LTS: Gửi thư đến Báo Giá dục Việt Nam, một bạn đọc viết: "Chào Ban biên tập. Tôi hiện là chuyên viên tư vấn tâm lý học đường tại Tp.HCM. Qua loạt bài viết về bé Đỗ Nhật Nam, tôi có vài chia sẻ muốn san sẻ cùng bạn đọc và gia đình bé Nam. Rất mong nhận được sự ủng hộ của Ban biên tập. Chúc Báo Giáo dục sẽ luôn phát triển và hoàn thành tốt sứ mệnh gieo trồng tri thức cho mọi người. Trân trọng cảm ơn"! Giaoduc.net.vn xin đăng tải bài viết này.
Nước mắt đã rơi, tinh thần của “ những người lớn” đã suy sụp sau tất cả những dư luận thiếu thiện chí, thiện cảm và chưa toàn diện về một đứa trẻ “thần đồng” – em chưa đáng để bị trách cứ, chỉ trích như vậy.
Mấy ngày qua chuyện của cậu bé thần đồng Đỗ Nhật Nam đã lấy đi biết bao giấy mực của nhiều người. Câu chuyện đi từ “cơn sốt” này đến “cơn sốt” kia. Ý kiến đa chiều, khen có, chê có, bênh vực có… nhưng thói thường người ta thường để tâm đến khuyết điểm của người khác hơn là công nhận cái tốt, cái hay của “người không phải mình”.
Qua tất cả, dõi theo từng bài viết, từng bình luận của độc giả, nay trên Facebook lại được đọc tâm thư của người mẹ đáng kính – người đã sản sinh ra một nhân tài cho đất nước gửi đến con trai yêu quý Đỗ Nhật Nam. Tôi đọc, tôi hiểu và đồng cảm với chị, tôi nghĩ những giọt nước mắt, những trăn trở của chị đã thực sự là tiếng chuông hồi tỉnh những người sống quá khắc khe và thiếu cái nhìn công tâm. Cảm ơn vì cách chị dạy con – rất đỗi khoa học và nhẹ nhàng như chính những dòng chị đã sẻ chia trên Facebook cá nhân của mình.
Tôi muốn bạn đọc hãy cùng nhau cân - đong - đo - đếm lại những điều được và mất khi ta nhìn nhận toàn diện hơn về một nhân tài, chỉ mới 11 tuổi.
Tôi thiết nghĩ, đã là nhân tài thì ta phải trân trọng họ trước đã, đấy không còn là trách nhiệm của riêng gia đình Nhật Nam mà còn là đối với đất nước, với toàn xã hội.
Vậy mà tôi thấy nhiều bạn trẻ, người lớn… chưa hiểu bao nhiêu, chưa biết bao nhiêu về Nam mà đã vội vàng “ném đá” vào một đứa trẻ mà không nghĩ tới hậu quả có thể dẫn đến cho em, cho gia đình. Kể cả sự lan truyền với tốc độ nhanh do internet, các nhà báo cũng là lý do khiến sự việc trở nên “nghẹt thở” như vậy. Trách nhiệm bảo vệ trẻ ở đâu?
Tôi đã tự hỏi rằng “Họ chê vì ganh tị tài năng hay thật lòng chê để Nam trưởng thành?”, “Khi họ là trẻ con, họ đã sống như thế nào?”
Nếu là vì muốn Nam trưởng thành, cân xứng giữa đức và tài thì đừng quá vội vã, xô bồ khi phát ngôn thiếu thiện chí cùng dư luận như vậy. Hành vi tốt muốn được hình thành phải được dạy bảo, chỉ dẫn và tập luyện, chứ không phải hô một tiếng là có ngay hành vi, thái độ như mình mong muốn.
Suy cho cùng, em vẫn còn là trẻ con, thì bắt em phải ứng xử hoàn toàn như một người lớn thì có phải là quá đáng không? Bản thân chúng ta tự xét lại, nếu trả lời phỏng vấn, nói trước đám đông thì liệu có ứng xử tốt hơn Nam chưa?
Có thể nói đó là biểu hiện chung của một số người lớn nhưng nhìn nhận “chưa chịu hoặc chưa đủ lớn” khi đánh giá người khác.
Bạn biết đấy! Đã giảng dạy, nói chuyện… bao nhiêu năm nhưng nhiều diễn giả, nhà tâm lý, thầy cô giáo, cả bản thân tôi còn vấp váp khi nói trước mọi người chứ đừng mong cầu quá nhiều ở một đứa trẻ. Quan trọng là con người với nhau hãy cảm thông và nhắc nhở nhau như thế nào để cùng tiến bộ, cùng nhìn nhận khuyết điểm để khắc phục nó. nhâ– như dành cho mẹ em.
Trích thư Nam đã động viên mẹ: "Đồng chí ấy à, khi gặp bão nếu đại bàng bay thấp xuống, nó sẽ bị gió bão quật ngã, nhưng nếu nó mạnh mẽ bay lên, nó sẽ bay được cao, rộng và xa".
Và tin nhắn qua điện thoại: Đồng chí ấy ơi, hôm nay đồng chí tôi không muốn ôm đồng chí ấy nữa" - "Vì sao?" - " Vì người đồng chí toàn...mùi nước mắt. Tôi muốn đặt "thực đơn" mùi vị cho ngày mai là: mùi tiếng cười"...
Tôi rất trân trọng em, tôi tin em sẽ hoàn thiện và cân bằng được cả tài lẫn đức để chứng minh cho mọi người thấy, em xứng đáng được mọi người quý mến với sự chỉ dạy của cha mẹ, những thầy cô và những người thân quen đã đứng về phía em.
Mọi người hãy đừng vì sự lỡ lời của một ai mà tranh thủ hạ bệ hoặc chỉ trích họ. Hãy suy xét thật kỹ càng, nên nhìn sự việc một cách toàn diện và dung thứ cho những lỗi lầm không đáng, đặc biệt là với những người còn ít va chạm với cuộc sống như Đỗ Nhật Nam.
Bé Đỗ Nhật Nam và mẹ. |
Nước mắt đã rơi, tinh thần của “ những người lớn” đã suy sụp sau tất cả những dư luận thiếu thiện chí, thiện cảm và chưa toàn diện về một đứa trẻ “thần đồng” – em chưa đáng để bị trách cứ, chỉ trích như vậy.
Mấy ngày qua chuyện của cậu bé thần đồng Đỗ Nhật Nam đã lấy đi biết bao giấy mực của nhiều người. Câu chuyện đi từ “cơn sốt” này đến “cơn sốt” kia. Ý kiến đa chiều, khen có, chê có, bênh vực có… nhưng thói thường người ta thường để tâm đến khuyết điểm của người khác hơn là công nhận cái tốt, cái hay của “người không phải mình”.
Qua tất cả, dõi theo từng bài viết, từng bình luận của độc giả, nay trên Facebook lại được đọc tâm thư của người mẹ đáng kính – người đã sản sinh ra một nhân tài cho đất nước gửi đến con trai yêu quý Đỗ Nhật Nam. Tôi đọc, tôi hiểu và đồng cảm với chị, tôi nghĩ những giọt nước mắt, những trăn trở của chị đã thực sự là tiếng chuông hồi tỉnh những người sống quá khắc khe và thiếu cái nhìn công tâm. Cảm ơn vì cách chị dạy con – rất đỗi khoa học và nhẹ nhàng như chính những dòng chị đã sẻ chia trên Facebook cá nhân của mình.
Tôi muốn bạn đọc hãy cùng nhau cân - đong - đo - đếm lại những điều được và mất khi ta nhìn nhận toàn diện hơn về một nhân tài, chỉ mới 11 tuổi.
Tôi thiết nghĩ, đã là nhân tài thì ta phải trân trọng họ trước đã, đấy không còn là trách nhiệm của riêng gia đình Nhật Nam mà còn là đối với đất nước, với toàn xã hội.
Vậy mà tôi thấy nhiều bạn trẻ, người lớn… chưa hiểu bao nhiêu, chưa biết bao nhiêu về Nam mà đã vội vàng “ném đá” vào một đứa trẻ mà không nghĩ tới hậu quả có thể dẫn đến cho em, cho gia đình. Kể cả sự lan truyền với tốc độ nhanh do internet, các nhà báo cũng là lý do khiến sự việc trở nên “nghẹt thở” như vậy. Trách nhiệm bảo vệ trẻ ở đâu?
Tôi đã tự hỏi rằng “Họ chê vì ganh tị tài năng hay thật lòng chê để Nam trưởng thành?”, “Khi họ là trẻ con, họ đã sống như thế nào?”
Nếu là vì muốn Nam trưởng thành, cân xứng giữa đức và tài thì đừng quá vội vã, xô bồ khi phát ngôn thiếu thiện chí cùng dư luận như vậy. Hành vi tốt muốn được hình thành phải được dạy bảo, chỉ dẫn và tập luyện, chứ không phải hô một tiếng là có ngay hành vi, thái độ như mình mong muốn.
Suy cho cùng, em vẫn còn là trẻ con, thì bắt em phải ứng xử hoàn toàn như một người lớn thì có phải là quá đáng không? Bản thân chúng ta tự xét lại, nếu trả lời phỏng vấn, nói trước đám đông thì liệu có ứng xử tốt hơn Nam chưa?
Có thể nói đó là biểu hiện chung của một số người lớn nhưng nhìn nhận “chưa chịu hoặc chưa đủ lớn” khi đánh giá người khác.
Bạn biết đấy! Đã giảng dạy, nói chuyện… bao nhiêu năm nhưng nhiều diễn giả, nhà tâm lý, thầy cô giáo, cả bản thân tôi còn vấp váp khi nói trước mọi người chứ đừng mong cầu quá nhiều ở một đứa trẻ. Quan trọng là con người với nhau hãy cảm thông và nhắc nhở nhau như thế nào để cùng tiến bộ, cùng nhìn nhận khuyết điểm để khắc phục nó. nhâ– như dành cho mẹ em.
Trích thư Nam đã động viên mẹ: "Đồng chí ấy à, khi gặp bão nếu đại bàng bay thấp xuống, nó sẽ bị gió bão quật ngã, nhưng nếu nó mạnh mẽ bay lên, nó sẽ bay được cao, rộng và xa".
Và tin nhắn qua điện thoại: Đồng chí ấy ơi, hôm nay đồng chí tôi không muốn ôm đồng chí ấy nữa" - "Vì sao?" - " Vì người đồng chí toàn...mùi nước mắt. Tôi muốn đặt "thực đơn" mùi vị cho ngày mai là: mùi tiếng cười"...
Tôi rất trân trọng em, tôi tin em sẽ hoàn thiện và cân bằng được cả tài lẫn đức để chứng minh cho mọi người thấy, em xứng đáng được mọi người quý mến với sự chỉ dạy của cha mẹ, những thầy cô và những người thân quen đã đứng về phía em.
Mọi người hãy đừng vì sự lỡ lời của một ai mà tranh thủ hạ bệ hoặc chỉ trích họ. Hãy suy xét thật kỹ càng, nên nhìn sự việc một cách toàn diện và dung thứ cho những lỗi lầm không đáng, đặc biệt là với những người còn ít va chạm với cuộc sống như Đỗ Nhật Nam.
Gõ Cửa Tâm Hồn