Ngày 24/7/2014, tạp chí Học giả ngoại giao có trụ sở ở Nhật Bản đăng tải bài viết của Phó giáo sư Robert Farley hiện đang công tác tại Đại học Ngoại giao và Thương mại quốc tế Patterson nhận định rằng Nga và Malaysia đang đối mặt với một mối quan hệ ngoại giao không chắc chắn và đó là hậu quả ban đầu, liên quan đến vụ chiếc máy bay Boeing 777 MH17 của Malaysia Airliner bị bắn rơi ở Đông Ucraine.
Phó giáo sư Robert Farley |
Thế giới này có dân tộc nào như dân tộc Việt Nam?
(GDVN) - 'Thăng Long kia là thành nhỏ, để chống với kẻ địch bên ngoài đến cướp nước chúng tôi, thì chúng tôi đã có một tòa thành vững vàng như núi đó chính là nhân dân"Phó giáo sư Robert Farley cũng là chuyên gia trong lĩnh vực an ninh quốc gia, quân sự và các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng hải.
Ông Robert Farley cho rằng sau vụ chiếc máy bay Boeing 777 của Malaysia bị bắn hạ ở Donetsk, Ucraine, chính quyền đương nhiệm tại Nga có thể sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì, thiết lập và tăng cường các mối quan hệ ở châu Á nói chung là Malaysia nói riêng.
Hiện nay, khi thế giới đang xảy ra những diễn biến phức tạp, khó kiểm soát sau hàng loạt những vụ việc, biến cố đã và đang hình thành trên khắp thế giới, đặc biệt là sau vụ chiếc máy bay số hiệu MH17 của Malaysia bị bắn hạ khi bay đang bay qua vùng không phận phía Đông Ucraine thì dường như cả các quốc gia ở châu Âu và châu Á đang lâm vào tình thế ràng buộc lẫn nhau.
Hậu quả của thảm kịch mang tên MH17 khiến 211 người châu Âu thiệt mạng (chưa tính người Malaysia và các nước châu Á khác), trong đó 193 công dân mang quốc tịch Hà Lan.
Lãnh đạo của các nước Đức, Pháp đã lên tiếng kêu gọi các quốc gia châu Âu tạm dừng việc xuất khẩu vũ khí sang Nga, đồng thời yêu cầu chính quyền đương nhiệm Pháp phải tạm dừng hợp đồng bàn giao tàu chiến đổ bộ Mistral cho Hải quân của Moscow.
Chưa biết Nga có liên quan hay gián tiếp liên quan đến sự vụ này hay không nhưng tại châu Á, tình cảnh này hơi khác so với ở châu Âu bởi tại khu vực này Nga được xem là nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất, Nga hoàn toàn không cần phải nhập bất cứ vũ khí, trang bị nào từ châu Á.
Theo tờ Học giả ngoại giao, hiện nay Malaysia, Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam là những nước mua vũ khí, trang bị quân sự của Nga nhiều nhất.
Với 43 người Malaysia và 12 người Malaysia thiệt mạng khi tai họa bất ngờ ập đến với chiếc Boeing 777 MH17 và giả thiết được chú ý nhiều nhất là chiếc máy bay này đã bị lực lượng đòi ly khai thân Nga bắn hạ bằng loại vũ khí Moscow cung cấp (hiện chưa có kết quả điều tra, các bên vẫn cáo buộc, đổ lỗi cho nhau, Nga đã cung cấp nhiều bằng chứng và phủ nhận sự liên quan của mình với truyền thông quốc tế).
Tuy nhiên, theo Phó giáo sư Robert Farley, không thể dự đoán một cách chắc chắn về những ảnh hưởng tiêu cực từ vụ máy bay Mh17 bị bắn rơi đối với hình ảnh và vị thế của nước Nga trên trường quốc tế và tác động đến hoạt động xuất khẩu vũ trang của Moscow tại khu vực.
Malaysia hiện là một trong những khách hành quan trọng của mặt hàng máy bay chiến đấu Su-30MKM Flanker cũng như chiến đấu cơ MiG – 29 Fulcrum. Nước này cũng đang vận hành, khai thác các chiến đấu cơ F/A-18 Hornet từ Mỹ. Quân đội Malaysia cũng là nơi nhập khẩu các loại tên lửa không đối khong, tên lửa chống tăng và một số loại trang bị từ Nga.
Trong khi đó, Indonesia cũng là nước mua nhiều vũ khí và trang bị hơn cả Malaysia từ đối tác Nga. Cả Jakarta và Moscow đều đang có và duy trì mối quan hệ đối tác khá lâu, bền chặt trong lĩnh vực xuất – nhập khẩu vũ khí từ Nga.
Phó giáo sư Robert Farley nhận định rằng những mối quan hệ này hoàn toàn có thể thay đổi ngược lại 180 độ hoặc bền chặt hơn và sự tồn tại của chúng phụ thuộc vào các cư xử khéo léo của Moscow trong các “trò chơi ngoại giao” trong những tuần tới.
Theo chuyên gia này, nhìn vào tình thế khó xử của Nga hiện nay, việc tăng cường quan hệ với các nước đối tác ở châu Á dường như không mấy hứa hẹn bởi Moscow vẫn muốn duy trì lập trường không thay đổi đối với Ucraine, Mỹ trong khi muốn làm dịu đi sự phẫn nộ, phản đối của châu Âu và nhân văn với phần còn lại của thế giới.
Vụ máy bay của Malaysia bị bắn rơi ngay gần biên giới Nga đã đặt tất cả những quan hệ, mong muốn của Nga rơi vào trạng thái căng thẳng, có thể còn có tác động tiêu cực đến quan hệ ngoại giao của nước này với nhiều quốc gia khác ở châu Á.