Agribank đã chi hàng trăm tỷ đồng môi giới vượt trần lãi suất
Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra về hoạt Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) giai đoạn 2009 - 2011.
Theo đó Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động tín dụng, đầu tư tài chính và đầu tư xây dựng cơ bản, giai đoạn 2009-2011 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Việt Nam (Agribank).
Giai đoạn 2009-2011 là lúc thị trường tài chính, tiền tệ trong nước diễn biến phức tạp, hoạt động ngân hàng khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới và suy giảm trong nước. Cơ quan Thanh tra ghi nhận Agribank, với tư cách một ngân hàng thương mại nhà nước, vẫn đảm bảo tăng trưởng tín dụng năm sau cao hơn năm trước, chú trọng thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình là cho vay nông nghiệp nông thôn, đảm bảo có lãi trong suốt ba năm, nộp ngân sách trên dưới 1.000 tỷ đồng mỗi năm.
Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động tín dụng, đầu tư tài chính và đầu tư xây dựng cơ bản, giai đoạn 2009-2011 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Việt Nam (Agribank). |
Tuy nhiên, Agribank đã để xảy ra một số vi phạm, khuyết điểm trong các hoạt động huy động và cho vay, đầu tư tài chính, quản lý và thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản...
Phát hiện nhiều sai phạm gây hậu quả nghiêm trọng của Agribank
Giải đáp thắc mắc của người dân khi quá trình thanh tra Ngân hàng Agribank kéo dài hơn 1 năm nhưng chưa công bố kết quả, trong chuyên mục "Dân hỏi Bộ trưởng trả lời" ngày 26/1, ông Huỳnh Phong Tranh - Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết: Thứ nhất vì Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam là ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất. Có vốn huy động dư nợ lên tới 431 nghìn tỷ và vốn điều lệ hơn 21 nghìn tỷ.
Ông Huỳnh Phong Tranh - Tổng Thanh tra Chính phủ. |
Thứ hai, Ngân hàng Nông nghiệp có nhiều đầu mối, hoạt động địa bàn rất rộng. Nên khi có kết luận thanh tra thì phải mất thời gian. Vừa qua, chúng tôi đã thanh tra, kết luận và được Thủ tướng đồng ý. Có dấu hiệu vi phạm, thứ nhất là hoạt động tín dụng không đúng quy định của Nhà nước, vi phạm luật Tín dụng với hình thức là thủ tục, giải ngân, thế chấp tài sản không đúng quy định. Thứ hai, trong tổ chức quản lý điều hành lỏng lẻo, gây hậu quả.
NXB Phương Đông giải trình về sự tích "hồ cướp gươm" trên lịch SHB
GĐ chi nhánh "phóng tay", HD Bank gánh hậu quả nghiêm trọng
Chuyện lạ: Bị Huyền Như lừa đảo sao lại tìm VietinBank đòi nợ?
Thứ ba, có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Nên thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam được các cơ quan chức năng làm rõ, kiến nghị xử lý một số vụ việc.
Đặc biệt, trong quá trình thanh tra năm 2012 Thanh tra Chính phủ tuy chưa kết luận toàn bộ, nhưng chúng tôi phát hiện một vụ án vi phạm pháp luật, đó là Công ty Lifepro đầu tư nước ngoài ở Ninh Bình vi phạm luật Tổ chức tín dụng, với số vốn vay 3.500 tỷ đồng và số vốn lãi lên đến cuối năm 2012 là 300 tỷ đồng. Tóm lại là dư nợ tín dụng lên tới 3.800 tỷ.
“Vi phạm có tính chất lừa đảo gây hậu quả, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước. Chúng tôi đã chuyển cho cơ quan điều tra và đã khởi tố, bắt tạm giam gần 30 đối tượng, trong đó có cán bộ ngân hàng, cán bộ hải quan và khách hàng. Trong đó có 1 lãnh đạo là giám đốc chi nhánh và 2 lãnh đạo của Ngân hàng Nông nghiệp&Phát triển nông thôn. Hiện nay vụ án này đang được tiến hành điều tra làm rõ để truy tố, xử lý theo quy định của pháp luật”, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết.
Theo ông Huỳnh Phong Tranh, Thanh tra Chính phủ đã trình những kết luận thanh tra của AgriBank lên Thủ tướng. Thủ tướng cũng đã đồng ý kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ.
“Ngày 23/1 vừa qua, chúng tôi đã công bố tại đơn vị, tức là tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tới đây, chúng tôi sẽ tiếp tục công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng” người đứng đầu Thanh tra Chính phủ nói.
Cũng theo Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh, vừa qua Thanh tra Chính phủ đã xin ý kiến Thủ tướng chuyển cơ quan điều tra 15 vụ việc để cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ các dấu hiệu vi phạm và chuyển 59 vụ việc cho Ngân hàng Nhà nước để kiểm tra, giám sát theo luật Tổ chức tín dụng.
“Nếu có vi phạm thì xử lý theo quy định”, ông Tranh nhấn mạnh.
Từ TGĐ đến nhiều cán bộ cao cấp của Agribank vào vòng lao lý
Trong khi đó tính riêng trong cuối 2012 và 2013, hàng chục vụ án liên quan đến Agribank đã được điều tra, xét xử. Đến nay, từ lãnh đạo cao cấp: Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc hàng loạt chi nhánh và công ty con cho đến cán bộ các cấp khác của Agribank đã bị bắt giam.
Mới đây nhất (ngày 9/1/2014), cơ quan công an đã bắt giam Kiều Trọng Tuyến - nguyên Phó Tổng giám đốc Agribank với tội danh thiếu trách nhiệm trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Theo thông cáo của Ngân hàng Agribank, ông Kiều Trọng Tuyến đã bị miễn nhiệm chức danh phó tổng giám đốc từ giữa năm 2011. Ông Tuyến đã bị khởi tố về hành vi thiếu trách nhiệm trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng lên tới 3.900 tỉ đồng tại Agribank - Chi nhánh Nam Hà Nội.
Trước đó ngày 23/1/2013, lãnh đạo điều hành cao cấp nhất của Agribank là ông Phạm Thanh Tân - nguyên Tổng giám đốc ngân hàng Agribank đã bị bắt với tội danh Thiếu trách nhiệm trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Cùng ông Tân, một số cá nhân khác đã bị khởi tố, bắt tạm giam do liên quan đến vụ thiệt hại 3.900 tỉ đồng tại Agribank chi nhánh Nam Hà Nội.
Cũng liên quan đến việc bắt giam hai sếp lớn của Agribank, Cơ quan công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam bà Phạm Thị Bích Lượng (44 tuổi), nguyên giám đốc Agribank chi nhánh Nam Hà Nội, về hành vi "vi phạm các quy định về cho vay của các tổ chức tín dụng".
Bà Lượng có sai phạm trong việc cho Công ty liên doanh Lifepro Vietnam vay vốn đầu tư dự án. Cụ thể, năm 2007 dự án Luxfashion xây dựng nhà máy may của Công ty liên doanh Lifepro Vietnam. Dự án này được Agribank chi nhánh Nam Hà Nội cho vay đầu tư hàng nghìn tỉ đồng và đã giải ngân phần vốn cố định bằng VND và ngoại tệ tương đương 3.000 tỉ đồng... Dự án này sau khi hoàn thành giai đoạn 1 đã đi vào hoạt động nhưng chỉ sau vài tháng đã ngừng hoạt động vào tháng 8/2012, ngân hàng không thu hồi được cả vốn lẫn lãi.
Cơ quan điều tra tình nghi Agribank chi nhánh Nam Hà Nội cho vay vốn không thẩm định đúng tình hình dự án, dẫn đến nguy cơ mất vốn.
Trong thời gian ngắn nhiều "sếp" lớn của Agribank bị bắt đánh dấu một giai đoạn tổn thất to lớn của Agribank. |
Bên cạnh những sếp lớn, liên tục trong thời gian ngắn lãnh đạo các chi nhánh thuộc hệ thống Ngân hàng AgriBank liên tục bị cơ quan điều tra “sờ gáy”. Cụ thể việc TAND TP.HCM tuyên phạt 12 năm tù với Nguyễn Việt Văn - nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng Agribank chi nhánh Tân Bình. Tương tự đầu tháng 10/2013, ông Nguyễn Văn Trực, nguyên Phó Giám đốc Agribank chi nhánh tỉnh Trà Vinh đã bị khởi tố về hành vi cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Trước đó ngày 5/8/2013, TAND tỉnh An Giang đã tuyên án sơ thẩm đối với 7 bị cáo nguyên là cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Chi Lăng, Tịnh Biên tổng cộng 95 năm tù về các tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng... Trong đó, bị cáo Huỳnh Bửu Lộc, nguyên Giám đốc Chi nhánh, mức án 17 năm tù; Mai Văn Tạo, nguyên Phó Giám đốc, 9 năm tù và Phan Ngọc Chuông, nguyên Trưởng phòng Kế hoạch - Kinh doanh, 13 năm tù.
Có thể nói trong một thời gian ngắn cả một hệ thống nhân sự lãnh đạo mất đi, đánh dấu một giai đoạn tổn thất to lớn của Agribank.