Nga điều máy bay chiến đấu Su-30M2 đến bán đảo Crimea (ảnh tư liệu) |
Tân Hoa xã ngày 30 tháng 1 đưa tin, Nga có câu ngạn ngữ "Khi người khác làm giặc, nhất thiết phải nhớ kỹ giữ lấy mật ong của nhà mình". Mặc dù cuộc chơi cờ giữa Nga và các nước NATO xoay quanh cuộc khủng hoảng miền đông Ukraine tiếp tục căng thẳng, nhưng Nga cũng không lơi lỏng nâng cấp sẵn sàng chiến đấu đối với bán đảo Crimea.
Sắp tới, Bộ Quốc phòng Nga tiếp tục triển khai nhiều loại trang bị tiên tiến ở bán đảo Crimea để tăng cường kiểm soát đối với khu vực quan trọng vừa gia nhập Liên bang Nga này. Trong đó, máy bay chiến đấu Su-27SM3 chính là một trang bị tác chiến rất bí ẩn.
Máy bay chiến đấu mới bố trí ở Crimea
Cuối năm 2014, 14 máy bay chiến đấu từ khu biên cương Krasnodar Nga bay đến căn cứ Belbek của bán đảo Crimea, gia nhập cụm chiến dịch độc lập Crimea mới thành lập, do Bộ tư lệnh phòng không 4 Quân đội Nga chỉ huy.
Theo tiết lộ của Bộ Quốc phòng Nga, trong 14 máy bay chiến đấu này có 10 thành viên mới nhất của máy bay dòng Su-27, đó là Su-27SM3, chúng đã lắp rất nhiều vũ khí và thiết bị điện tử hàng không mới, trong giai đoạn hiện nay đủ để ngăn chặn máy bay chiến đấu cùng loại của không quân các nước xung quanh, tăng cường năng lực bảo vệ của Nga đối với khu vực này.
Được biết, Su-27SM3 là một loại máy bay chiến đấu đa năng 1 chỗ ngồi, 2 động cơ, do Tổ hợp nghiên cứu khoa học, sản xuất hàng không Komsomolsk-on-Amur thuộc Công ty Sukhoi chế tạo. Tháng 2 năm 2014, Không quân Nga và lực lượng hàng không Hải quân Nga tiếp nhận lô máy bay Su-27SM3 đầu tiên; hiện nay, Quân khu miền Nam Nga đã trang bị 12 chiếc. Lần này, Su-27SM3 được triển khai ở khu vực Crimea nhạy cảm phản ánh Quân đội Nga tương đối hài lòng đối với năng lực sẵn sàng chiến đấu của loại máy bay chiến đấu này.
Máy bay chiến đấu đa năng 1 chỗ ngồi Su-27SM3 Nga |
Theo tiết lộ của nguồn tin Nga, việc chế tạo máy bay Su-27SM3 áp dụng sách lược "2 bước đi": Một phần dùng Su-27 và Su-27SM hiện có của Quân đội Nga để cải tiến, một phần khác dùng khung máy bay Su-27SMK tồn trữ ở nhà máy để chế tạo, cố gắng giảm chi phí để Quân đội Nga mua được lượng lớn.
Nâng cấp toàn diện, sức chiến đấu mạnh mẽ
Nhìn tổng thể, Su-27SM3 là loại máy bay quá độ lấy Su-27S làm nền tảng, kết hợp một phần nghiên cứu chế tạo công nghệ của Su-35S. Nó đã bảo lưu cánh đuôi thẳng đứng cao lớn của Su-27, nhưng sử dụng vật liệu composite sợi carbon để chế tạo, không chỉ đã làm giảm trọng lượng của cánh đuôi, mà còn giảm mạnh tín hiệu phản xạ radar của cánh đuôi. Động cơ AL-31F-M1 của Su-27SM3 do Công ty chế tạo động cơ Salyut cung cấp, lực đẩy mỗi chiếc đạt 13,5 tấn, tuổi thọ sử dụng khoảng 1.000 giờ.
So với Su-27S/SM, bán kính tác chiến của Su-27SM3 trên 2.000 km. Để loại máy bay chiến đấu này có hành trình đầy đủ, bên trong thân máy bay có 5 thùng dầu, trong đó 3 chiếc ở thân máy bay và cánh giữa, 1 chiếc ở cánh ngoài, 1 chiếc ở cánh đuôi thẳng đứng. Su-27SM3 triển khai ở Crimea có thể đưa phần lớn vùng biển của Biển Đen vào phạm vi tác chiến, tạo sự uy hiếp đối với NATO - lực lượng đang từng bước ép sát.
Lượng tải đạn lớn nhất của Su-27SM3 tiếp cận 8 tấn, có thể mang theo nhiều loại tên lửa và bom. Khi thực hiện nhiệm vụ tác chiến đối không, Su-27SM3 có thể bắn tên lửa không đối không cự ly trung bình R-77 và tên lửa không đối không cự ly gần R-73. Khi thực hiện nhiệm vụ tấn công đối đất/đối hải, Su-27SM3 có thể sử dụng các vũ khí như bom dẫn đường laser KAB, tên lửa chống hạm Kh-59, tên lửa không đối đất Kh-29, tên lửa siêu âm Kh-31 để tiến hành tấn công chính xác tầm xa.
Máy bay chiến đấu đa năng 1 chỗ ngồi Su-27SM3 Nga (nguồn mạng sina TQ) |
Su-27SM3 đã đổi sang trang bị khoang lái thủy tinh (bao gồm màn hình nhìn thẳng, màn hình LCD thay thế dụng cụ thiết bị, màn hình mũ sắt và hệ thống quang điện tổng hợp), có thể rút ngắn thời gian nhận được thông tin của phi công.
Hệ thống điều khiển hỏa lực máy bay được phân thành 2 bộ phận: Hệ thống điều khiển hỏa lực đối không SUV-VEP và điều khiển hỏa lực đối đất/đối hải SUV-P, 2 hệ thống điều khiển hỏa lực cùng sử dụng thiết bị dò tìm. Khoảng cách tìm kiếm lớn nhất của hệ thống radar RLPK-27 khoảng 120 km, có thể đồng thời theo dõi 10 mục tiêu, dẫn đường cho 2 quả tên lửa R-77 tấn công 2 mục tiêu. Ngoài ra, Su-27SM3 còn có thể lắp thêm thiết bị chỉ thị laser/hồng ngoại Sapsan-E do Nhà máy máy móc quang học Ural nghiên cứu chế tạo hoặc thiết bị trinh sát M400 do Cục thiết kế Canopy nghiên cứu chế tạo.
Tăng cường sẵn sàng chiến đấu của "tàu sân bay không chìm"
Lấy triển khai cụm máy bay Su-27SM3 làm tiêu chí, lực lượng quân sự Nga triển khai ở bán đảo Crimea đang trở nên có tính tiến công hơn. Đài truyền hình Nga gọi bán đảo Crimea là "tàu sân bay không chìm" và "cửa ra vào Biển Đen", đồng thời dẫn lời Tư lệnh Hạm đội Biển Đen Nga Alexander Viktor cho biết: "Chúng tôi ưu tiên sử dụng máy bay chiến đấu, tên lửa phòng thủ bờ biển, pháo binh và tàu ngầm tiên tiến tổ chức nên cụm tấn công chiến dịch có hiệu quả, từ đó bảo vệ lợi ích quốc gia không bị đe dọa".
Ngoài ra, theo tiết lộ của "Tổ hợp công nghiệp quân sự", kế tiếp sau Su-27SM3, Bộ Quốc phòng Nga còn có kế hoạch điều máy bay chiến đấu Su-30SM tiên tiến hơn tới triển khai ở Crimea, thay thế Su-24 cũ để răn đe tàu chiến nước ngoài khu vực xâm nhập hoạt động ở Biển Đen.
Máy bay chiến đấu Su-27SM Nga |
Lãnh đạo Bộ chỉ huy hải quân Quân khu miền Nam Nga Anatoly Dolgov tiết lộ, Crimea sẽ xuất hiện tập đoàn quân độc lập sau vài tháng, bao gồm lữ đoàn pháo binh tên lửa phòng thủ bờ biển trang bị tên lửa chống hạm, cụm hàng không trang bị máy bay chiến đấu mới, cụm trực thăng trên tàu chiến mới, lữ đoàn tên lửa phòng không S-300 hoặc S-400 cùng với trên 2 lữ đoàn bộ binh cơ giới. Khi đó, quy mô Quân đội Nga đóng ở Crimea có triển vọng từ 25.000 quân hiện nay tăng tới 40.000 quân.
Thượng tá nghỉ hưu Vladimir Anokhin, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu các vấn đề địa-chính trị Nga cho rằng: "Hiện nay, lực lượng phòng thủ bờ biển Hải quân và lực lượng Không quân Nga đóng ở Crimea có năng lực tiêu diệt tất cả lực lượng hải quân NATO triển khai ở khu vực này trong thời gian ngắn”.
“Cho dù Hạm đội 6 Mỹ triển khai ở khu vực Địa Trung Hải tiến vào Biển Đen, lực lượng chống hạm bờ biển và lực lượng hàng không Nga cũng có thể tiêu diệt hoàn toàn chúng”.
“Một khi xảy ra xung đột, lực lượng Nga sử dụng trước tiên không phải là tàu chiến hải quân, mà là tên lửa chiến dịch-chiến thuật và máy bay chiến đấu dòng Su-27, Su-30 triển khai ở bán đảo Crimea, đây sẽ là 'cuộc tấn công tổng hợp' lần một, bất cứ tàu chiến nước ngoài nào đều không thể áp sát bờ biển Crimea".
Nga đã triển khai 14 máy bay chiến đấu như Su-30M2 ở Crimea |