Chỉ rõ nhiều sai phạm
Theo Kết luận của Thanh tra Chính phủ, Tổng công ty Phát triển nhà và đô thị Hà Nội (HUD) đã xảy ra nhiều sai phạm nghiêm trọng, gây thất thoát cho Nhà nước với số tiền rất lớn.
Trong quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh, đặc biệt từ năm 2011 về trước, HUD đã quyết định các dự án đầu tư vượt xa năng lực tài chính và quản trị, dẫn đến chậm và trì trệ trong triển khai các dự án, sản phẩm dở dang quá nhiều, hàng tồn kho lớn, chậm luân chuyển, đẩy HUD và một số đơn vị thành viên đến tình trạng khó khăn hiện nay.
Lãnh đạo Tổng Công ty HUD còn làm trái và buông lỏng quản lý trong hoạt động ủy quyền kinh doanh dự án cho các đơn vị thành viên với quy mô lớn.
Kết luận Thanh tra Chính phủ về những sai phạm tại HUD. |
Thực tế, HUD và các công ty thành viên không thực hiện đúng những nội dung hợp đồng ủy quyền, đặc biệt là thanh toán không đầy đủ, đúng hạn tiền hạ tầng cho HUD; HUD không thực hiện quyền điều tiết lợi nhuận kinh doanh các dự án ủy quyền với các công ty thành viên trong quá trình thực hiện hợp đồng...
Mặt khác, thông qua hình thức ủy quyền đầu tư kinh doanh, HUD đã chuyển giao cho các công ty thành viên cả những diện tích đất Nhà nước đã ưu đãi miễn không thu tiền để tư kinh doanh nhà theo giá thị trường; không thực hiện đúng nghĩa vụ xây dựng căn hộ chung cư cao tầng để bán và cho thuê đối với đối tượng gặp khó khăn về nhà ở, không giao tầng 1 khu chung cư cho Thành phố Hà Nội theo quy định.
HUD đã hạch toán trích trước chi phí phải trả vào giá vốn kinh doanh hàng kỳ theo suất đầu tư m2 đất, m2 nhà phân bố trên cơ sở Tổng mức đầu tư các án sai với quy định phải căn cứ chí phí phát sinh và dự toán công trình..
Việc quản lý các khoản đầu tư ra ngoài doanh nghiệp yếu kém, hiệu quả đầu tư thấp, một số khoản thâm hụt mất vốn như:
Đầu tư vào Công ty cổ phần Xi măng Sông Thao 516,550 tỷ đồng, dự án xây dựng Nhà máy chậm tiến độ, chi phí đầu tư phát sinh lớn, giá thành sản xuất tăng cao, thiếu vốn hoạt động. Đến ngày 31/12/2012, HUD lỗ lũy kế 305 tỷ đồng, bằng 45% vốn đầu tư của chủ sở hữu…
HUD còn đầu tư vào Công ty CP Phát triển nhà xã HUD.VN 161,139 tỷ đồng. Tuy nhiên, HUD.VN đã sử dụng hầu hết các nguồn vốn góp cùng HUD mua đất để thực hiện Dự án Ánh Dương và thực hiện các dự án ủy quyền đầu tư kinh doanh của HUD sai quy định, dẫn đến tài chính khó khăn, kinh doanh trì trệ không hiệu quả kéo dài, lãng phí vốn đầu tư.
HUD còn góp vốn vào Công ty CP Thép Sông Hồng 46,217 tỷ đồng từ tháng 05/2005, đến tháng 1/2007 HUD đã thoả thuận thoái vốn nhưng đến nay không thu hồi được và chưa xử lý.
Thanh tra Chính phủ cho rằng, các khoản nợ phải trả lớn (hơn 6.684 tỷ đồng), khả năng thanh toán nợ khó khăn do mất cân đối dòng tiền, tồn kho nhiều (4.352 tỷ đồng), thanh khoản chậm, hạch toán chưa đầy đủ các khoản nợ về tiền sử dụng đất, trích trước thiếu chi phí phải trả tại Dự án Việt Hưng (hơn 1.000 tỷ đồng), nợ công trình hạ tầng chưa xây dựng và quá hạn chưa bàn giao được cho địa phương khối lượng lơn (4.501 tỷ đồng.
Ngoài ra, HUD còn hạch toán kinh doanh không chính xác, ghi nhận thiếu chi phí trích trước và chi phí dự phòng (1.298 tỷ đồng) dẫn đến phản ánh kết quả kinh doanh sai lệch, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả.
Những lãnh đạo nào của HUD phải chịu trách nhiệm?
Kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ: Việc quản lý sử dụng vốn, tài sản và hoạt động kinh doanh của HUD đang trong tình trạng hết sức khó khăn, nhiều việc có khả năng mất vốn. Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng căn cứ Kết luận Thanh tra, với trách nhiệm đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước và quản lý ngành, phối hợp với các cơ quan chức năng rà soát xử lý theo thẩm quyền và pháp luật để HUD khắc phục tồn tại gắn với tái cơ cấu theo Đề án được phê duyệt hiệu quả và xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân có khuyết điểm, sai phạm.
Thanh tra Chính phủ kết luận: Giai đoạn từ 29/9/2011 đến 22/11/2012, Hội đồng thành viên HUD gồm 06 thành viên (Chủ tịch là ông Nguyễn Đăng Nam), Ban giám đốc do ông Nghiêm Văn Bang làm Tổng giám đốc (nay là Chủ tịch Hội đồng thành viên) chịu trách nhiệm đối với việc chưa khắc phục được khuyết điểm, tồn tại cơ bản về quản lý vốn tài sản và đầu tư; chưa tuân thủ đầy đủ, chặt chẽ chế độ tài chính. Ảnh: báo Xây dựng. |
Cụ thể, Bộ Xây dựng, UBND TP. Hà Nội kiểm điểm và chỉ đạo thực hiện xử lý trách nhiệm đối với những tập thể, cá nhân liên quan trong kết luận thanh tra, trong đó cần lưu ý trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Ban Tổng Giám đốc và các ban bộ phận chuyên môn theo các thời kỳ:
Giai đoạn từ 28/9/2011 về trước, Hội đồng thành viên HUD gồm 07 thành viên (Chủ tịch là ông Nguyễn Hiệp), Ban giám đốc do ông Nguyễn Đăng Nam làm Tổng giám đốc chịu trách nhiệm đối với những tồn tại, vi phạm trong việc quyết định đầu tư ngoài doanh nghiệp không hiệu quả; quyết định thực hiện hình thức ủy quyền đầu tư kinh doanh và phân bố chi phí theo suất đầu tư không đúng quy định.
Giai đoạn từ 29/9/2011 đến 22/11/2012, Hội đồng thành viên HUD gồm 06 thành viên (Chủ tịch là ông Nguyễn Đăng Nam), Ban giám đốc do ông Nghiêm Văn Bang làm Tổng giám đốc (nay là Chủ tịch Hội đồng thành viên) chịu trách nhiệm đối với việc chưa khắc phục được khuyết điểm, tồn tại cơ bản về quản lý vốn tài sản và đầu tư; chưa tuân thủ đầy đủ, chặt chẽ chế độ tài chính.
Về xử lý kinh tế, Thanh tra Chính phủ yêu cầu HUD nộp ngân sách nhà nước 262,463 tỷ đồng, gồm: Nợ đọng tiền sử dụng đất; tính thiếu tiền sử dụng đất phải nộp; tiền chênh lệch giữa giá thành và giá bán tại một số dự án… Giao HUD và các Công ty thành viên điều chỉnh, hạch toán đúng quy định đối với 20 nội dung với tổng số tiền 459,960 tỷ đồng và hàng loạt biện pháp khắc phục và chấn chỉnh khác.