Ngày 26 tháng 5 năm 2015, Trung Quốc tổ chức lễ khởi công xây dựng bất hợp pháp hải đăng ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn báo Hoàn Cầu, Trung Quốc) |
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 29 tháng 5 dẫn tờ "Nhật báo Phố Wall" Mỹ ngày 27 tháng 5 đăng bài viết "Trung Quốc biến thành nước lớn 'kiểu khác'". Theo bài viết, Bắc Kinh đang trở thành nền kinh tế bình thường hơn, nhưng không phải là nước lớn bình thường.
Về kinh tế, tỷ lệ tăng trưởng 2 con số của họ từng bước chậm lại đến tốc độ tăng thường gặp hơn của các nước có thu nhập trung bình.
Cùng với các doanh nghiệp tư nhân được nâng cao vị thế, kinh tế Trung Quốc không còn tránh được ảnh hưởng của thị trường và tỷ lệ nợ nần, càng dễ bị tác động bởi các rủi ro của kinh tế toàn cầu - một phần cái giá phải trả của nền kinh tế bình thường hơn.
Đồng thời, Bắc Kinh đã kết thúc chính sách ngoại giao bị động hơn trước kia. Điều này cho thấy một nước Trung Quốc tự tin hơn đã xuất hiện.
Tuy nhiên, khả năng gây ảnh hưởng trên sân khấu quốc tế của Trung Quốc còn có hạn, kinh nghiệm xử lý các vấn đề nhạy cảm cũng còn lâu mới được như các thành tựu kinh tế.
Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc biến thành một tiền đồn quân sự (nguồn mạng Tin tức Tham khảo, Trung Quốc ngày 28 tháng 5 năm 2015) |
So với sự trỗi dậy trong lịch sử của châu Âu, Mỹ và Nhật Bản, Trung Quốc sẽ là một nước lớn không bình thường. Khác với sự trỗi dậy của các nước khác cơ bản duy trì tính tiếp diễn và có quá trình lâu dài, chỗ riêng biệt của Trung Quốc ở chỗ, trước khi quay trở lại vị thế nước lớn, họ từng chiếm 30% sản xuất toàn cầu, nhưng đến năm 1950 giảm xuống chưa tới 5%.
Cho đến nay, trải qua 30 năm tăng trưởng tốc độ cao, tỷ trọng vẫn chỉ bằng một nửa trước đây. Các nước khác cũng không gặp phải vấn đề nan giải "chưa giàu đã già" như Trung Quốc. Bắc Kinh luôn tìm cách quản cả cuộc đấu tranh nội bộ lẫn trật tự quốc tế không ngừng thay đổi.
Vài năm trước, xuất phát từ cân nhắc lợi ích tự thân, Washington hy vọng Trung Quốc trở thành "bên lợi ích liên quan có trách nhiệm".
Đến nay, hầu như không ai tin rằng, trong một hệ thống chủ yếu do phương Tây xác lập, không quan tâm đến sự trỗi dậy của Trung Quốc, Trung Quốc vẫn là người chấp nhận quy tắc bị động. Trái lại, họ càng có thể là kẻ thách thức, khi liên quan đến lợi ích cốt lõi to lớn của họ ở châu Á, họ sẽ làm thay đổi cân bằng quyền lực.
Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc biến thành một tiền đồn quân sự |
Sự bị động trước đây của Trung Quốc là để xóa bỏ sự lo ngại của bên ngoài, để nước khác không kiềm chế tiềm lực phát triển của họ.
Đến nay, sự chuyển hướng tới châu Á của Mỹ bị người Trung Quốc coi là chiến lược ngăn chặn, trong tình hình này, khái niệm "phát triển hòa bình" không còn thực hiện được.
Trung Quốc sẵn sàng áp dụng hành động mạnh hơn, điểm này hoàn toàn không khác với các nước lớn khác. Nhưng họ thực sự khác hẳn với các nước lớn khác. Bắc Kinh chưa làm rõ sự lựa chọn trong xây dựng liên minh, ý đồ liên minh cũng khác biệt lớn.
Trung Quốc tự tin hơn sẽ tiếp tục gây ra căng thẳng và tính không xác định. Nhưng mục tiêu của Bắc Kinh là thúc đẩy thay đổi hệ thống quốc tế hiện có, chứ không phải lật đổ nó.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc đề xuất "châu Á của người châu Á" và sáng kiến con đường tơ lụa, phần nhiều là để tìm được phương án thiết thực, chứ không phải xây dựng chiến lược lớn.
Đầu tháng 5 năm 2015, chi đội tàu khu trục Hạm đội Nam Hải tổ chức tập trận phòng không, chống hạm, săn ngầm một cách lén lút (nguồn 81.cn) |