Mùa Vu lan báo hiếu: Nhớ ơn bậc sinh thành, làm thêm thật nhiều việc hiếu nghĩa

26/08/2023 15:53
Nguyễn Nhất
0:00 / 0:00
0:00
GDVN-"Con cháu có sự thành công như hôm nay là có sự chăm sóc và nuôi dưỡng dạy dỗ nên người của bậc sinh thành", bà Lan chia sẻ.

Lễ Vu Lan (ngày rằm tháng Bảy âm lịch hằng năm) là dịp để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung, nhắc nhở mỗi người biết trân trọng những gì mình đang có, nhắc nhở bổn phận làm con phải luôn nhớ đến công ơn sinh dưỡng của cha mẹ mà làm những việc hiếu nghĩa để thể hiện tình cảm và lòng biết ơn.

Sáng 26/8 (tức 11/7 âm lịch), trong dòng người đến Công viên Tâm linh Lạc Hồng Viên (Hoà Bình) để thắp hương, cầu siêu, tưởng nhớ đến những bậc sinh thành đã khuất, gia đình ông Quách Trọng Nghĩa (66 tuổi, trú tại Chương Mỹ, Hà Nội) có mặt ở đây từ sớm.

Ông Nghĩa cho hay, hôm nay Công viên Tâm linh Lạc Hồng Viên tổ chức lễ Vu lan báo hiếu, nên gia đình đã cùng anh em, con cháu lên đây để thắp hương, dọn dẹp phần mộ cha của ông.

"Hôm nay, gia đình đi vẫn chưa đông đủ do con, cháu phải đi làm, đi học. Nếu cả gia đình đi đông đủ phải khoảng ba xe ô tô là 15 người", ông Nghĩa cho hay.

Ông Quách Trọng Nghĩa dọn dẹp cỏ và bón phân cho cây xanh ở khu vực phần mộ của bố ông. (Ảnh: NN)
Ông Quách Trọng Nghĩa dọn dẹp cỏ và bón phân cho cây xanh ở khu vực phần mộ của bố ông. (Ảnh: NN)

Ông Nghĩa chia sẻ, hằng năm cứ đến dịp này, gia đình đến Công viên Tâm linh Lạc Hồng Viên vào dịp lễ Vu lan đã tạo cái nếp cho con cháu nhớ đến cội nguồn. Bên cạnh đó, những dịp ngày Rằm và Mồng Một, gia đình cũng lên thắp hương, dọn dẹp cỏ cho bố của ông.

Nhớ về kỉ niệm khi bố của ông Nghĩa còn sống, ông cho hay, năm bố của ông hơn 70 tuổi, bố ông đã đến đưa phần mộ cụ thân sinh ra đến quy tập tại nghĩa trang ở quê. Khi đó, bố ông Nghĩa cũng cho con cháu đến để thắp hương và từ đó các lớp thế hệ sau cũng có kí ức về cụ.

Một góc Công viên Tâm linh Lạc Hồng Viên. Ảnh: N.Quỳnh

Một góc Công viên Tâm linh Lạc Hồng Viên. Ảnh: N.Quỳnh

Ông Nghĩa cho rằng, khi còn trẻ, nhiều người phải bươn chải mưu sinh nhưng đến khi về già, họ mới có kinh tế và thời gian để hướng về cội nguồn, bố của ông thuộc hoàn cảnh đó.

Còn với thế hệ của ông Nghĩa, khi bố mất, ông và anh chị em lại tiếp nối truyền thống uống nước nhớ nguồn. Ngoài dịp lễ Vu lan, thi thoảng vào ngày Rằm, Mồng Một, ông lên đây và thấy các cây xanh vẫn được chăm sóc tươi tốt, phần mộ được lau dọn, thắp nhang.

Gia đình ông Nghĩa đã chọn khu mộ rộng khoảng 80 mét vuông ở Công viên Tâm linh Lạc Hồng Viên vào năm 2015, khi đó khu vực quanh đây còn hoang sơ, đến nay nơi đây được quy hoạch xây dựng khang trang đẹp đẽ. Điều này khiến ông rất hài lòng.

"Đến nay sau 8 năm, nơi đây giờ quá đẹp và khang trang", ông Nghĩa nói.

Ông Nghĩa cho hay, gia đình ông cũng đi xem một số nơi nhưng không có quy hoạch, cảnh quan đẹp như Công viên Tâm linh Lạc Hồng Viên.

Cũng có mặt tại Công viên Tâm linh Lạc Hồng Viên vào sáng nay, bà Bùi Thị Lan (trú tại Hà Nội) cùng người thân đến thắp hương cho bà ngoại, mẹ và bố an nghỉ ở nơi đây.

Bà Bùi Thị Dung (đứng thứ hai từ trái qua phải) cùng các thành viên trong gia đình đến thắp hương cho bà ngoại, mẹ và bố. Năm 2018, gia đình bà di dời phần mộ của bà ngoại đến Công viên Tâm linh Lạc Hồng Viên, một năm sau gia đình bà chuyển phần mộ của bố và mẹ đến nơi đây. (Ảnh: NN)

Bà Bùi Thị Dung (đứng thứ hai từ trái qua phải) cùng các thành viên trong gia đình đến thắp hương cho bà ngoại, mẹ và bố. Năm 2018, gia đình bà di dời phần mộ của bà ngoại đến Công viên Tâm linh Lạc Hồng Viên, một năm sau gia đình bà chuyển phần mộ của bố và mẹ đến nơi đây. (Ảnh: NN)

Bà Dung chia sẻ, theo phong tục cổ truyền, dịp lễ báo hiếu Vu lan là dịp để con cháu hướng về cội nguồn, về những người đã khuất. Con cháu có sự thành công như hôm nay là có sự chăm sóc và nuôi dưỡng dạy dỗ của bậc sinh thành.

Theo bà Dung, nếu gia đình đi đông đủ con cháu, phải khoảng 20 người. Hôm nay là thứ Bảy, các con đi làm và cháu vẫn đi học nên không đi đầy đủ được.

Nhớ lại kỷ niệm về người thân trước khi còn sống, bà Dung vẫn nhớ ước muốn của bố mẹ là mong các con đoàn kết, ngoan ngoãn, hiếu thảo và ước muốn này luôn được các con khắc cốt ghi tâm thực hiện, để bố mẹ ở thế giới bên kia an lòng

"Nghe lời dạy của bố mẹ, trong gia đình, từ dâu đến rể, anh chị em đều biết bảo ban nhau", bà chia sẻ.

Khi bố mẹ và bà nội mất, kinh tế gia đình còn khó khăn nên chưa lựa chọn được chỗ an táng đắc địa. Vài năm trước, khi các con kinh tế vững hơn, gia đình cũng muốn cho các cụ có nơi yên nghỉ vĩnh hằng đẹp đẽ, khang trang nên gia đình lựa chọn Công viên Tâm linh Lạc Hồng Viên. Mỗi lần gia đình lên đây thấy thêm nhiều cây xanh, cảnh quan thêm phần khang trang, sạch sẽ, gia đình càng thêm yên tâm về nơi yên nghỉ của người thân mình.

Cảnh quan với nhiều mảng xanh tại các khu vực mộ phần gia đình. Ảnh: N.Quỳnh

Cảnh quan với nhiều mảng xanh tại các khu vực mộ phần gia đình. Ảnh: N.Quỳnh

Chương trình Đại lễ Vu Lan, Chùa Kim Sơn Lạc Hồng - Công viên Tâm linh Lạc Hồng Viên diễn ra từ lúc 9h00 đến 20h30, thứ 7, ngày 26/8/2023.

Trong khuôn khổ chương trình, Ban tổ chức sẽ thực hiện nghi lễ cầu an, cầu siêu phổ độ chúng sinh. Chương trình nghi thức Vu Lan và nghệ thuật âm nhạc sẽ diễn ra từ 17h30 phút và kết thúc lúc 20h30 với hoạt động thả đèn hoa đăng. Được biết, chương

trình âm nhạc có sự tham gia của các nghệ sĩ: NSND Thuý Ngần, NSNS Hà Bắc, Tiến sĩ - Nghệ nhân văn hoá Đức Hiển, Đạo diễn - biên đạo múa Kế Đoàn, Nghệ sĩ: Lê Hải Viên, Kim Thoa, Minh Thuý, Hằng Nga, diễn viên hài Hoài Thương ....

Nguyễn Nhất