Thứ nhất, nguồn ngân lực đào tạo thạc sĩ
Thông tư số 38/2010/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định để mở ngành đào tạo thạc sĩ thì cơ sở đào tạo có ít nhất năm giảng viên cơ hữu có bằng tiến sĩ cùng ngành đề nghị cho phép đào tạo, trong đó có ít nhất ba người cùng chuyên ngành. Khi xin mở ngành đào tạo thì các cơ sở đào tạo đáp ứng đầy đủ các quy định liên quan nhưng sau một thời gian đào tạo các cơ sở đào tạo lại không đủ điều kiện đào tạo nhưng vẫn tiến hành đào tạo một thời gian dài trước khi tạm dừng đào tạo theo quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thực chất khi xem xét đội ngũ giam gia đào tạo của những đơn vị tạm dừng đào tạo, chúng ta có thể thấy được hầu hết giảng viên tham gia đào tạo chủ yếu thuê, mướn bên ngoài từ việc mời giảng đến việc tham gia hướng dẫn luận văn.
Do việc phải thuê, mướn giảng viên bên ngoài nên việc giảng và học của thầy, trò gặp rất nhiều khó khăn khi mà thời gian giảng không đủ cũng như việc chất lượng giảng dạy lại không đảm bảo, việc giảng dạy chủ yếu thực hiện theo phương thức gợi ý những phương pháp nghiên cứu cho học viên nghiên cứu chứ không thể truyền đạt được những nội dung cơ bản của môn học. Ngoài việc học thì việc thi cử cũng trở ngại không kém, có những môn học thời gian từ lúc học đến lúc có điểm thi hết môn khoảng một năm nhưng nhà trường không thể làm gì hơn khi lượng giáo viên gặp đang thiếu.
Ảnh minh họa, nguồn internet |
Nhưng việc này có đảm bảo chất lượng đào tạo hay không khi hầu hết những giảng viên này hàng năm phải hướng dẫn hơn 10 học viên cao học, nghiên cứu sinh, thực hiện đề tài khoa học cộng thêm thời gian giảng tại đơn vị mình đang công tác, thiết nghĩ thời gian nghĩ ngơi của những giảng viên này còn không có huống hồ chi mà tìm cái mới phát triển khoa học nước nhà.
Trong khi đó, để hạn chế việc thuê mướn giảng viên bên ngoài thì với số lượng giảng viên hạn chế của mình, các đơn vị tận dụng tối đa nguồn nhân lực này khi mà một giảng viên giảng dạy rất nhiều môn trong một khóa học và nhiều đơn vị tận dụng luôn cả việc đưa những tiến sĩ khác chuyên ngành cũng như thạc sĩ vào tham gia giảng dạy.
Thứ hai, luận văn thạc sĩ
Khoản 2 điều 25 Thông tư số 10/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ thì “Kết quả nghiên cứu trong luận văn phải là kết quả lao động của chính tác giả, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào”, tức là luận văn phải là công trình nghiên cứu hoàn toàn mới tác giả đặt ra một số vấn đề như: Thế nào gọi là luận văn có sáng kiến mới? Thử hỏi khi mà hàng năm có những trường tuyển sinh hàng ngàn học viên cao học thì đòi hỏi cả ngàn đề tài phải mới hay sao? Vậy nếu như không có cái mới trong luận văn thì những học viên này không ra trường được hay sao? Nên để ra trường được nhiều học viên phải thực hiện viết cắt dán, sao chép nhờ viết giùm thì chất lượng của người học được đánh giá như thế nào?
Để giải quyết vấn đề này, vừa ra Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất hướng đào tạo thạc sĩ nghiên cứu thực hiện luận văn thạc sĩ và hướng thực hành không thực hiện luận văn thạc sĩ. Liệu học thạc sĩ mà không thực hiện luận văn thạc sĩ có còn gọi là thạc sĩ nữa hay không, hay là chương trình nâng cao của chương trình đại học nhưng đây thực sự là hướng ra cho các đơn vị đào tạo khi mà một số cơ sở đào tạo đã áp dụng đào tạo thạc sĩ theo hướng nghiên cứu và thực hành thì hầu hết các học viên đều chọn cho mình hướng đào tạo thạc sĩ thực hành nhưng khả năng nghiên cứu cũng như chất lượng sản phẩm nghiên cứu của thạc sĩ đang bị đặt dấu hỏi.
Thứ ba, tuyển sinh đầu vào:
Được tuyển sinh hai lần trong năm nhưng không quy định thời gian cụ thể chỉ quy định thời gian thông báo tuyển sinh trước khi tuyển sinh ba tháng nên hầu hết các cơ sở đào tạo tận dụng tối đa để thu hút học viên, hầu hết các ngành như quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, kế toán… đều tuyển đủ chỉ tiêu chỉ có một số ngành đặc thù như toán giải tích, tô pô thì không thể tuyển sinh đủ chỉ tiêu dù đã cố gắng.
Điều kiện để được thi đầu vào không quá khắt khe đã tạo điều kiện cho thí sinh tham gia nhiều hơn như: Điều kiện chuyển đổi ngành dễ dàng hơn; Yêu cầu kinh nghiệm tối thiểu một năm nếu như tốt nghiệp đại học loại trung bình khá trở xuống hoặc được thi ngay nếu tốt nghiệp loại khá trở lên nhưng có một số trường không yêu cầu kinh nghiệm khi tham gia thi tuyển đã làm cho chất lượng đầu vào giảm đáng kể.
Khi chất lượng đầu vào không đảm bảo thì chất lượng đầu ra cũng không đảm bảo khi có một số trường hợp không thể hoàn thành chương trình đào tạo cũng như có những trường hợp hoàn thành chương trình đào tạo nhờ căn bệnh thành tích.
Ngoài ra, với số lượng cơ sở đào tạo mở rộng quá nhanh trong thời gian qua đã làm cho đường vào thạc sĩ rộng mở hơn nhưng chất lượng đầu vào lại không ổn định.
Thứ tư, liên kết đào tạo thạc sĩ:
Hầu hết các cơ sở đào tạo đại học tại Việt Nam từ những cơ sở đào tạo mới được thành lập đến những cơ sở đào tạo lâu đời đều thực hiện liên kết đào tạo từ bậc cao đẳng, đại học đến sau đại học. Việc liên kết đào tạo sẽ tạo cơ hội trao dồi kinh nghiệm cũng nâng cao kiến thức người học nhưng việc liên kết đào tạo tại nước ta có khá nhiều bất cập, đặc biệt là liên kết đào tạo sau đại học. Hầu hết người học chương trình này bởi vì: Thi tuyển đầu vào không khắt khe như những chương trình trong nước; Chương trình đào tạo gọn nhẹ phù hợp với những người đã đi làm, có những chương trình không yêu cầu thực hiện luận văn thạc sĩ. Chính điều này đã thu hút được người học nhưng những bất cập ở đây là: Chính vì đầu vào không khắt khe, chương trình đào tạo gọn nhẹ nên hầu hết người học không gặp nhiều khó khăn trong quá trình học nên chất lượng đào tạo cũng như kiến thực kinh nghiệm có được của người học không được đánh giá cao.
Đào tạo thạc sĩ tại nước ta có quá nhiều bất cập vậy để nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ tại Việt Nam tác giả có một số đề xuất như sau:
- Vẫn tiến hành mở ngành đào tạo thạc sĩ cho những đơn vị đáp ứng đủ kiện kiện theo quy định hiện hành, ngưng đào tạo nếu cơ sở đào tạo đào tạo không đáp ứng được điều kiện trên;
- Cần đánh giá lại một cách toàn diện các chương trình liên kết đào tạo từ đó duy trì những chương trình đáp ứng đủ chất lượng cũng như ngưng đào tạo những chương trình nào không còn phù hợp;
-Cần đưa ra những quy định liên quan đến thắt chặt đầu vào, đầu ra từ đó nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ tại Việt Nam.
- Vẫn tiến hành mở ngành đào tạo thạc sĩ cho những đơn vị đáp ứng đủ kiện kiện theo quy định hiện hành, ngưng đào tạo nếu cơ sở đào tạo đào tạo không đáp ứng được điều kiện trên;
- Cần đánh giá lại một cách toàn diện các chương trình liên kết đào tạo từ đó duy trì những chương trình đáp ứng đủ chất lượng cũng như ngưng đào tạo những chương trình nào không còn phù hợp;
-Cần đưa ra những quy định liên quan đến thắt chặt đầu vào, đầu ra từ đó nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ tại Việt Nam.
Phan Trần Minh Hưng