Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tại Hội nghị 4 bên ở Minsk, Belarus. Các bên đã đạt thỏa thuận ngừng bắn |
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 12 tháng 2 dẫn tờ "Washington Post" Mỹ ngày 5 tháng 2 đăng bài viết "Mỹ cần tư duy và hành động như một siêu cường" của David Ignatius, phó chủ biên tờ "Washington Post", nội dung bài viết như sau:
Niccolò Machiavelli cũng có lẽ là triết học gia chính trị khôn khéo nhất trong lịch sử, ông tin tưởng sự kiện quan trọng bị ảnh hưởng bởi vận may - ông gọi sức mạnh không thể dự đoán này là "nữ thần may mắn". Tư tưởng sai lầm lệ thuộc vào nữ thần may mắn, hành động như vậy có thể sẽ mang lại thành công, cũng có thể dẫn tới thất bại.
Từ lời nói của những người bi quan, bạn sẽ không nghe được những lời dưới đây: Trên thực tế, Mỹ gần đây luôn cực kỳ may mắn. Thực lực kinh tế cố hữu của Mỹ đã trở nên ngày càng nổi bật. Đồng thời, kẻ thù của Mỹ đã gặp xui xẻo - một số gieo gió gặt bão, một số gặp hạn.
Tận dụng vị thế ưu thế này, Mỹ có khả năng tư duy như một siêu cường. Mỹ không nên nóng lòng tiến hành nhượng bộ đối với các nước tương đổi nhỏ yếu hoặc vội vã đạt được thỏa thuận vẫn chưa chín muồi, đàm phán hạt nhân với Iran có lẽ chính là trường hợp như vậy. Mỹ không nên xấu hổ giúp đỡ bạn bè của mình hoặc để kẻ thù phải trả giá cho hành động thô lỗ của họ, giống như khi xử lý sự "xâm lược" của Nga đối với Ukraine.
Hành vi tàn bạo đối với phi công Hồi giao Jordan của "Nhà nước Hồi giáo" (IS, tổ chức khủng bố tạo ra mối đe dọa chí tử cho Syria và Iraq) cũng là một vận may kiểu ma quỷ. Người Ả rập vô cùng căm phẫn và mạnh mẽ yêu cầu tiến hành trả thù.
Người Mỹ luôn đang hỏi, tại sao người Ả rập không lên án sự tàn bạo gây ra với danh nghĩa Hồi giáo. Mỹ không nên để danh tiếng của mình cao hơn thế giới Hồi giáo tức giận. Giữ kiềm chế về lời nói, sử dụng vũ lực cần thiết, hành sự như một siêu cường.
Hội nghị 4 bên tại Minsk, Belarus về vấn đề Ukraine |
Để hiểu “quan hệ lẫn nhau giữa các thế lực” (đây là cách nói ưa thích của người Nga), cần xem xét một số chứng cứ trong báo cáo “Mỹ xuất sắc” vào tháng trước của công ty Goldman Sachs.
Trước hết là tỷ lệ tăng trưởng GDP. Tính từ đỉnh cao tăng trưởng trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, kinh tế Mỹ thực tế đã tăng 8,1%, trong khi đó, khu vực đồng Euro và Nhật Bản đã lần lượt giảm 2,2% và 1,1%. Khoảng cách tỷ lệ tăng trưởng GDP giữa nền kinh tế thị trường mới nổi trỗi dậy nhanh chóng và Mỹ từ 6,5% năm 2007 thu hẹp còn 2,6% năm 2014, hơn nữa cùng với sự tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại, năm 2015 dự đoán sẽ còn tiếp tục thu hẹp đến 1,2%.
Khi xét tới con số thống kê thương mại, thành tích thậm chí càng ngạc nhiên. Tỷ lệ nợ của các công ty Mỹ niêm yết trên thị trường chứng khoán thấp hơn mức bất cứ nước đối tác thương mại nào của Mỹ. Năng suất lao động của Mỹ cao hơn nhiều khu vực đồng Euro, Nhật Bản, thậm chí bất cứ nền kinh tế thị trường mới nổi nào. Trên phương diện chi phí chế tạo bình quân, Mỹ có ưu thế hơn tất cả các nước trong 10 nước xuất khẩu lớn, trừ Trung Quốc.
Cuối cùng, sản lượng năng lượng của Mỹ tăng trưởng rõ rệt. Năm 2014, Mỹ vượt Saudi Arabia trở thành nước sản xuất dầu mỏ và khí đốt lớn nhất thế giới, sớm hơn 6 năm so với dự đoán của các nhà phân tích. Cùng với giá dầu từ đỉnh cao tháng 7 năm 2014 giảm khoảng 50%, nhân tố kích thích sản xuất dầu nham thạch đã giảm ở mức độ nhất định. Nhưng, điều này là tin tốt đối với người tiêu dùng Mỹ.
Các cường quốc như Mỹ có ưu thế “được trời ưu ái”. Họ không cần thông qua chính trị đảng phái ầm ĩ và báo chí đưa tin không gián đoạn 24 giờ để cầu gấp đạt thành công. Đây chính là nguyên nhân tôi hy vọng chính quyền Obama không nên tiến hành nhượng bộ quá nhiều đối với Iran để hy vọng cấp bách đạt được thỏa thuận hạt nhân.
Nếu Iran thực sự chuẩn bị rời xa đối lập và thông qua cách có thể chứng thực để từ bỏ chương trình hạt nhân của họ thì rất tốt. Nếu không phải như vậy để chúng ta mỏi mắt mong chờ. Trong một thế giới giá dầu rẻ và người dân Iran cấp bách hy vọng kết thúc cô lập, thời gian hoàn toàn không đứng về phía phe cứng rắn của Iran.
Hội nghị 4 bên tại Minsk, Belarus về vấn đề Ukraine |
Trong vấn đề Ukraine, nước Mỹ mạnh luôn sáng suốt để lại đường lui cho Tổng thống Nga Putin không tính tới hậu quả - cùng với việc tiếp nhận Ukraine, chú ý tới chủ trương lợi ích của Nga và phương Tây. Những nỗ lực này gần đây tiếp diễn ở Kiev. Nhưng, nếu ông Putin từ chối thỏa hiệp, tiếp tục cuộc chiến tranh ủy nhiệm ở miền đông Ukraine, thì Mỹ cần cung cấp vũ khí ở mức độ nhất định cho Kiev, giống như điều được đề xuất gần đây trong một báo cáo của các chuyên gia Ủy ban các vấn đề toàn cầu Chicago, Viện Brookings và Hội đồng Đại Tây Dương.
Nếu ông Putin khư khư cố chấp khi nước Nga suy yếu vì giá dầu trượt dốc, thì ông sẽ đối mặt với một cuộc chiến tranh mang tính hủy diệt bao trùm lên toàn bộ Ukraine. Đây là quyết định của ông ấy, không liên quan đến việc của chúng ta.
Nữ thần may mắn thiên vị cường quốc, nhưng điều kiện là họ hành sự không được chùn bước. Để có được thành công ngoại giao trong ngắn hạn mà lãng phí ưu thế thực sự của Mỹ sẽ là một sai lầm to lớn.