Ngày 13 tháng 2 năm 2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Ai Cập khi đó là ông Abdel -Fattah al-Sissi (nguồn Tin tức Tham khảo, TQ) |
Trang mạng Lenta Nga ngày 24 tháng 9 đưa tin, nguồn tin từ Công ty xuất khẩu sản phẩm quốc phòng Nga (Rosoboronexport) nói với báo giới rằng, công ty này quyết định xuất khẩu tên lửa phòng không S-300VM cho Ai Cập, tổng trị giá là 500 triệu USD. Nhưng, không tiết lộ về số lượng cụ thể và thời gian bàn giao.
Tháng 8 năm 2014, có tờ báo cho biết, Nga có khả năng cung cấp cho Ai Cập tên lửa S-300 vốn sản xuất cho Syria. Đầu tháng 9 lại có báo tiết lộ, nhà máy Kirov của St. Petersburg đã hoàn thành công tác lắp ráp khung bánh xích dùng cho S-300, những khung sơn màu ngụy trang đặc biệt "màu vàng sa mạc" này rõ ràng là để sản xuất cho khu vực Trung Đông.
Cục hợp tác kỹ thuật quân sự Liên bang Nga đầu tháng 8 tuyên bố, hủy bỏ cung cấp tên lửa S-300 cho Syria. Nghe nói, phó cục trưởng cục này Constantin Biryulin cho biết, do sự trừng phạt của Liên hợp quốc, họ buộc phải hủy bỏ hợp đồng. Trong khi đó, trước đó có tin cho biết, một phần hệ thống tên lửa cho Syria đã chế tạo xong.
Căn cứ vào hợp đồng năm 2010, Damascus đã đặt mua 4 hệ thống tên lửa S-300, trị giá 900 triệu USD, mỗi hệ thống gồm 6 thiết bị bắn tự hành.
Tên lửa phòng không S-300VM Nga (nguồn mạng Quan sát, TQ) |
Ngay từ cuối năm 2013, truyền thông đã cho biết Nga có khả năng cung cấp một lô lớn vũ khí trang bị cho Ai Cập, trị giá dự đoán trên 2 tỷ USD. Trong đơn đặt hàng vũ khí lớn này còn gồm có máy bay chiến đấu MiG-29M/M2, hệ thống phòng không tầm ngắn và tên lửa chống tăng Kornet.
Theo truyền thông Ai Cập, trong đơn đặt hàng vũ khí có thể còn có máy bay trực thăng vũ trang Mi-35 và máy bay trực thăng đa năng Mi-17.
Liên quan đến vấn đề này, hãng tin RIA Novosti Nga ngày 11 tháng 8 cũng có bài viết cho hay, theo phó cục trưởng Cục hợp tác kỹ thuật quân sự Liên bang Nga Constantin Biryulin, hệ thống tên lửa phòng không S-300 dành cho Syria sẽ được thu lại sử dụng. Ông cho biết: “Quyết định này trên thực tế là do cấp lãnh đạo chính trị nhà nước đưa ra”.
Khi được hỏi về khả năng bán những hệ thống này cho nước khác, ông Constantin Biryulin nói: “Có khả năng này, nhưng khả năng không lớn”.
Một tờ báo Anh ngày 11 tháng 8 cũng đưa tin, Nga cho biết, đã cuối cùng quyết định hủy bỏ hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến dự định bán cho Syria. Do năm 2013, Liên hợp quốc tiến hành trừng phạt đối với chính quyền Bashar, Moscow đã gác lại giao dịch này.
Nga từng cam kết cung cấp vũ khí cho đồng minh thân cận Damascus, nhưng do sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế đối với hoạt động tàn sát của chính quyền Syria đối với dân thường trong hơn 3 năm qua, Moscow từ bỏ thực hiện cam kết này.
Máy bay chiến đấu MiG-29M2 Nga chế tạo cho Syria (ảnh tư liệu minh họa) |
Nguồn tin công nghiệp quốc phòng Nga tháng 2 cho biết, vào ngày 13 tháng 2, Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Nga và Ai Cập đã tổ chức hội đàm “2+2”, hai bên đã ký kết hợp đồng vũ khí trị giá trên 3 tỷ USD.
Những hợp đồng này gồm máy bay chiến đấu MiG-29M/M2, vài loại hệ thống phòng không, máy bay trực thăng Mi-35, hệ thống chống hạm bờ biển, các loại đạn dược và vũ khí hạng nhẹ.