Bình luận của Thời báo Hoàn Cầu, TQ:

"Nhật Bản nới lỏng hạn chế xuất khẩu vũ khí nhằm kiềm chế Trung Quốc"

24/07/2013 08:19
Việt Dũng
(GDVN) - Chuyên gia Nhật Bản cho rằng, Nhật Bản thúc đẩy hợp tác quốc phòng, nhất là hợp tác với các nước Đông Nam Á, một phần nguyên nhân là để kiềm chế TQ.
Thủy phi cơ US-2 do Nhật Bản chế tạo
Thủy phi cơ US-2 do Nhật Bản chế tạo

Ngày 21 tháng 7, tạp chí "Tin tức Quốc phòng" Mỹ có bài viết cho rằng, Nhật Bản đang nỗ lực nới lỏng hạn chế xuất khẩu vũ khí, nhưng vẫn đang đối mặt với rất nhiều trở ngại.

Bài viết chỉ ra, Nhật Bản tiến hành nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu vũ khí lâu dài, có nghĩa là công nghiệp quân sự Nhật Bản vươn ra thị trường thế giới. Tháng 5 năm 2013, khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Ấn Độ Singh tổ chức gặp gỡ, hai nước đạt được đồng thuận - Nhật Bản sẽ xuất khẩu cho Ấn Độ 15 chiếc thủy phi cơ US-2 do Công ty ShinMaywa Nhật Bản chế tạo.

Sau đó vào tháng 7, Nhật Bản và Anh đã ký thỏa thuận nghiên cứu phát triển và sản xuất vũ khí trang bị, đồng thời triển khai hợp tác trên về an ninh-thông tin. Nội dung hợp tác ban đầu của hai nước chỉ giới hạn ở phương diện thiết bị hóa học, sinh học, phòng hộ.

Đối với việc Nhật Bản từng bước thúc đẩy xuất khẩu vũ khí, người phụ trách Ủy ban sản xuất quốc phòng của Liên hiệp kinh tế Nhật Bản nói với tờ "Tin tức Quốc phòng" rằng, mãi đến năm 2011, điều khoản hạn chế sau sửa đổi vẫn kiềm chế rất lớn đối với vấn đề xuất khẩu vũ khí ra nước ngoài của Nhật Bản, nhưng sự quan tâm của Nhật Bản không chỉ giới hạn ở đó.

Dựa vào các nỗ lực ngoại giao của lãnh đạo cấp cao, Nhật Bản đang tìm cách mở rộng tiêu thụ vũ khí. Người phụ trách này cho rằng: "Trên thực tế... Thứ trưởng Ngoại giao Anh sẽ thăm Nhật Bản vào tuần tới, chúng tôi sẽ cùng ông ấy tiến hành hội đàm, lắng nghe giải thích của ông ấy. Anh hiện rất lạc quan về việc tăng cường hợp tác với Nhật Bản".

Tàu tuần tra lớp Nagano của Nhật Bản.
Tàu tuần tra lớp Nagano của Nhật Bản.

Đối với vấn đề này, bài báo dẫn lời một chuyên gia Nhật Bản cho rằng, giao dịch trên xuất phát từ mục đích chính trị. Từ tháng 12 năm 2012 trở đi, chính quyền Shinzo Abe thúc đẩy hợp tác quốc phòng, đặc biệt là hợp tác với các nước Đông Nam Á, một phần nguyên nhân là để kiềm chế Trung Quốc. Động cơ này được cho là vượt ra khỏi khuôn khổ đồng minh Mỹ-Nhật, mở rộng hợp tác công nghệ quốc phòng.

Theo nguồn tin này: "Để đối phó với Trung Quốc trỗi dậy, Nhật Bản cấp bách phát triển quan hệ hợp tác công nghệ quốc phòng với Australia và các nước ASEAN. Đây chỉ là động thái nhỏ ban đầu".

Nhưng, có nhà phân tích cho rằng, Nhật Bản muốn đột phá hạn chế xuất khẩu vũ khí vẫn đối mặt với 2 cửa ải lớn - các vấn đề về mặt pháp lý và cơ cấu.

Về mặt pháp lý, hạn chế liên quan đến xuất khẩu vũ khí vẫn rất chặt chẽ các điều lệ có liên quan hoàn toàn không rõ ràng. Nhật Bản nếu tiếp tục thực hiện lệnh cấm này, kiểm soát chặt chẽ xuất khẩu vũ khí cho bên thứ ba, để tránh hoạt động xuất khẩu vũ khí làm trầm trọng hơn xung đột quốc tế.

Về mặt cơ cấu, số liệu của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, mua sắm của Nhật Bản chủ yếu do số ít các doanh nghiệp chế tạo cơ khí và điện tử cỡ lớn thực hiện. Trong những doanh nghiệp này, mua sắm vũ khí và các thiết bị liên quan chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng kim ngạch, bình quân chỉ chiếm 4%.

Trong khi đó, chỉ dựa vào việc mua sắm với lượng nhỏ này thì các công ty của Nhật Bản không thể hình thành quy mô kinh tế tham gia vào cuộc cạnh tranh quốc tế. Có thể thấy, trong quá trình tìm cách đột phá hạn chế xuất khẩu vũ khí, Nhật Bản muốn được như ý hoàn toàn không phải chuyện dễ dàng.

Vệ tinh do thám Radar-4 của Nhật Bản.
Vệ tinh do thám Radar-4 của Nhật Bản.
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả! - Facebook

Tra cứu điểm thi ĐH - CĐ tại đây: http://diemthi.giaoduc.net.vn/Home.mvc/Index
Việt Dũng