Tàu đệm khí cỡ lớn Zubr do Ukraine chế tạo |
Tờ "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản ngày 26 tháng 1 có bài viết bàn về “ô hạt nhân của Trung Quốc", cho rằng, xưa nay, chỉ Mỹ dùng "ô bảo vệ hạt nhân" châu Á-Thái Bình Dương để bảo đảm an ninh cho các nước không sở hữu vũ khí hạt nhân như Nhật Bản, Hàn Quốc.
Còn đối với Trung Quốc, khái niệm này chỉ có liên quan đến một ý nghĩa - năng lực hạt nhân của Trung Quốc kích thích Mỹ mở rộng bảo đảm răn đe hạt nhân ở châu Á.
Nhưng, tờ "Thời báo Washington" cho rằng, Trung Quốc đã chuyển sang cung cấp ô hạt nhân cho nước khác. Tháng 12 năm 2013, Ukraine và Trung Quốc ký kết thỏa thuận song phương, Trung Quốc cam kết không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân đối với Ukraine - quốc gia không có vũ khí hạt nhân, và cam kết này là vô điều kiện, đồng thời, trong tình hình Ukraine bị xâm lược thông qua vũ khí hạt nhân hoặc bị mối đe dọa xâm lược loại này, cung cấp bảo đảm an ninh tương ứng cho Ukraine.
Ở góc độ chiến thuật, Bắc Kinh được lợi từ hiệp định: Kiev phản đối "Đài Loan độc lập" và tiếp tục hợp tác kinh tế thương mại và quân sự song phương. Những năm gần đây, Ukraine đã cung cấp cho Trung Quốc tàu đổ bộ đệm khí Zubr, động cơ tàu sân bay Varyag và vài trăm máy bay do Nga chế tạo.
Trong thời điểm Bắc Kinh tiếp tục tiến hành hiện đại hóa quân sự, quan hệ đối tác sẽ bảo đảm cho Ukraine tiếp tục cung cấp kỹ thuật quân sự cho Trung Quốc.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin về thỏa thuận này hoàn toàn không sử dụng từ "ô bảo vệ hạt nhân", mà là nói Trung Quốc cung cấp "bảo đảm an ninh" cho Ukraine.
Học giả Trung Quốc cho rằng, nhà bình luận phương Tây đặt ngang hàng hiệp định này với "ô bảo vệ hạt nhân" mà Mỹ dành cho các đồng minh châu Á-Thái Bình Dương. Hiệp định mới chỉ cho thấy, Bắc Kinh đã đảm đương trách nhiệm chống phổ biến toàn cầu dựa vào Hiệp ước chống phổ biến vũ khí hạt nhân.
Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc |
Rõ ràng, Trung Quốc cam kết bảo vệ giá trị của "chiếc ô". Đối với Bắc Kinh, họ có thể có khả năng ngăn chặn chính quyền Bình Nhưỡng sụp đổ, bảo đảm vùng đệm chiến lược giữa Trung Quốc với quân Mỹ đóng tại Hàn Quốc, đồng thời khẳng định sự độc lập của Trung Quốc trên vũ đài thế giới.
Bảo vệ Ukraine sẽ giúp Bắc Kinh tiếp tục ngăn chặn đe dọa hạt nhân của Mỹ. Ứng phó với mối đe dọa này, đe dọa là một “căn bản” của chính sách hạt nhân Trung Quốc.
Nhưng, lợi ích mang tính chiến thuật Trung Quốc đạt được còn xa mới bằng thách thức chiến lược gây nên từ đó. Trước hết, bất cứ cuộc khủng hoảng hạt nhân nào liên quan đến Ukraine đều có thể có nguồn gốc từ Nga.
Thương mại Trung-Nga chặt chẽ, Trung Quốc thậm chí hình dung quan hệ hai nước thành "tốt nhất" trong quan hệ nước lớn. Vì vậy, bất cứ những tính toán đáp trả hạt nhân nào nhằm vào việc Nga tấn công Ukraine đều sẽ làm cho Trung Quốc rơi vào thế "lưỡng nan" chiến lược.
Thứ hai, cung cấp bảo hộ cho Ukraine sẽ buộc Bắc Kinh từ bỏ cam kết không sử dụng trước vũ khí hạt nhân mà họ kiên trì lâu dài. Ngoài ra, ô bảo vệ hạt nhân của Trung Quốc đối với Ukraine phải chăng cũng có tính mơ hồ như thái độ răn đe của bản thân Bắc Kinh. Bắc Kinh chủ trương cân bằng vũ khí hạt nhân và thông thường có 3 loại: đe dọa kép, tác chiến kép và chỉ huy kép.
Dựa vào chính sách này, giới hạn giữa tấn công thông thường và tấn công vũ khí hạt nhân trở nên mơ hồ. Nếu quan hệ Nga-Ukraine xấu đi, xảy ra xung đột thông thường quy mô lớn, chính sách kép có thể buộc Bắc Kinh cân nhắc đáp trả hạt nhân. Nhưng, mặt khác, do đối mặt với tấn công quân sự từ Nga, Trung Quốc có thể chùn bước trong việc bảo vệ Ukraine do lo ngại chiến lược mạnh hơn.
Máy bay chiến đấu J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh |
Có thể tưởng tượng, Trung Quốc có thể dùng phương thức của Mỹ đối với Nhật Bản, Hàn Quốc cung cấp "ô bảo vệ hạt nhân". Nhưng, nếu Bắc Kinh tiếp nhận khái niệm này, nguyên tắc hạt nhân cơ bản của Trung Quốc sẽ có sự thay đổi to lớn.
Trung Quốc và Ukraine ngày 5 tháng 12 ký kết "Tuyên bố chung về việc tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Ukraine".
Khoản thứ hai trong Tuyên bố này cho biết: "Trung Quốc đánh giá cao việc Ukraine từ bỏ vũ khí hạt nhân, lấy thân phận quốc gia không sở hữu vũ khí hạt nhân gia nhập Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân ký vào ngày 1 tháng 7 năm 1968.
Trung Quốc căn cứ vào Nghị quyết 984 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Tuyên bố của Chính phủ Trung Quốc cung cấp bảo đảm an ninh cho Ukraine, cam kết không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân cho Ukraine - nước không sở hữu vũ khí hạt nhân một cách vô điều kiện, đồng thời trong trường hợp Ukraine bị xâm lược có sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc bị đe dọa xâm lược loại này, cung cấp bảo đảm an ninh tương ứng cho Ukraine".
Không ít người cho rằng, đây là Trung Quốc cung cấp ô bảo vệ hạt nhân cho Chính phủ Ukraine.
Trung Quốc được cho là bắt đầu sản xuất hàng loạt máy bay chiến đấu J-15 |
Tình hình thực tế hoàn toàn không phải như vậy. Căn cứ vào nội dung Nghị quyết 984 ngày 11 tháng 4 năm 1995 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nguyên văn điều 3 tiếng Trung là "xác nhận lại nước ký kết không có vũ khí hạt nhân của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân bị xâm lược bằng vũ khí hạt nhân hoặc bị đe dọa như vậy, bất cứ nước nào đều có thể lấy việc này đệ trình lên Hội đồng Bảo an quan tâm, để Hội đồng Bảo an có thể dựa vào quy định của Hiến chương áp dụng hành động khẩn cấp, cung cấp viện trợ cho nước bị hại hoặc bị đe dọa xâm lược như vậy;
đồng thời xác nhận nước thành viên thường trực sở hữu vũ khí hạt nhân của Hội đồng Bảo an sẽ lập tức đệ trình Hội đồng Bảo an quan tâm đến việc này và yêu cầu Hội đồng Bảo an áp dụng hành động, dựa vào Hiến chương cung cấp viện trợ cần thiết cho nước bị hại".
Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Chính phủ Ukraine đã kế thừa hơn 5.000 đầu đạn hạt nhân của Liên Xô cũ, nhưng trong thời gian từ tháng 3 năm 1994 đến ngày 1 tháng 6 năm 1996, đã triệt để phi hạt nhân hóa. Cho nên, nhìn vào Nghị quyết 984 của Hội đồng Bảo an, Ukraine thuộc quốc gia áp dụng của điều 3.
Ngoài ra, Tuyên bố chung Trung Quốc-Ukraine ngày 5 tháng 12 năm 2013 nhắc đến "bảo đảm an ninh tương ứng", chứ không phải là "đáp trả hạt nhân cho nước bị tấn công hạt nhân", đây là nội dung phù hợp với Nghị quyết 984 của Hội đồng Bảo an, tức là "cung cấp viện trợ cho quốc gia bị hại bởi hành vi xâm lược này hoặc quốc gia bị đe dọa xâm lược như vậy".
Biên đội tàu sân bay Trung Quốc trên Biển Đông |