Học trò thi tốt nghiệp trong tiết trời nắng nóng

02/06/2014 06:22
Xuân Trung
(GDVN) - Môn ngữ văn sẽ là môn thi đầu tiên trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014, theo đánh giá phần nghị luận sẽ được thí sinh quan tâm nhất.

Sau buổi học quy chế thi vào sáng qua, sáng nay gân 1 triệu thí sinh trên cả nước đã bắt đầu dự thi môn đầu tiên – ngữ văn. 

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, các môn toán, ngữ văn, lịch sử, địa lý sẽ thi theo hình thức tự luận; các môn vật lý, hóa học, sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm. Đề thi có những thay đổi lớn ở 2 môn ngữ văn và ngoại ngữ. Môn ngữ văn sẽ có 2 phần: đọc hiểu và làm văn. Ở phần đọc hiểu sẽ đưa những văn bản không có trong sách giáo khoa vào đề thi. 

Học trò thi tốt nghiệp trong tiết trời nắng nóng ảnh 1

Các  thí sinh tập trung trước khi vào phòng thi. Ảnh chụp tại Trường THPT Yên Hòa.

Trước đó, trao đổi với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tại Hội thảo “Kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn ở trường phổ thông”, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, với môn ngữ văn chúng ta đã đổi mới theo hướng chung, xác định năng lực chung mà học sinh cần đạt tới, với môn ngữ văn đã đóng góp được những gì?

Những gì đòi hỏi đánh giá riêng với học sinh? Việc đánh giá thực hiện trong cả quá trình dạy học cũng như kết thúc từng giai đoạn, trong đó kết thúc tiểu học, THCS, THPT và liên quan tới việc xét, thi, tuyển sinh vào ĐH, CĐ.

Bên cạnh đó ông Hiển còn cho rằng, môn ngữ văn cũng có nhiều năng lực, nhưng bằng những hình thức khác nhau để đánh giá được những năng lực phù hợp nhất, như hình thức thi viết là để đánh giá năng lực về tiếp nhận văn bản, chủ yếu là hướng tới đọc hiểu.

Như vậy, đề thi sẽ có thay đổi và cách chấm cũng phải thay đổi. Thứ trưởng Hiển từng nói rằng cách chấm phải thay đổi, trước hết nhằm vào đánh giá toàn diện nhất những năng lực cần được đánh giá. Thứ nữa, có thể trong năng lực đọc - hiểu không chỉ kiểm tra trong tác phẩm đã học mà có thể dùng tác phẩm khác có kết cấu nội dung, có mức độ khó, dễ tương đương với tác phẩm đã học.

“Sẽ thiết kế những đề mà học sinh cần phải chủ động vận dụng những hiểu biết, tình cảm, năng lực của mình để thể hiện. Do đó, cách xác định trong dàn bài có bao nhiêu ý như trước kia cũng phải thay đổi, quan trọng là xác định yêu cầu mà kỹ năng của học sinh đạt được mức độ nào, cách thức giải giải quyết vấn đề để cho điểm” ông Hiển nói.

Theo số liệu công bố từ Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD&DT), năm nay cả nước có 910.831 (trong đó hệ THPT có 823.796 ; hệ GDTX: 87.035) dự thi.

Lịch thi cụ thể cho các môn như sau: 

Ngày

Buổi

Môn thi

Thời gian

làm bài

Giờ phát đề thi

Giờ bắt đầu

làm bài

2/6/2014

SÁNG

Ngữ văn

120 phút

7 giờ 55

8 giờ 00

CHIỀU

Vật lí

60 phút

13 giờ 30

13 giờ 45

Lịch sử

90 phút

15 giờ 55

16 giờ 00

3/6/2014

SÁNG

Toán

120 phút

7 giờ 55

8 giờ 00

CHIỀU

Hóa học

60 phút

13 giờ 30

13 giờ 45

Địa lí

90 phút

15 giờ 55

16 giờ 00

4/6/2014

SÁNG

Ngoại ngữ

60 phút

7 giờ 55

8 giờ 10

Sinh học

60 phút

10 giờ 25

Báo điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ thông tin tới bạn đọc nhanh nhất về đáp án mỗi môn thi. 

Xuân Trung