Các hội nghị bàn tròn được tổ chức như một phần của lộ trình được vạch ra bởi Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE). Cuộc đàm phán lần này không có sự tham gia của lực lượng tự vệ ủng hộ Nga.
Trong khi đó, quân đội của Ukraine đã phải chịu tổn thất nặng nề nhất từ trước cho đến nay. Bảy binh sĩ đã thiệt mạng khi bị những người ly khai phục kích một xe bọc thép gần thị trấn Kramatorsk, Donetsk.
Đống đổ nát tại hiện trường của vụ phục kích ở miền Đông Ukraine, ngày 14 tháng 5 |
Donetsk và khu vực lân cận của Luhansk đã tự tuyên bố tách rời khỏi Ukraine sau khi thực hiện cuộc trưng cầu dân ý được Kiev, Mỹ và EU coi là bất hợp pháp. Tuy nhiên, Nga cho biết sẽ tôn trọng kết quả phiếu bầu. Cuộc đấu tranh kiểm soát của Ukraine khi Tổng thống ủng hộ Moscow bị lật đổ vào tháng Hai, đã đặt Nga vào mối bất hòa với các cường quốc phương Tây.
OSCE - một nhóm giám sát an ninh hoạt động dưới sự giám sát của các nước châu Âu và Bắc Mỹ cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin ủng hộ sáng kiến của mình. Nhà ngoại giao kỳ cựu người Đức Wolfgang Ischinger đã tham gia cuộc đàm phán hôm 14/5.
Nhưng các báo cáo cho rằng các đại diện của lực lượng ly khai ủng hộ Nga, sẽ không tham dự các cuộc đàm phán. Hơn nữa, chính phủ lâm thời đã từ chối nói chuyện với lực lượng này.
"Chính phủ tại Kiev không muốn lắng nghe người dân Donetsk, họ chỉ đến đây với súng" Denis Patkovski, một thành viên của lực lượng dân quân ủng hộ Nga ở Sloviansk nói với hãng tin AP.
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier hiện đang có chuyến thăm Ukraine cho biết, ông hy vọng rằng các cuộc đàm phán hôm Thứ Tư sẽ tạo các giải pháp hoạt động cho lực lượng ly khai đồng thời cũng sẽ cải thiện bầu không khí cho cuộc bầu cử tổng thống vào 25/5 tới.
Ly khai vũ trang tiếp tục chiếm các tòa nhà chính phủ ở phía Đông trong khi Nga từ chối kích động tình trạng bất ổn ở biên giới nước này. NATO tin rằng khoảng 40.000 binh lính Nga được triển khai gần biên giới của Ukraine, mặc dù Moscow nói rằng họ đã được điều động trở lại.