Học ngành “hot” coi chừng thất nghiệp!
Sẽ có khủng hoảng thừa về nhân lực nhóm ngành tài chính, ngân hàng trong vài năm tới.
Kinh tế, tài chính, ngân hàng luôn được đánh giá là ngành “hot”. Thống kê của Bộ GD&ĐT, bình quân trong ba năm (2009-2011), số thí sinh đăng ký vào nhóm ngành này chiếm xấp xỉ 41% so với tổng số hồ sơ đăng ký dự thi. TS Lê Thị Thúy Loan, chuyên gia cấp cao trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, cho rằng: Hiện nay và vài năm tới, số lượng cung nhân lực trong ngành tài chính ngân hàng luôn vượt cầu, đồng thời chất lượng cung thấp hơn cầu. Theo đó, ứng viên có năng lực nổi bật mới có nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực này.
Lương cao, công việc ổn định
Ông Lê Huỳnh Hoa, Phó Giám đốc tuyển dụng Ngân hàng Techcombank (phía Nam), chia sẻ: Ngành ngân hàng là ngành dịch vụ rất đặc thù, vì thế đòi hỏi nhân viên phải có kiến thức, kỹ năng mềm rất cao và chuyên nghiệp. Đồng thời, tính cạnh tranh trong công việc khắc nghiệt nên sự đào thải rất lớn. Mặt khác, làm việc trong hệ thống ngân hàng đòi hỏi tính năng động để đem lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng nên mỗi vị trí cần phải thích nghi và theo kịp sự phát triển chung của hệ thống. “Hiện nay mức lương của ngành tài chính ngân hàng ở mức trung bình và cao so với thị trường chung. Tính ổn định công việc cũng cao dẫn tới xu hướng các sinh viên mới ra trường thích làm ngành tài chính, ngân hàng. Đó là lý do ngành này được gọi là ngành “hot”” - ông Hoa lý giải.
Nhiều chuyên gia cho biết tài chính, ngân hàng được giới nhân sự đánh giá là công việc ổn định, chuyên nghiệp, bởi thời gian làm việc hành chính rất đều, trong khi đó các ngành sản xuất, gia công… còn phụ thuộc vào đơn hàng, giá cả thị trường và nhiều sự tác động khác khiến công việc có thể bị gián đoạn.
Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào thu nhập và tính ổn định để tìm kiếm cơ hội việc làm trong ngành tài chính, ngân hàng sẽ phải trải qua những đòi hỏi khắt khe, áp lực trong nội tại công việc. Cụ thể, ngoài thành thạo kiến thức chuyên môn, họ phải là người có kỹ năng giao tiếp, thái độ ứng xử, đánh giá công việc, quan hệ khách hàng có chuẩn mực.
Nghề "hot" cần động não
TS Loan phân tích: Trong ngành tài chính, ngân hàng còn có rất nhiều chuyên môn sâu. Mỗi chuyên môn sâu lại phù hợp với những tính cách, phẩm chất khác nhau. Nhưng có một điểm chung là người có tư duy logic, khả năng phân tích, vì đây là một nghề cần phải động não, suy nghĩ liên tục và thường ngồi một chỗ. “Nếu em là người hướng ngoại, thích giao tiếp đi lại, không thích phải suy nghĩ động não nhiều, em không nên chọn ngành này. Nếu em là người thích sáng tạo, nghệ thuật, mỹ thuật thì đừng cố gắng học toán để theo ngành tài chính, ngân hàng. Vì em sẽ thấy ngồi yên một chỗ với các con số, tính toán, phân tích, quy định pháp luật là sự “tra tấn”. TS Loan cũng lưu ý: Để xác định có nên theo một trong các chuyên ngành thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng không, học sinh nên thực hiện kiểm tra về tính cách, phẩm chất, khả năng của mình.
Test “đạo đức nghề nghiệp”
Theo ông Lê Huỳnh Hoa, Phó Giám đốc tuyển dụng nhân sự Ngân hàng Techcombank (phía Nam), thay vì tập trung phỏng vấn ứng viên về chuyên môn thì gần đây bộ câu hỏi các ngân hàng lại tập trung xoáy vào “đạo đức nghề nghiệp”. Theo đó, ứng viên sẽ đối mặt với các tình huống liên quan đến đạo đức nghề nghiệp rất hóc búa. Qua đó, nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn những ứng viên có phẩm chất trung thực về “đạo đức nghề nghiệp” sáng giá nhất.
Trong giai đoạn 2012-2015, định hướng đến năm 2020, tại TP.HCM, nhu cầu nhân lực ngành tài chính, ngân hàng có trình độ ĐH, CĐ, trung cấp chiếm 3% tổng số nhu cầu việc làm hằng năm (khoảng 8.000-10.000 người/năm), chưa kể nhân lực cần thay thế các vị trí đang làm việc tại các ngân hàng do yêu cầu tái cơ cấu và phát triển hệ thống ngân hàng.
(Nguồn: Trung tâm Dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM nhận định)
Nhu cầu nhân lực ngành ngân hàng giảm mạnh
Đó là kết quả khảo sát của VietnamWorks, nhà cung cấp các dịch vụ tuyển dụng trực tuyến có uy tín tại Việt Nam, đưa ra hồi đầu tháng 1. VietnamWorks đánh giá nhu cầu nhân lực ngành tài chính-đầu tư, kiến trúc-thiết kế nội thất và ngân hàng giảm mạnh nhất. Cá biệt, nhu cầu nhân lực trực tuyến cho ngành ngân hàng hồi cuối năm 2011 nằm ở vị trí thấp nhất.
Sẽ có khủng hoảng thừa về nhân lực nhóm ngành tài chính, ngân hàng trong vài năm tới.
Kinh tế, tài chính, ngân hàng luôn được đánh giá là ngành “hot”. Thống kê của Bộ GD&ĐT, bình quân trong ba năm (2009-2011), số thí sinh đăng ký vào nhóm ngành này chiếm xấp xỉ 41% so với tổng số hồ sơ đăng ký dự thi. TS Lê Thị Thúy Loan, chuyên gia cấp cao trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, cho rằng: Hiện nay và vài năm tới, số lượng cung nhân lực trong ngành tài chính ngân hàng luôn vượt cầu, đồng thời chất lượng cung thấp hơn cầu. Theo đó, ứng viên có năng lực nổi bật mới có nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực này.
Lương cao, công việc ổn định
Ông Lê Huỳnh Hoa, Phó Giám đốc tuyển dụng Ngân hàng Techcombank (phía Nam), chia sẻ: Ngành ngân hàng là ngành dịch vụ rất đặc thù, vì thế đòi hỏi nhân viên phải có kiến thức, kỹ năng mềm rất cao và chuyên nghiệp. Đồng thời, tính cạnh tranh trong công việc khắc nghiệt nên sự đào thải rất lớn. Mặt khác, làm việc trong hệ thống ngân hàng đòi hỏi tính năng động để đem lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng nên mỗi vị trí cần phải thích nghi và theo kịp sự phát triển chung của hệ thống. “Hiện nay mức lương của ngành tài chính ngân hàng ở mức trung bình và cao so với thị trường chung. Tính ổn định công việc cũng cao dẫn tới xu hướng các sinh viên mới ra trường thích làm ngành tài chính, ngân hàng. Đó là lý do ngành này được gọi là ngành “hot”” - ông Hoa lý giải.
Nhiều chuyên gia cho biết tài chính, ngân hàng được giới nhân sự đánh giá là công việc ổn định, chuyên nghiệp, bởi thời gian làm việc hành chính rất đều, trong khi đó các ngành sản xuất, gia công… còn phụ thuộc vào đơn hàng, giá cả thị trường và nhiều sự tác động khác khiến công việc có thể bị gián đoạn.
Ngành tài chính, ngân hàng luôn được đánh giá rất hấp dẫn đối với các thí sinh đăng ký dự thi. Ảnh: HTD |
Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào thu nhập và tính ổn định để tìm kiếm cơ hội việc làm trong ngành tài chính, ngân hàng sẽ phải trải qua những đòi hỏi khắt khe, áp lực trong nội tại công việc. Cụ thể, ngoài thành thạo kiến thức chuyên môn, họ phải là người có kỹ năng giao tiếp, thái độ ứng xử, đánh giá công việc, quan hệ khách hàng có chuẩn mực.
Nghề "hot" cần động não
TS Loan phân tích: Trong ngành tài chính, ngân hàng còn có rất nhiều chuyên môn sâu. Mỗi chuyên môn sâu lại phù hợp với những tính cách, phẩm chất khác nhau. Nhưng có một điểm chung là người có tư duy logic, khả năng phân tích, vì đây là một nghề cần phải động não, suy nghĩ liên tục và thường ngồi một chỗ. “Nếu em là người hướng ngoại, thích giao tiếp đi lại, không thích phải suy nghĩ động não nhiều, em không nên chọn ngành này. Nếu em là người thích sáng tạo, nghệ thuật, mỹ thuật thì đừng cố gắng học toán để theo ngành tài chính, ngân hàng. Vì em sẽ thấy ngồi yên một chỗ với các con số, tính toán, phân tích, quy định pháp luật là sự “tra tấn”. TS Loan cũng lưu ý: Để xác định có nên theo một trong các chuyên ngành thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng không, học sinh nên thực hiện kiểm tra về tính cách, phẩm chất, khả năng của mình.
Test “đạo đức nghề nghiệp”
Theo ông Lê Huỳnh Hoa, Phó Giám đốc tuyển dụng nhân sự Ngân hàng Techcombank (phía Nam), thay vì tập trung phỏng vấn ứng viên về chuyên môn thì gần đây bộ câu hỏi các ngân hàng lại tập trung xoáy vào “đạo đức nghề nghiệp”. Theo đó, ứng viên sẽ đối mặt với các tình huống liên quan đến đạo đức nghề nghiệp rất hóc búa. Qua đó, nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn những ứng viên có phẩm chất trung thực về “đạo đức nghề nghiệp” sáng giá nhất.
Trong giai đoạn 2012-2015, định hướng đến năm 2020, tại TP.HCM, nhu cầu nhân lực ngành tài chính, ngân hàng có trình độ ĐH, CĐ, trung cấp chiếm 3% tổng số nhu cầu việc làm hằng năm (khoảng 8.000-10.000 người/năm), chưa kể nhân lực cần thay thế các vị trí đang làm việc tại các ngân hàng do yêu cầu tái cơ cấu và phát triển hệ thống ngân hàng.
(Nguồn: Trung tâm Dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM nhận định)
Nhu cầu nhân lực ngành ngân hàng giảm mạnh
Đó là kết quả khảo sát của VietnamWorks, nhà cung cấp các dịch vụ tuyển dụng trực tuyến có uy tín tại Việt Nam, đưa ra hồi đầu tháng 1. VietnamWorks đánh giá nhu cầu nhân lực ngành tài chính-đầu tư, kiến trúc-thiết kế nội thất và ngân hàng giảm mạnh nhất. Cá biệt, nhu cầu nhân lực trực tuyến cho ngành ngân hàng hồi cuối năm 2011 nằm ở vị trí thấp nhất.
Điểm nóng |
|
Theo phapluattp