Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden tham dự Lễ tốt nghiệp của học viên Học viện hải quân Annapolis Mỹ |
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 30 tháng 5 dẫn trang mạng tuần san "The Economist" Anh ngày 29 tháng 5 đưa tin, quan chức Mỹ đang mất kiên nhẫn đối với Trung Quốc.
Ngày 22 tháng 5, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thẳng thừng tuyên bố với các học viên tốt nghiệp Học viện hải quân, giữa các nước lớn đang hình thành "đường đứt gãy" mới. Ông nói, hành động của Trung Quốc đã cản trở tự do hàng hải ở Biển Đông.
Theo bài báo, điều đáng mừng là, những phát biểu gay gắt này đến nay hoàn toàn không dẫn đến các hành động quân sự ở vùng biển và vùng trời này bởi những cái đầu nóng. Nhưng, để bày tỏ thái độ, Mỹ hiện đang cân nhắc áp dụng các hành động có thể bị Trung Quốc coi là mối đe dọa.
Máy bay trinh sát và tàu chiến thực hiện nhiệm vụ tương tự của Mỹ hiện vẫn hiện diện ở ngoài ít nhất 12 hải lý các đá ngầm theo dõi. Nếu những đá ngầm này là đảo (luôn cao hơn mặt nước biển) và "thuộc Trung Quốc" thì đây sẽ là mép ngoài phạm vi "chủ quyền" của Trung Quốc. Hơn nữa, hiện nay, Lầu Năm Góc đang cân nhắc phải chăng tìm tòi nghiên cứu những biên giới này.
Trung Quốc xây dựng tiền đồn quân sự ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam |
Theo bài báo, các nước ASEAN hoan nghênh sự hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực này.
Nhưng, họ cũng đề nghị Mỹ tránh làm gia tăng tình hình căng thẳng. Không có một nước châu Á nào sẵn sàng đưa ra lựa chọn rõ ràng giữa ủng hộ Mỹ và ủng hộ Trung Quốc.
Trang mạng "Nhật báo Phố Wall" Mỹ ngày 28 tháng 5 cho rằng, cách làm "lát cắt xúc xích" do Bắc Kinh áp dụng đối với kiểm soát biển đã đi quá xa, vì vậy, quan điểm của các quan chức, chuyên gia chính sách, thương nhân và cử tri Mỹ rõ ràng trở nên cứng rắn. Điều này có thể làm thay đổi an ninh toàn cầu trong mấy chục năm tới.
Hải quân Mỹ cho biết, Trung Quốc luôn tuân thủ quy tắc xử lý khi gặp nhau bất ngờ trên biển được hai bên ký vào năm 2014. Nhưng, các quan chức vẫn than phiền Trung Quốc cự tuyệt lập đường dây thông tin tin cậy.
Các quan chức Quốc hội Mỹ và một số quan chức Washington dự đoán, Quân đội Trung Quốc sẽ không được mời tham gia diễn tập quân sự "Vành đai Thái Bình Dương".
Philippines chỉ thẳng mặt Trung Quốc: Cảnh sát biển Trung Quốc là bọn "cướp có vũ trang" ở Biển Đông |
Theo bài báo, Washington thay đổi thái độ đối với Trung Quốc là một phản ứng chậm. Thăm dò của Trung tâm nghiên cứu Pew phát hiện, năm 2014 chỉ có 35% người Mỹ giữ thái độ tán thành đối với Trung Quốc, trong khi đó tỉ lệ năm 2011 bằng một nửa.
Bài báo cho rằng, xem xét lại chính sách đối với Trung Quốc rõ ràng nhất là một báo cáo kêu gọi gần đây của Hiệp hội ngoại giao, tác giả là cựu quan chức ngoại giao Robert Blackwell và Ashley Tellis.
Báo cáo viết, Trung Quốc không có ý định trở thành "bên liên quan lợi ích có trách nhiệm" trong trật tự quốc tế tự do do Mỹ lãnh đạo. Bắc Kinh hy vọng kết thúc vị thế ưu thế của Mỹ ở Đông Á, mục tiêu này gây trở ngại cho lợi ích của Mỹ.
Họ viết, Trung Quốc không phải kẻ thù, "ngăn chặn" cũng không thích hợp; nhưng cần áp dụng thái độ thận trọng, tìm cách "hạn chế năng lực của Trung Quốc, làm cho họ không được lạm dụng quá mức sức mạnh ngày càng tăng".
Vì vậy, họ cho rằng, cần thực hiện chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương do ông Obama đề xuất, nhưng cũng cần áp dụng nhiều hành động hơn, bao gồm hủy bỏ hạn chế ngân sách quốc phòng, duy trì thế cân bằng hạt nhân, đẩy nhanh triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa, mở rộng hợp tác với các đối tác khu vực, kiên trì tự do hàng hải.
Trong thời điểm Trung Quốc đẩy mạnh lấn biển xây đảo và xây các cơ sở quân sự bất hợp pháp ở Biển Đông hiện nay, Không quân và Hải quân Trung Quốc cũng tăng cường các cuộc tập trận, tuy tập trận được đưa tin mập mờ, lén lút, nhưng rõ ràng có ý đồ răn đe vũ lực đối với Mỹ, Nhật Bản và các nước ven Biển Đông. |
Ngoài ra, cũng cần thắt chặt hạn chế chuyển nhượng công nghệ với khách hàng Trung Quốc, thậm chí thực hiện "thuế quan toàn diện" đối với hàng hóa Trung Quốc để đáp trả "ăn cắp mạng".
Mỹ phê phán hành động bất hợp pháp của Trung Quốc
Theo tờ “Tin tức Quốc phòng” Mỹ ngày 28 tháng 5, chiến lược quay lại châu Á-Thái Bình Dương của Quân đội Mỹ có sự thay đổi mang tính đối đầu. Trên đường tới Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố, Mỹ sẽ tiếp tục bay và đi lại, thực hiện nhiệm vụ trên Biển Đông.
Ngày 27 tháng 5, tại Hawaii, ông Ashton Carter cho biết, chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương có thể tiếp tục giúp phát huy vai trò then chốt bảo đảm sự phồn vinh của khu vực này như 70 năm qua.
Ông cho rằng, một “hệ thống bao hàm và coi trọng nguyên tắc” giúp cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương duy trì hòa bình và phồn vinh.
Ông nói, về căn bản, chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương đang giúp duy trì một hệ thống an ninh – không chỉ của Mỹ, hơn nữa còn bao gồm các bạn bè, đồng minh, kể cả Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter |
Tại hội nghị Đối thoại Shangri-La ngày 30 tháng 5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cũng mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hoạt động lấn biển xây đảo nhân tạo (bất hợp pháp) và chấm dứt xây dựng cơ sở quân sự ở Biển Đông.
Ông Carter cho rằng, hành động của Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế và trạng thái bình thường trong xây dựng cấu trúc an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời sẽ thúc giục các nước lên tiếng tại các hội nghị như Hội nghị thượng đỉnh Đông Á và G7, bảo vệ sự ổn định của Biển Đông.
Mỹ phản đối bất cứ hành động quân sự hóa tiếp theo nào ở các đảo đá, sẽ tiếp tục thực hiện và bảo vệ tự do đi lại và tự do bay, đồng thời thúc giục Trung Quốc và ASEAN đạt được thống nhất về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trong năm nay.