Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 6 tháng 9 dẫn tờ "Thời báo New York" Mỹ ngày 4 tháng 9 đăng bài viết "Lầu Năm Góc cho biết, 5 tàu chiến Trung Quốc đi vào vùng biển Mỹ hợp pháp". Sau đây là nội dung bài viết:
Biên đội tàu chiến, Hải quân Trung Quốc |
Quan chức Lầu Năm Góc ngày 4 tháng 9 cho biết, tuần này, 5 tàu chiến Trung Quốc chạy ở vùng biển Bering ngoài bờ biển Alaska, đã đi vào lãnh hải Mỹ, nhưng chúng sau đó đã rời khỏi vùng biển này.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Jeff Davis cho biết, chúng đã đi vào phạm vi 12 hải lý của Mỹ, từ đó đã đi vào lãnh hải Mỹ. Nhưng Jeff Davis cho biết, những tàu chiến này "quá cảnh hợp pháp", chúng đã tuân thủ luật pháp quốc tế.
Quan chức Bộ Quốc phòng cho biết, đây là lần đầu tiên Quân đội Mỹ chú ý tới Trung Quốc tiến hành hoạt động như vậy. Khi những tàu chiến này đến vùng biển này, Tổng thống Mỹ Obama đang tiến hành thị sát đối với Alaska.
Tờ "Washington Post" Mỹ ngày 4 tháng 9 đăng bài viết "Tàu chiến Trung Quốc xâm nhập phạm vi lãnh hải 12 hải lý của Mỹ".
Bài viết dẫn quan chức Lầu Năm Góc ngày 4 tháng 9 nói, một nhóm tàu chiến Trung Quốc tuần này đi qua lãnh hải Mỹ lân cận Alaska, động thái khác thường này cho thấy khả năng xảy ra xung đột trên biển giữa Mỹ-Trung.
Một quan chức Mỹ giấu tên cho biết, 5 tàu chiến Trung Quốc đã đi qua vùng biển cách quần đảo Aleutian khoảng 12 hải lý.
Hạm đội Hải quân Trung Quốc vừa đến biển Nhật Bản tập trận với Nga |
Quan chức này nói, những tàu chiến này không vi phạm luật pháp quốc tế. Căn cứ vào chế độ đi lại "không gây hại", cho phép tàu nước ngoài đi qua lãnh hải của nước sở tại.
Theo quan chức này, nhóm tàu chiến này hiện rõ ràng đang trên đường trở lại Trung Quốc. Nhóm này gồm có 3 tàu chiến mặt nước, 1 tàu chiến đổ bộ và 1 tàu tiếp tế.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc Bill Urban cho biết, những tàu chiến này sau khi đi qua quần đảo Aleutian, tiếp tục đi vào Thái Bình Dương. Quan chức Bộ Quốc phòng cho hay, họ không điều tàu chiến Hải quân Mỹ tiến hành phản ứng đối với tàu chiến Trung Quốc.
Bộ Quốc phòng Mỹ không dự định cung cấp nhiều hơn thông tin mới nhất liên quan đến vị trí những tàu chiến này, điều này có nghĩa là họ có thể cho rằng, vấn đề này đã được giải quyết.
Giáo sư David Titley, Đại học bang Pennsylvania, Mỹ cho rằng: "Điều này rõ ràng là một tín hiệu". Ông cho rằng, Trung Quốc có thể đang tìm cách xác lập vị thế của mình với tư cách là lực lượng quan trọng trong hoạt động thương mại không ngừng mở rộng ở Bắc Cực.
Hải quân Trung Quốc tập trận răn đe vũ lực ở Biển Đông |
Theo David Titley, sự kiện này, nhất là việc không gây phản ứng mạnh mẽ từ Mỹ còn có thể sẽ đóng vai trò "mềm hóa" đối với lập trường của Trung Quốc trong "tranh chấp biển" ở Biển Đông.
Trong lúc chi tiêu quân sự của Trung Quốc không ngừng tăng lên, Mỹ đã tiến hành phê phán đối với lập trường hung hăng hăm dọa và hoạt động "lấn biển xây đảo" (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông.
Theo David Titley, cách làm xử lý lạnh nhạt của Mỹ đối với hoạt động của tàu chiến Trung Quốc ở biển Bering có thể sẽ thúc đẩy Bắc Kinh làm dịu phản ứng đối với sự hiện diện của nước ngoài ở ngoài khơi Trung Quốc.
David Title nói: "Đây chính là phương thức hoạt động của siêu cường trưởng thành. Khi mỗi lần có tàu chiến hoạt động hợp pháp không cần bước vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cấp 1".
Về việc Trung Quốc tăng cường quân bị, Mỹ rõ ràng để cho họ tùy ý phát triển, chỉ cần họ không được vượt qua giới hạn hợp pháp.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc William Marx nói: "Hải quân Trung Quốc là một lực lượng mang tính toàn cầu, chúng tôi khuyến khích hải quân của họ và nước khác hoạt động ở vùng biển quốc tế, chỉ cần họ tuân thủ luật pháp quốc tế".
Trung Quốc tiến hành quân sự hóa Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực. |
Trang mạng "Nhật báo Phố Wall" Mỹ ngày 3 tháng 9 đã đăng bài viết "Khi Obama thị sát Alaska, hải quân của Bắc Kinh xuất hiện ở lân cận bờ biển".
Theo bài viết, tuần này, Barack Obama trở thành Tổng thống đương nhiệm Mỹ đầu tiên thị sát Bắc Cực, nhưng ông hoàn toàn không phải là người mới đến duy nhất. 5 tàu chiến Trung Quốc cũng xuất hiện ở biển Bering, lân cận bờ biển Alaska một cách chưa từng có.
Trước khi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiến hành thăm Mỹ trong tháng này, đây là một tín hiệu gây chú ý.
Vài năm qua, Trung Quốc luôn xây dựng hải quân của nước này thành một hạm đội biển sâu có thể hoạt động ở Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và vùng biển xa hơn, cách xa lãnh thổ của họ. Bước tiếp theo có thể là chạy tới Bắc Băng Dương và nhằm vào tài nguyên năng lượng ở đó.
Tất cả những điều này xuất hiện trong tình hình Trung Quốc bành trướng sức mạnh quân sự, bao gồm tiến hành khiêu khích trên biển đối với Nhật Bản, Philippines, Việt Nam cùng với khiêu khích đối với máy bay tuần tra và tàu chiến Hải quân Mỹ ở vùng biển và vùng trời quốc tế.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093 Trung Quốc đến Ấn Độ Dương (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Ngày 3 tháng 9, Bắc Kinh đã tổ chức duyệt binh quy mô lớn nhất từ trước đến nay, tuyên bố cắt giảm 300.000 quân để gia tăng đầu tư cho hải quân và điều động lực lượng.
Chuyến thăm bất ngờ của Bắc Kinh đối với miền bắc có thể cũng nhằm vào Nga. Nhà lãnh đạo hai nước Trung Quốc và Nga từng nhiều lần thể hiện quan hệ hữu nghị, nhưng biểu tượng như vậy ẩn chứa rất nhiều cạnh tranh.
Trung Quốc hiện là một bên mạnh hơn trong quan hệ hai nước, đang làm suy yếu vai trò ảnh hưởng của Nga ở Trung Á và các khu vực khác. Để phần nào triệt tiêu nó, Moscow đang tăng cường quan hệ với Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh khác của Trung Quốc. Bắc Cực là một sân khấu cạnh tranh khác.
Chuyến đi này của tàu chiến Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh với tham vọng lớn đang phô trương sức mạnh. Cùng với khẩu vị của Trung Quốc trở nên ngày càng lớn, đây sẽ là thách thức buộc phải đối mặt của Mỹ.