LTS: Sau khi đăng tải bài viết: “Choáng váng với clip nam sinh Thủ đô chửi tục trước cổng trường”, Báo Giaos dục Việt Nam nhận được nhiều phản hồi, bày tỏ quan điểm về hiện tượng học sinh thản nhiên chửi tục, nói bậy. Không ít người cho rằng đây là việc hết sức bình thường, xảy ra phổ biến ở mọi ngõ ngách, quán xá hiện nay. Cùng lắng nghe ý kiến của các nữ sinh xinh đẹp của trường đại học bộc lộ ý kiến về vấn đề này nhé!
Miss ảnh ĐH Văn Hóa 2011 - Thùy Chi: “Mình cũng đã từng văng tục!”
Thùy Chi (SV năm cuối ĐH Văn Hóa) nói rằng đây là hiện tượng phổ biến hiện nay. |
Thùy Chi đánh giá đây là một thói quen xấu và cần phải loại bỏ. Nói tục chửi thề dường như đã trở thành câu cửa miệng của không ít bạn trẻ. Chuyện học sinh cấp 3 văng tục, nói bậy rất dễ bắt gặp ở bất kì quán xá, cổng trường hay ngóc ngách nào.
“Không chỉ riêng mình mà những người lớn tuổi xung quanh có cảm giác khó chịu khi nghe những lời nói thô lỗ, thiếu văn minh đó. Thú thật, bản thân mình đã từng có lúc nói tục. Bởi nhiều khi trong cuộc sống xảy ra những mâu thuẫn, xung đột tạo cảm giác khó chịu và trong những lúc nóng giận đó mình không thể làm chủ được cảm xúc bản bản thân và đã nói ra những lời lẽ không hay. Nhưng sau đó, mình suy nghĩ lại và tự cảm thấy rất hối hận vì vô tình đã làm tổn thương tới người khác. Từ đó mình không bao giờ nói như thế nữa”, Thùy Chi thành thực cho biết.
Chia sẻ về cách dạy dỗ trong gia đình, Thùy Chi nói rằng, bố mẹ nào cũng cấm con cái nói tục, chửi bậy. Là con gái thì việc "học ăn, học nói, học gói, học mở" là chuyện đương nhiên, nó thể hiện nề nếp, gia giáo, nét đẹp trong văn hóa gia đình.
Thùy Chi kể: “Nếu mình có trót nói bậy trước mặt bố mẹ thì bố mẹ sẽ tỏ thái độ ngay, không mắng mỏ nặng lời, chỉ nhắc nhở nhưng cũng đủ để mình nhận thức được lỗi sai, tự sửa chữa và không dám tái phạm nữa”.
Theo Chi thì học sinh không hoàn toàn chịu sự giáo dục của nhà trường. Để nâng cao ý thức tự nguyện học cách nói văn hóa của học sinh phải được rèn từ chính gia đình và khả năng nhận thức của bạn đó trong lối sống, cảm nhận từ con người, xã hội xung quanh.
“Theo mình nhà trường nên tổ chức những buổi giao lưu, nói chuyện về những tấm gương sáng. Hiện nay, các bạn chủ yếu sống, học tập và sáng tạo nghệ thuật đều gắn liền với mạng xã hội, internet. Vì thế nếu có những bài viết phản ánh sâu sắc về những hành vi sai trái, những hệ lụy của việc nói tục, chửi bậy, những hình phạt gắn liền với thói quen xấu này thì có lẽ cũng hạn chế được phần nào" - Thùy Chi chia sẻ.
Cô nàng cá tính Ngọc Trâm: Gia đình là “kim chỉ nam” cho con trẻ
Ngọc Trâm là sinh viên Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ. Đề cập đến vấn đề này, Trâm cho rằng rất nhiều lần bắt gặp học sinh cấp 3, thậm chí cả học sinh cấp 2 chửi bậy.
Ngọc Trâm (SV ĐH Kinh doanh và Công nghệ) cảm thấy buồn cho một bộ phận giới trẻ có thói quen văng tục khi nói chuyện. |
“Mình thấy buồn cho một bộ phận giới trẻ hiện nay khi các bạn ấy vẫn đang khoác trên mình áo sơ mi trắng thuần khiết của tuổi học trò trong sáng mà lại buột miệng nói ra những từ ngữ văng tục như thế”, Trâm nói.
Bản thân Ngọc Trâm cũng trải qua thời kỳ học sinh, sinh viên và cũng phạm những sai lầm trong cách ăn nói, cư xử… Nhưng điều quan trọng là phải biết nhận lỗi và sửa chữa như thế nào.
“Gia đình cần quan tâm đến các em nhiều hơn ở lứa tuổi đó. Vì sự phát triển của một con người phụ thuộc lớn vào cách giáo dục của gia đình. Những mâu thuẫn giữa bố mẹ, bố mẹ không quan tâm đến con cái mà chỉ chú trọng vào làm việc cũng tổn thương và ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lí phát triển của con cái.
Đặc biệt, khi con cái đang trong tuổi phát triển tâm sinh lí thì "gia đình" chính là kim chỉ nam cho con trẻ định hướng được điều gì đúng - sai. Gia đình nên tạo cho con trẻ một môi trường lành mạnh, một gia đình ấm áp yêu thương, cư xử với nhau một cách tri thức”, Ngọc Trâm bày tỏ.
Kể lại một kỷ niệm nhỏ về lần nói trống không, bướng bỉnh với bố mẹ, Ngọc Trâm tâm sự rằng: “Có những lần mình sai, cãi bướng với chị gái, nói trống không với bố mẹ. Mình tưởng rằng sẽ bị đánh, nhưng sự thật hoàn toàn ngược lại. Bố mẹ chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng, khuyên răn điều đó là sai, sửa cho mình phải làm thế nào choi đúng. Nhưng chỉ như vậy thôi cũng khiến mình sợ và không bao giờ lặp lại sai lầm đó nữa.
Người ngoài hỏi mẹ mình tại sao con cái hư mà không đánh đòn cho đau mới nhớ. Mẹ mình đã nói rằng, đánh đòn thì chỉ làm đau con mình. Cứ để sau này, khi con lớn thêm một chút, vấp ngã trong cuộc sống sẽ càng ngấm những lời bố mẹ dạy. Từ đó, mình không bao giờ dám nói trống không với người lớn tuổi nữa”.
NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT |
|
Cần đưa chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa vào sách Lịch sử phổ thông |
ĐIỂM NÓNG |
|
KN (ghi)