Chính quyền Ukraina và phe đối lập đêm hôm 21/2 đã đạt được một thỏa thuận hòa bình mang tính bước ngoặt, trong đó hai bên đồng ý dừng bạo lực 2 ngày sau 3 ngày đụng độ làm 77 người thiệt mạng.
Tổng thống Nga ủng hộ Viktor Yanukovich cũng đồng ý để Tổng thống Ukraina từ bỏ quyền lực, tổ chức bầu cử sớm vào cuối năm nay và thành lập chính phủ đoàn kết dân tộc, Reuters đưa tin cho biết.
Tổng thống Ukraina (giữa) trong cuộc đàm phán thông qua thỏa thuận dưới sự hỗ trợ của các nhà ngoại giao EU. |
Vài giờ sau đó, Quốc hội Ukraina đã tổ chức bỏ phiếu thông qua một số sửa đổi luật pháp, mà nó có thể dẫn tới việc thả đối thủ chính trị của ông Yanukovich, cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko, cắt giảm quyền hạn của ông Yanukovich, sa thải Bộ trưởng Bộ Nội vụ của ông - người được cho là chịu trách nhiệm về các vụ đụng độ đổ máu tuần qua.
Cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraina bùng nổ 3 tháng trước sau khi Tổng thống Yanukovich bác bỏ một thỏa thuận với Liên minh châu Âu (EU) để tham gia một thỏa thuận khác để trở lại mối quan hệ gần gũi hơn với Moscow mà phe đối lập kịch liệt phản đối.
Các nhà lãnh đạo EU và Nhà Trắng đã lên tiếng ca ngợi các thỏa thuận trên, nhưng Moscow đưa ra nhận xét bày tỏ sự ủng hộ một cách miễn cưỡng khi không ký vào văn bản làm chứng như các nhà ngoại giao EU làm trung gian hòa giải khác.
Thỏa thuận này được cho sẽ là một trở ngại cho Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đã kêu gọi Ukraine tham gia vào một Liên minh Á-Âu do Moscow dẫn đầu với nỗ lực đoàn tụ càng nhiều càng tốt các thành viên của Liên Xô cũ.
Moscow đã cho rằng những người biểu tình là những kẻ khủng bố và âm mưu đảo chính, lên án phương Tây đã hỗ trợ họ và khuyến khích Yanukovich đè bẹp chúng.
Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski mô tả thỏa thuận như là một "sự thỏa hiệp tốt cho Ukraina". Nó "cho hòa bình một cơ hội. Mở đường cho cải cách và châu Âu".
Nhiều người biểu tình đã đốt pháo hoa ăn mừng thỏa thuận, nhưng nhiều nhà hoạt động vẫn bày tỏ hoài nghi và cho rằng ông Yanukovich vẫn có khả năng thay đổi quyết định này khi ông còn tại vị.
Người biểu tình chống chính phủ vẫn chiếm Quảng trường Độc lập mà họ gọi là Maidan hoặc "Euro-Maidan".
Nguyễn Hường