng hơi đó để hét thật to có lẽ thoải mái hơn nhiều.

Cũng có nhiều bạn lí giải “có thân thiết thì mới nói bậy thế được”. Tôi và bạn bè chơi thân khi ngồi với nhau nói chuyện rất thoải mái, có thể dùng một số từ ngữ riêng, người ngoài không hiểu được nhưng không bao giờ nói bậy.

Thậm chí, còn có bạn coi chửi thề là vũ khí để bảo vệ bản thân khi bị bạn bè chọc ghẹo. Đây là một suy nghĩ sai lầm và sẽ mang lại kết quả ngược lại sự mong muốn. Nó sẽ dễ dẫn tới lời qua tiếng lại, thậm chí là xô xát, đánh nhau. 

- Nếu có người yêu “nghiện” nói bậy, Dương sẽ phản ứng thế nào?

- Người "nghiện" nói bậy chắc chắn sẽ không là người yêu tôi được.
- Các “thành ngữ sành điệu” vào các câu nói kiểu: “ăn chơi không sợ mưa rơi”, nghèo cũng phải cho cu tèo đi học” hiện khá phổ biến trong giới trẻ. Dương có bao giờ sử dụng cách nói này không?  

-  Là sinh viên có lẽ hầu như ai cũng đã từng nói những câu nói vần này. “Chán như con gián” hay “buồn như con chuồn chuồn” là những câu thông dụng nhất. Đây là cách nói vui của các bạn trẻ. Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng quá nhiều. Và như quan sát của tôi, khi trưởng thành hơn, các nói này hoàn toàn biến mất.

- Các bạn trẻ thường sử dụng nói câu nói kiểu này do quen miệng hay muốn gây cười, thể hiện đẳng cấp?

Khi nghe các câu nói này, người nghe thấy buồn cười. Vì vậy, dễ dàng thấy mục đích của các câu nói này chỉ đơn thuần là mua vui. Tuy nhiên, theo tôi vui đùa cũng phải có chừng mực, nếu sử dụng nhiều quá sẽ gây phản cảm.

- Dương đọc cuốn truyện tranh "Sát thủ đầu mưng mủ" chưa? Nếu đọc rồi, Dương nghĩ gì về nó?
- Tôi đã đọc qua và không thích bộ truyện tranh này. Có hài, có buồn cười vì ý tưởng của tác giả và những câu nói vần. Tuy nhiên như đã nói ở trên, tôi nghĩ những câu nói vần này chỉ là một phần của văn nói trong giới trẻ chứ không nên xuất bản thành sách như vậy. Dù là sách hay truyện tranh phải có nội dung và những thông điệp, bài học. Cuốn truyện tranh này có tính giải trí, hài hước, nhưng nếu để đưa ra nội dung hay bài học, thông điệp thì sẽ là những bài học mang tính thảm họa.
Theo Đất Việt